Có 3 phương pháp nghiên cứu marketing là


mức độ tin cậy, và tính chuyên nghiệp của cơ quan [DN] nghiên cứu, đồng thời biết

cách phân tích, tổng hợp, báo cáo để có kết quả cuối cùng là tốt nhất.



2. Định nghiã và đặc điểm của nghiên cứu marketing

Nghiên cứu Marketing là quá trình thu thập, ghi chép, phân tích, và diễn

giải một cách có hệ thống và khoa học các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến

hoạt động Marketing về: hàng hoá; dịch vụ; và ý tưởng.

Như vậy cần chú trọng các đặc tính sau:

2.1 Nghiên cứu Marketing [Marketing Research MR] là sự ứng dụng những kỹ

thuật và nguyên tắc của các cuộc nghiên cứu khoa học [Scientific Research] mang 4

tính chất cơ bản:

- Tính khách quan, kiểm soát những điều kiện gây ra thiên lệch;

- Tính chính xác bằng những thước đo cụ thể để có những con số của sự

kiện;

- Tính Lôgíc;

- Được chứng minh qua thử nghiệm.

2.2 Nghiên cứu Marketing ứng dụng Là chuỗi lý luận có hệ thống thông qua:

- Quan sát [Observation];

- Thảo luận [Discussion];

- Phỏng vấn [Interviewing];

- Lập giả thiết [Formulation of hypothese];

- Dự đoán tương lai [Prediction of future];

- Kiểm định lại giả thiết [Testing of the hypothese].



7



2.3 Nghiên cứu Marketing không nhằm mục đích thoả mãn kiến thức mà hướng

đến việc tìm ra các giải pháp cho các vấn đề tiếp thị thực tiễn. Mà nó hướng đến

hiệu quả, nhằm mục đích thu lợi nhuận cụ thể. Trước khi tiến hành nghiên cứu

Marketing, người ta phải cân nhắc khá kỹ về chi phí, thời gian và tính bảo mật của

các cuộc nghiên cứu.



3. Phân biệt nghiên cứu tiếp thị và nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu tiếp thị [Marketing Research] mang ý nghiã rộng bao gồm

việc nghiên cứu nhiều hoạt động tiếp thị trong đó có nghiên cứu thị trường. Điều

quan trọng là xác định:

- Cơ hội thị trường;

- Các vấn đề tồn tại hay mới nảy sinh.

Từ các kết quả tìm thấy đó, nhà nghiên cứu tiếp thị phải cố gắng đề xuất các

biện pháp tiếp thị.

Nghiên cứu thị trường [Market Research] tập trung vào việc đo lường các

hiện tượng trên thị trường theo một nghiã hẹp hơn, đôi khi có thể không đi sâu vào

tìm kiếm nguyên nhân cũng như có thể không đề xuất một giải pháp nào cả.

Trên thực tế, Nghiên cứu tiếp thị và nghiên cứu thị trường là hai khái niệm

được dùng khá lẫn lộn tùy theo cách hiểu theo nghiã rộng hay nghiã hẹp của mỗi từ.

Tuy nhiên, trong phạm vi môn học này thì sự phân biệt này là cần thiết. Vì môn học

Nghiên cứu Marketing đi khá sâu vào những kỹ thuật nghiên cứu và khảo sát rất kỹ

lưỡng những ứng dụng trong nghiên cứu của tất cả các hoạt động marketing [sản

phẩm, giá cả, thị trường, chiêu thị,...], và chúng ta phải lựa chọn một số nội dung

trọng điểm của môn học và giả định rằng sinh viên đã có một nền tảng kiến thức về

các môn học như: Xác suất thống kê, marketing căn bản.



8



4. Lợi ích của nghiên cứu marketing

Nghiên cứu marketing có thể giúp:

- Loại bỏ những vấn đề chưa rõ, những nhận định chủ quan, hàm hồ;

- Tránh những rủi ro không tiên liệu được doanh chứ không thể thay thế

hoàn toàn cho sự phán đoán đó;

- Giúp nhà kinh doanh tìm ra phương thức hoạt động có hiệu quả hơn, giảm

chi phí, đạt doanh số cao hơn, tác động quảng cáo, tuyên truyền mạnh mẽ sâu rộng

hơn;

- Hỗ trợ đắc lực các hoạt động khác của doanh nghiệp như: sản xuất; kỹ

thuật; tài chính để đạt được mục tiêu nâng cao sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng.



