Cộ bà bình dương 2023

Bà Thiên Hậu, Chùa Bà Bình Dương, Chùa Bình Dương

Sự kiện nói chung, bởi

Từ Thứ bảy - 04/2/2023 10:00 đến Chủ nhật - 05/2/2023 10:00

[tức bắt đầu vào ngày 14/1 âm lịch]

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương được người dân bản xứ gọi là Chùa Bà Bình Dương linh thiêng, có tên chữ là Thiên Hậu Cung, diễn ra vào 14-15 âm lịch hàng năm , đây được xem là một trong những lễ hội văn hóa lớn của tỉnh Bình Dương. Địa chỉ: số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một.

Thông tin chi tiết

Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương


 

Cho tới hiện nay chúng ta vẫn chưa biết được chùa bà Thiên Hậu xây dựng vào năm nào, chỉ biết rằng lúc đầu ngôi chùa này tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu. Mãi cho đến năm 1923, sau khi ngôi miếu đã bị hư hoại do hỏa hoạn thì bốn Bang người Hoa tại đây là Triều Châu, Quảng Đông, Hẹ và Phúc
Kiến chung sức tái tạo lại ngôi chùa ở vị trí ngày nay.

.

Hình ảnh nô nức của dân trong ngày lễ 
 

Ban đầu, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến vào đời nhà Tống. Bà vốn có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó. Người mẹ trông thấy vậy vội lay gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
 


Hình ảnh lễ bái trong chùa

Lễ hội Chùa Bà là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh Bình Dương và được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc. Thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch và hành hương tới nơi này.

Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí tại lễ hội chùa bà 

Có một điều khác biệt tại các cuộc lễ hội của người Hoa ở miếu bà là không đọc sớ hoặc văn tế thần như phong tục của người Việt. Không có quy định cụ thể về các vật dâng cúng thần mà tùy thuộc ở tấm lòng của người tới cúng lễ. Thông thường là bánh, trái, hương, cau, hoa, thịt,… và không quy định chắc chẽ về số lượng.

Tục “Thỉnh Lộc Bà” được diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Việc thỉnh lộc này có ý nghĩa mang ánh sáng và hương thơm và may mắn tới với gia đình của bạn. Sang ngày 15, cuộc rước kiệu Bà được bắt đầu, đây là hoạt động thu hút đông đảo người chiêm ngưỡng cũng như vui nhất ở lễ hội này. Buổi lễ này có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân tạo nên một không khí đông vui và rộn ràng, xua tan mọi mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày.

Trên cơ sở lấy ý kiến 16 bộ, ngành, trong đó có 14 bộ, ngành đã gửi văn bản góp ý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Tờ trình về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 với 2 phương án.

Theo phương án 1, công chức, viên chức sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ ngày 20/1/2023 [thứ Sáu] đến hết ngày 26/1/2023 [thứ Năm]. Chiếu theo lịch âm, kỳ nghỉ Tết kéo dài từ ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão.

Với phương án này, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày, bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 2 ngày nghỉ bù theo quy định của Bộ luật lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, phương án này đảm bảo số ngày nghỉ Tết không quá dài, hài hòa số ngày nghỉ trước Tết [2 ngày] và sau Tết, tạo điều kiện cho người dân đi lại, mua sắm Tết. Phương án cũng được 10/14 bộ ngành đã gửi văn bản đồng ý.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Thủ tướng 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2023. 

Với phương án 2, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ ngày 21/1/2023 [thứ Bảy] đến hết Chủ nhật ngày 29/1/2023. Tức là, kỳ nghỉ Tết kéo dài từ ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão.

Phương án này, công chức, viên chức sẽ nghỉ tổng cộng 9 ngày. Trong đó, 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 2 ngày nghỉ bù theo quy định của Bộ luật lao động và 2 ngày nghỉ hằng tuần.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá phương án này có số ngày nghỉ dài, nhưng năm cũ chỉ nghỉ 1 ngày [30 Tết], gây áp lực giao thông, đi lại, sắm Tết của người dân. Phương án này cũng chỉ có 2 bộ, ngành lựa chọn.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lịch nghỉ Tết trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Đối với người lao động khối ngoài nhà nước, Bộ đề nghị người sử dụng lao động quyết định chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 phù hợp theo thực tế của đơn vị.

Phương án nghỉ Tết Nguyên đán của đơn vị phải đảm bảo 5 ngày, trong đó có 1 ngày năm cũ và 4 ngày năm mới hoặc 2 ngày năm cũ 3 ngày năm mới. Nếu ngày nghỉ Tết chính thức trùng ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào các ngày đi làm của tuần tiếp theo. Các đơn vị chọn lịch nghỉ phù hợp và thông báo cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Cũng trong Tờ trình gửi Thủ tướng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo 2 phương án nghỉ Quốc khánh năm 2023.

Bộ này ưu tiên chọn phương án nghỉ 2 ngày, từ 1-2/9/2023, sau đó là 2 ngày nghỉ cuối tuần. Tổng cộng người lao động được nghỉ 4 ngày liên tục, không phải tính nghỉ bù.

Chủ Đề