Con hay ho ban đêm là bệnh gì

Nguyên nhân gây ho vào ban ngày thường là do viêm nhiễm, dị ứng, không khí ô nhiễm hoặc chất kích ứng đường hô hấp. Trong khi đó, ho vào ban đêm thì phức tạp hơn nhiều, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today [Anh].

Ho vào ban đêm có thể là do chảy nước mũi khi bị dị ứng hay viêm nhiễm

SHUTTERSTOCK

Ho ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, để điều trị hiệu quả thì điều đầu tiên cần làm là phải xác định nguyên nhân gây ho. Các nguyên nhân này thường gồm:

Chảy nước mũi

Chảy nước mũi thường xảy ra do dị ứng hay viêm nhiễm. Trong tư thế nằm, nước mũi sẽ chảy xuống và tích tụ phía sau cổ họng gây kích ứng, ho. Một số giải pháp đơn giản như kê gối cao, dùng máy tạo độ ẩm không khí, uống thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi có thể giúp giảm ho hiệu quả.

Trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là một nguyên nhân khác khiến người bệnh ho vào ban đêm. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không biết mình mắc tình trạng này. Cơn ho sẽ thường xuất hiện khi nằm xuống, đặc biệt là nằm ngửa. Vì ở tư thế này, a xít trong dạ dày dễ đi ngược lên thực quản. Một lượng nhỏ dịch a xít sẽ đi vào khí quản, gây kích ứng và ho.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị ho vào ban đêm là do trào ngược dạ dày thực quản gây ra thì hãy đến bác sĩ kiểm tra. Các phương pháp như điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn và uống thuốc có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và giảm ho.

Hen suyễn

Hen suyễn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra chủ yếu vào ban đêm, thường kèm theo triệu chứng như ho nghiêm trọng, thở khò khè và khó thở khi ngủ.

Điều này là do vào ban đêm, chức năng phổi có xu hướng giảm đi và khiến các triệu chứng hen suyễn như ho thêm nặng. Không những vậy, tư thế nằm ngửa khi ngủ cũng tác động tiêu cực đến luồng không khí lưu thông vào phổi, làm cản trở khả năng thở và gây ho.

Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển angiotensin [ACE], thuốc chống viêm không steroid [NSAID], thuốc chẹn beta có thể gây ho vào ban đêm. Nếu nghi ngờ cơn ho là do tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh nên trao đổi ngay với bác sĩ, theo Medical News Today.

Bé nhà em được 3,5 tuổi. Cao 1,05m. Nặng 15kg. Khoảng nửa năm nay bé rất thường xuyên bị ho về đêm. Khoảng lúc 1h hoặc lúc 6h sáng. Cơn ho của bé khoảng 30 phút và tiếng ho rất sâu. Em phải bế bé dậy nằm gục trên vai thì mới hết. Tối nào cũng vậy. Ban ngày bé chơi rất bình thường, không bị ho tiếng nào hết. Em đi khám rất nhiều nơi, từ bệnh viện nhi đồng đến bác sĩ tai mũi họng nổi tiếng, có nội soi vòm họng nhưng không vấn đề gì. Bác sĩ cho uống rất nhiều loại thuốc nhưng vẫn không hết. Em rất lo lắng không biết bé bị vấn đề gì. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Chào em,

Con em 3,5 tuổi, có cân nặng và chiều cao phù hợp so với tuổi. Nửa năm nay bé ho về đêm là đáng lo. Có một số nguyên nhân gây ho về đêm như: Bé bị dị ứng, hen suyễn, bệnh lý tai mũi họng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bé bị dị vật đường thở… Mặc dù đã thăm khám nhiều nơi nhưng vẫn chưa cải thiện, em nên cân nhắc cho bé đi khám chuyên khoa nhi [hô hấp, dị ứng, tiêu hóa] và đem theo tất cả giấy tờ và toa thuốc bé đã điều trị để giúp việc thăm khám bé thuận tiện hơn.

Trước mắt giai đoạn này dịch bệnh nên em cố gắng cải thiện môi trường phòng ngủ của bé, giữ vệ sinh sạch sẽ drap giường, bao gối,… để phòng ngủ thoáng mát nhưng không quá lạnh về đêm, nên cho bé ăn hoặc uống sữa sớm trước khi ngủ ít nhất 1-2 tiếng. Sau 1-2 tuần nếu tình trạng bé không cải thiện, em nên cho bé đi khám trực tiếp.

Tôi thường bị ngứa cổ, ho sặc sụa, khó thở khoảng nửa đêm đến gần sáng, uống thuốc ho nhưng không bớt. Đây là dấu hiệu của bệnh gì? [Quyên, 29 tuổi, Hà Nội]

Trả lời:

Ho là cơ chế tự nhiên của cơ thể để tống xuất các tác nhân kích ứng hoặc cản trở đường thở. Ho về đêm và gần sáng có thể do điều kiện môi trường, bệnh lý hoặc cả hai.

Nhiều yếu tố trong phòng ngủ có thể dẫn tới cơn ho như không khí quá lạnh, bụi bặm từ điều hòa, quạt hoặc chăn nệm; phấn hoa, lông thú vật hoặc nấm mốc. Nếu đây là những nguyên nhân gây ho, bạn chỉ cần lau dọn phòng sạch sẽ, giặt chăn nệm để loại bỏ bụi bặm, nấm mốc, lông thú vật; vệ sinh thiết bị làm mát.

Một số bệnh lý cũng có thể gây ra ho về đêm, gần sáng, trong đó phổ biến nhất là bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên nhân do khi ngủ, đường thở thường hẹp hơn bình thường khiến bệnh hen dễ khởi phát, nhất là ở người thừa cân, cổ ngắn, mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Ban đêm cơ thể tiết ra epinephrine - một loại hormone làm giãn đường thở, giảm khó thở - ít hơn các thời điểm khác trong ngày. Ở một số người mắc cùng lúc hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản, tư thế nằm ngủ khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng lên, gây ho nhiều và khởi phát cơn hen.

Ho về đêm cũng có thể liên quan đến ho gà, viêm phổi, viêm phế quản. Nhìn chung các bệnh lý này có triệu chứng khá giống nhau. Do đó, để chẩn đoán phân biệt chính xác, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp và thực hiện thêm các thăm dò chức năng hô hấp, chụp X-quang phổi, tùy vào chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc ho vì có thể cản trở cơ chế tự làm sạch đường thở của cơ thể.

Với người hen suyễn, cơn ho về đêm có thể khởi phát đợt cấp của bệnh, rất nguy hiểm. Người bệnh nên chuẩn bị sẵn thuốc cắt cơn hen khi ngủ để sử dụng ngay khi cơn hen xảy ra. Cách dùng là xịt thuốc 1-2 nhát, sau 15-20 phút nếu khó thở còn tiếp diễn thì tiếp tục xịt thêm 2-3 nhát. Nếu sau đó tình trạng khó thở vẫn không được kiểm soát, người bệnh cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Người đang hút thuốc cần bỏ càng sớm càng tốt, duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm cơn ho về đêm. Môi trường trong nhà nên giữ sạch sẽ, hạn chế bụi, đảm bảo nhiệt độ phòng tốt nhất trong khoảng 26-32 độ C, độ ẩm 30-60%. Người có vấn đề về hô hấp, nhất là hen phế quản nên tránh nuôi động vật như chó, mèo, chim trong nhà.

Chủ Đề