5. Người thực hiện và người sử dụng nghiên cứu Marketing

5.1 Người thực hiện nghiên cứu Marketing[ The Doers]

Là chuyên viên nghiên cứu thuộc phòng marketing, hay các nhân viên bán

hàng, nhân viên tiếp thị được ủy nhiệm thực hiện nghiên cứu tiếp thị. Thường các

doanh nghiệp chỉ thực hiện các nghiên cứu ở qui mô nhỏ;

Là các doanh nghiệp nghiên cứu Marketing chuyên nghiệp, với bộ máy tổ

chức hoàn chỉnh, hệ thống trao đổi thông tin rộng rãi, tính chuyên môn cao, các DN

này thường có khả năng thực hiện các cuộc nghiên cứu có qui mô lớn. Một số

doanh nghiệp nghiên cứu marketing chuyên nghiệp có thể kể đến là: A.C Nielsen;

MBL; Acorn; TNS; VMS; Cesais; Định Hướng; Hoàng Khoa...

Là các cơ quan trưc thuộc Chính phủ như: các bộ ngành, các điạ phương;

Tổng cục thống kê, hoặc là các tổ chức phi chính phủ [NGO] , các viên nghiên cứu

khoa học, các cơ quan thông tấn báo chí...Riêng báo Sài gòn tiếp thị hàng năm đều

tồ chức các cuộc điều tra thăm dò thị trường và thăm dò ý kiến người tiêu dùng đối

với hàng việt nam chất lượng cao.

9



5.2 Người sử dụng [The Users]

Là tổng giám đốc, giám đốc marketing, hoặc các nhà quản trị với tư cách là

người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về các hoạt động tiếp thị và kinh

doanh. Để có thể sử dụng kết quả nghiên cứu một cách hữu ích thì bản thân người

sử dụng cần phải hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu Marketing và cộng tác

chặt chẽ với người thực hiện.

Là người cần mua thông tin [kết quả nghiên cứu marketing] để giúp cho việc

ra quyết định kinh doanh của mình được chính xác hơn, tránh được những thất bại

do thiếu thông tin. Khi mua thông tin, các thông tin có thể đã có sẵn, nhưng trong

nhiều trường hợp họ phải thuê các tổ chức, DN nghiên cứu thực hiện hẳn một cuộc

nghiên cứu cho riêng mình.

Để lựa chọn một đơn vị nghiên cứu chuyên nghiệp và thông tin có giá trị,

người sử dụng cần phải xem xét khả năng của đối tượng theo các tiêu thức sau:

- Uy tín của cơ quan nghiên cứu hay của người cung cấp thông tin;

- Tính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu;

- Tính cập nhật của thông tin;

- Độ tin cậy của thông tin;

- Tốc độ thu thập thông tin, tốc độ nghiên cứu;

- Tính kinh tế của sự thủ đắc thông tin [phí tổn cho cuộc nghiên cứu].



6. Tiến trình nghiên cứu tiếp thị

6.1 Tiến trình đơn giản Chỉ gồm 3 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu [ta muốn gì?]. Cụ thể là phải xác định

được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu thông qua một dự án [hay kế hoạch]

nghiên cứu được hình thành một cách kỹ lưỡng và thận trọng;



10



Bước 2: Thực hiện dự án [kế hoạch] nghiên cứu;

Bước 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề nghị [nếu có].

Để cụ thể hoá hơn nữa các bước nghiên cứu một cách bài bản, nhiều tác giả

đã đề nghị những tiến trình nghiên cứu khác nhau, nhưng đều nói lên một trật tự

tiến hành hợp lý thế nào cho cuộc nghiên cứu có kết quả khả quan nhất.



6.2 Tiến trình nghiên cứu tiếp thị của David Luck và Ronald

Rubin. Gồm có 7 bước:

Bước 1: Xác định vấn đề tiếp thị hoặc cơ hội kinh doanh cần nghiên cứu.

