Cổ tử cung lọt 1 ngón tay là gì

Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Mỗi phụ nữ đều trải qua cuộc chuyển dạ một cách khác nhau. Việc theo dõi các giai đoạn chuyển dạ giúp cho quá trình này được diễn ra an toàn và thuận lợi.

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình diễn tiến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung làm cho cổ tử cung xóa mở dần và kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài.

Xác định chuyển dạ khi có cơn co tử cung thật sự, nếu có 12 cơn co/1 giờ là đã có chuyển dạ, đặc điểm cơn co chuyển dạ thật sự giúp phân biệt với cơn co chuyển dạ giả:

  • Cơn co đều đặn, gây đau.
  • Khoảng cách giữa các cơn co ngắn dần.
  • Cơn co tăng dần về cường độ và thời gian.
  • Có liên quan giữa cường độ cơn co và đau.
  • Gây xóa mở cổ tử cung.
  • Ngôi thai xuống.
  • Thuốc giảm co không ngăn được cơn co.

Chẩn đoán chuyển dạ:

  • Đau bụng từng cơn.
  • Ra nhớt hồng âm đạo.
  • Cơn co chuyển dạ.
  • Xóa mở cổ tử cung.
  • Thành lập đầu ối.

Quá trình chuyển dạ gây ra các cơn co đều đặn

Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ bao gồm:

Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung, giai đoạn này tính từ khi có chuyển dạ thật sự đến khi cổ tử cung mở trọn: thời gian trung bình là 15 giờ. Giai đoạn này chia làm 2 thời kỳ:

  • Thời kỳ tiềm thời: 8 giờ.
  • Thời kỳ hoạt động: 7 giờ.

Giai đoạn 2: Sổ thai từ khi cổ tử cung mở trọn cho đến khi thai sổ ra ngoài.

  • Con so: 30 phút – 2 giờ, trung bình 50 phút.
  • Con rạ: 15 phút – 1 giờ, trung bình 20 phút.

Giai đoạn 3: Sổ nhau từ sau khi sổ thai đến khi nhau sổ ra ngoài trung bình 5-30 phút.

3. Theo dõi các giai đoạn chuyển dạ

3.1. Theo dõi toàn thân

  • Mạch: Trong chuyển dạ phải theo dõi mạch 4 giờ/lần, đảm bảo phát hiện sớm những thay đổi bất thường về mạch trong quá trình chuyển dạ và ngay sau đẻ. Bình thường mạch 70 - 80 lần/phút;
  • Huyết áp: Trong chuyển dạ đo huyết áp 4 giờ/lần nếu diễn biến cuộc chuyển dạ bình thường. Nếu có chảy máu hay mạch nhanh, phải đo huyết áp thường xuyên hơn;
  • Thân nhiệt: Trong chuyển dạ, đo thân nhiệt 4 giờ/lần, nếu cuộc chuyển dạ tiến triển bình thường;

3.2. Theo dõi cơn co tử cung

Giai đoạn tiềm thời:

  • Bắt cơn gò tử cung bằng tay: mỗi 1 giờ/lần

Trung bình:

  • Thời gian co: 20”
  • Thời gian nghỉ: 3’ – 4’
  • Theo dõi bằng monitor, trung bình 3 cơn gò/ 10 phút, cường độ: 40 mmHg

Monitor giúp theo dõi cơn gò và tim thai giai đoạn chuyển dạ

Giai đoạn hoạt động:

  • Bắt cơn gò tử cung bằng tay mỗi 30 phút/lần

Trung bình:

  • Thời gian co: 30’’ – 40’’
  • Thời gian nghỉ: 2’ – 3’

Khi cổ tử cung gần trọn:

Trung bình:

  • Thời gian co: 40”–50”
  • Thời gian nghỉ: 1’–1’30”
  • Theo dõi bằng monitor, trung bình 3 – 4 cơn gò/10 phút, cường độ: 60 – 100 mmHg.

Khi cổ tử cung gần trọn: trung bình: 4 – 5 cơn gò/10 phút, cường độ: 80 – 100 mmHg

3.3. Theo dõi nhịp tim thai

  • Ở pha tiềm tàng: nghe tim thai ít nhất 1 giờ/lần; ở pha tích cực 30 phút/lần. Nghe tim thai ngay sau vỡ ối hay trước và sau khi bấm ối;
  • Thời điểm nghe tim thai là ngoài cơn co tử cung. Ở giai đoạn rặn đẻ nghe tim thai sau mỗi cơn rặn;
  • Đếm nhịp tim thai trong 1 phút, nhận xét nhịp tim thai có đều hay không?
  • Bình thường: nhịp tim thai trung bình từ 120 - 160 lần/phút, đều, rõ. Nhịp tim thai bất thường khi > 160 lần/phút hoặc < 120 lần/phút hoặc không đều.

3.4. Theo dõi tình trạng ối

  • Ối còn: mô tả hình dạng túi ối [dẹt, phồng, quả lê]
  • Ối vỡ: tự nhiên hay bấm ối, mô tả lượng, màu, mùi, giờ vỡ ối
    • Ối vỡ đúng lúc: khi cổ tử cung ≥ 5 cm
    • Ối vỡ sớm: khi có chuyển dạ thật sự nhưng vỡ chưa đúng lúc
    • Ối vỡ non: khi chưa có chuyển dạ thật sự
  • Số lượng nước ối:
    • Bình thường: 500 – 1000 ml
    • Đa ối: > 2000 ml
    • Thiểu ối: < 500 ml
  • Màu sắc nước ối:
    • Màu trắng đục: bình thường
    • Màu trắng trong: thai non tháng
    • Màu vàng, xanh: có dấu hiệu suy thai
    • Màu đỏ nâu: thai chết lưu
  • Mùi nước ối:
    • Hơi tanh: Bình thường
    • Hôi thối: nhiễm trùng

Theo dõi mức độ xóa mở cổ tử cung

3.5. Theo dõi mức độ xóa mở cổ tử cung

  • Cần hạn chế thăm âm đạo để tránh nhiễm khuẩn;
  • Thăm âm đạo 4 giờ/lần ở pha tiềm tàng, 2 giờ/lần ở pha tích cực, khi ối vỡ và khi quyết định cho sản phụ rặn. Trường hợp cuộc chuyển dạ tiến triển nhanh, có thể thăm âm đạo để đánh giá cổ tử cung, độ lọt của ngôi;
  • Pha tiềm tàng kéo dài 8 giờ: bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở 3cm;
  • Pha tích cực kéo dài tối đa 7 giờ: từ khi cổ tử cung mở 3cm đến 10cm [mở hết];
  • Bình thường cổ tử cung mềm, mỏng, không phù nề. Đường biểu diễn độ xóa mở cổ tử cung trên biểu đồ chuyển dạ luôn ở bên trái đường báo động;
  • Bất thường nếu: cổ tử cung không tiến triển, phù nề, đường biểu diễn độ xóa mở cổ tử cung chuyển sang bên phải đường báo động hoặc cổ tử cung mở hết mà đầu không lọt;

3.6. Theo dõi mức độ tiến triển của ngôi thai

  • Theo dõi mức độ tiến triển của ngôi thai bằng cách nắn ngoài thành bụng và thăm âm đạo;
  • Đánh giá sự tiến triển của ngôi: có 4 mức: cao lỏng, chúc, chặt và lọt. Khi đã lọt, có 3 mức: lọt cao, lọt trung bình và lọt thấp
  • Ghi độ lọt vào biểu đồ chuyển dạ. Phát hiện sớm chuyển dạ đình trệ;
  • Nếu ngôi thai không tiến triển, nếu ở tuyến xã phải chuyển đến nơi có điều kiện phẫu thuật.