Trong bước này cần phải giải đáp các câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp có vấn đề gì chưa khẳng định được?

- Phải chăng DN đang gặp khó khăn trong kinh doanh hay là DN muốn tìm

cơ hội kinh doanh mới?

- Mục tiêu tiến hành nghiên cứu để làm nền tảng cho quyết định ở tầm cỡ

nào [cao cấp; trung cấp; hay cơ sở]? và trong lĩnh vực nào?

Vấn đề cốt lõi là nhận thức và chuyển hoá vấn đề tiếp thị đang quan tâm

thành đề tài nghiên cứu. những cuộc nghiên cứu sâu sẽ quan sát và mô tả hiện tượng

trên thị trường và tìm nguyên nhân chủ yếu và thử nghiệm lại kết quả của một số

giả định [giả thiết nghiên cứu].

Ví dụ: Thời trang [nhuộm] tóc nâu đã xâm nhập vào Việt Nam [1999], vậy có phải

là cơ hội cho việc sản xuất loại thuốc nhuộm tóc không? Việc kinh doanh sau đó sẽ

như thế nào để đạt được hiệu quả nhất?

Bước 2: Xác định cụ thể thông tin nào cần thu thập. Để làm tốt điều này

cần chú ý một số vấn đề sau:



11



- Phải xác định rõ ta cần biết điều gì?

- Thông tin này mang tính định tính [qualititative] hay mang tính định lượng

[quantitative]? Ví dụ minh hoạ

- Điều mong muốn được biết đó có thực tế [khả năng thực hiện] không? và

có liên quan trực tiếp gì đến những quyết định kinh doanh của DN hay không?

Bước 3: Nhận định nguồn thông tin. Phải trả lời các câu hỏi:

Xác định ta sẽ tìm nguồn thông tin ở đâu?

Ai đang nắm giữ thông tin? số lượng những người đó nhiều hay ít?

Họ ở tập trung hay rải rác?

Có thể tìm kiếm thông tin trong các sách báo, ấn phẩm không? có thể

hỏi các cơ quan nhà nước hay không?

Tiến hành lấy mẫu như thế nào, cỡ mẫu là bao nhiêu?

Nghiên cứu tiếp thị hết sức chú trọng đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh,

đây là những đối tượng không đồng nhất, hết sức đa dạng và đầy bất ngờ. Do đó

thông tin không chỉ khai thác từ một nguồn mà phải thu thập, đối chiếu từ nhiều

nguồn.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin. Để làm tốt bước này

thì cấn phải:

-



Liệt kê các phương pháp [có thể] để thu thập thông tin;



-



Xác định mô hình nghiên cứu;



Xem xét việc mua thông tin,thuê nghiên cứu, hay tự nghiên cứu;



Phỏng vấn [hay quan sát], hoặc thảo luận với đối tượng nắm thông tin.



12



Thời gian và chi phí là hai yếu tố quyết định phương pháp thu thập thông tin,

đồng thới quyết định hìn thức nghiên cứu. Khi tiến hành bước 4 này thông thường

người nghiên cứu phải viết ra một bản dự án [hay kế hoạch nghiên cứu] để cho

khách hàng [cấp trên] xem xét có đồng ý hay sửa đổi gì không. Hai bên phải thống

nhất với nhau về một phác thảo cho những kết quả cần được báo cáo sau khi kết

thức cuộc nghiên cứu.

Trong thực tiễn, người ta còn thử lập một tiến trình ngược, có nghiã là thực

hiện bước đầu tiên bằng cách lập sẵn các bản báo cáo rỗng. Các báo cáo rỗng này

có các chi tiết yêu cầu mà khách hàng mong muốn, từ đó suy ngược lại các bước

3,2,1 như đã trình bày ở trên.