4. Chăm sóc thai phụ trong chuyển dạ

4.1 Giai đoạn tiềm thời

  • Dinh dưỡng: Cho sản phụ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Vệ sinh cá nhân: Cung cấp quần áo, băng vệ sinh, quần lót giấy, khăn giấy, hướng dẫn thai phụ vệ sinh cá nhân
  • Cho sản phụ vận động nhẹ nhàng ngoại trừ các trường hợp:
    • Đang truyền dịch, ối vỡ sớm, bệnh lý...
    • Thay băng thường xuyên, quan sát màu sắc nước ối [đối với ối vỡ sớm]
    • Báo cho nhân viên y tế biết có dấu hiệu bất thường [ra nước, huyết âm đạo]
    • Hướng dẫn cách hít thở, rặn, nghỉ ngơi để thai phụ kiểm soát cơn đau
    • Nhân viên y tế ân cần, quan tâm và giúp đỡ để sản phụ an tâm, bình tĩnh và hợp tác.

4.2 Giai đoạn hoạt động

  • Dinh dưỡng: cho sản phụ ăn cháo
  • Vệ sinh: Vệ sinh âm hộ - tầng sinh môn khi thăm khám, đỡ sinh
  • Hướng dẫn cách hít thở, rặn, nghỉ ngơi để thai phụ kiểm soát cơn đau
  • Nhân viên y tế ân cần, quan tâm và giúp đỡ để sản phụ an tâm, bình tĩnh và hợp tác.

4.3 Giai đoạn sau sinh

  • Dinh dưỡng: cho người mẹ ăn cháo, uống sữa, ăn súp
  • Vệ sinh cá nhân: lau mặt, cột tóc gọn gàng, vệ sinh vú, vệ sinh âm hộ-tầng sinh môn, giữ vết may tầng sinh môn sạch, khô.
  • Đối với người mẹ: Nhân viên y tế hướng dẫn việc nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, cách vệ sinh vú và bộ phận sinh dục, cách để giữ vết may tầng sinh môn sạch, khô.
  • Đối với con: Em bé khi sinh ra được ủ ấm, theo dõi tiêu tiểu, cho bú sớm sau sinh để tận hưởng sữa non, đặt bé nằm ngửa đầu hơi cao, mặt nghiêng sang 1 bên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Cổ tử cung mở 1cm thì bao giờ sinh?

Có những mẹ cổ cử cung mở 1cm đến khi có thể rặn đẻ chỉ mất khoảng 3 – 5 tiếng, trong khi đó, lại có những mẹ cổ tử cung mở 2cm cũng là cả một quá trình kéo dài đến 2 – 3 tiếng.

Làm sao đẻ nhận biết cổ tử cung mở?

Cổ tử cung mở khi mẹ ra dịch màu hồng Khi âm đạo của mẹ ra dịch màu hồng, đây là dấu hiệu cổ tử cung mở. Vết nhầy này hình thành khi mẹ mang thai và có công dụng ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, hạn chế các tác động ngoại lực đến thai nhi.

Cổ tử cung mở 4cm bao giờ sinh?

Khi cổ tử cung mở từ 0 đến 4 cm, giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiềm tàng thường kéo dài từ 14 đến 20 giờ hoặc có thể lâu hơn đối với mẹ chuyển dạ sinh con so. Tuy nhiên, dù mất bao lâu thì em bé của bạn chỉ có thể lọt lòng khi cổ tử cung có độ mỏng đạt 100% và giãn mở 10 cm.

Làm sao đẻ biết cổ tử cung cao hay thấp?

Người phụ nữ sẽ được đánh giá chiều dài cổ tử cung thông qua siêu âm tại ngã âm đạo. Trung bình kích thước cổ tử cung bình thường là từ 30mm- 50mm, nếu kết quả dưới 25mm được gọi là cổ tử cung ngắn và nếu cao hơn 55mm là cổ tử cung cao.

Chủ Đề