Bước 5: Tiến hành thu thập và xử lý thông tin. Cần thực hiện tốt các công

việc sau:

- Trình tự thực hiện kế hoạch thu thập thông tin;

- Phân công số người tham gia thực hiện;

- Công tác chuẩn bị, bảo đảm hậu cần, phối hợp và kiểm soát quá trình thu

thập thông tin;

- Thực hiện các hình thức thu thập thông tin như: điều tra; phỏng vấn; quay

phim; chụp ảnh; ghi âm; đo đạc thời gian và động tác; hành vi của các đối

tượng; các hoạt động tiếp thị;

- Theo dõi và kiểm soát chi phí, tiến độ thực hiện. So sánh với kế hoạch: dự

toán chi phí; tiến độ kế hoạch;

- Phân loại, sắp xếp, hiệu chỉnh dữ liệu;

- Sắp xếp thông tin thu nhận được;

- Mã hoá số liệu, nhập liệu;



13



- Thống kê tổng hợp.

Bước 6: Phân tích và diễn giải ý nghiã những thông tin tìm thấy. Bước

này gồm có các nhiệm vụ cụ thể:

- Tập hợp các dữ liệu thành các bảng biểu thích hợp;

- Tính toán các chỉ tiêu nói lên ý nghiã của các thông tin đã tìm thấy [ các số

liệu biểu thị độ tập trung, độ phân tán, các tỷ số so sánh, biểu thị tính tương quan].

- Đối chiếu những thông tin không ăn khớp để tìm ra thông tin phù hợp;

- Kiểm định các giả thiết;

- Rút ra các kết luận về ý nghiã của thông tin.

Bước 7: Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu

- Người được báo cáo là cấp lãnh đạo, người quyết định kinh doanh, hay

người thuê nghiên cứu;

- Các số liệu phải được diễn giải minh bạch qua những phương pháp so sánh

diễn dịch, suy đoán một cách khoa học trước khi rút ra kết luận;

- Báo cáo bằng văn bản cho cấp lãnh đạo hay người sử dụng. Có 2 loại báo

cáo: Báo cáo tóm tắt những kết quả chính; và báo cáo chi tiết;

- Báo cáo có thể được thực hiện bằng thuyết trình kèm theo việc chất vấn

giữa người nghe và tác giả về nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu;

- Báo cáo không chỉ trình bày số liệu thô mà phải nói rõ ý nghiã của số liệu

thông qua các kỹ thuật phân tích thống kê;

- Báo cáp phải đưa ra các giải pháp đề nghị.

Lưu ý:



14



Trong bản báo cáo phải trình bày lại những nội dung chính trong kề hoạch

[dự án] nghiên cứu đã đề ra trong bước 2, tức là lúc chưa bắt đầu nghiên cứu,

sau đó nêu ra những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện các

bước 3,4. Để người đọc có thể đánh giá được tính hiệu quả của cuộc nghiên

cứu.

Thật sự có nhiều giáo trình đưa ra những tiến trình nghiên cứu có số bước

nhiều ít, và tên gọi khác nhau tuỳ theo mức độ chi tiết hoá. ta không nhất

thiết phải tin rằng chỉ có sách này đúng và sách kia sai, mà cần nhận định

nên áp dụng tiến trình nào cho phù hợp với đặc thù riêng của nghiên cứu mà

mình sẽ tiến hành.



7. Những nội dung cơ bản của một dự án nghiên cứu

Để có thể thực hiện một nghiên cứu có hiệu quả, ta cần phải lập kế hoạch

nghiên cứu để làm rõ mình cần phải làm gì, và sẽ làm như thế nào [5W+1H]. Bản

dự án, hay kề hoạch nghiên cứu [trong nhiều trường hợp còn gọi là đề cương nghiên

cứu] tiếp thị phải đầy đủ các nội dung sau:

*C1

1- Tên gọi của cuộc nghiên cứu là tên vắn tắt của đề tài nghiên cứu;

2- Tên những người nghiên cứu [ tên nhóm hoặc cơ quan nghiên cứu];

3- Lý do chọn đề tài;

4- Mục tiêu của cuộc nghiên cứu;

5- Giới hạn nghiên cứu;

*C2

6- Xác định những thông tin cần tìm [lập danh mục];

7- Nhận dạng loại thông tin và nguồn thông tin;

15



*C3

8- Mô hình nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin;

*C4-C6

9- Phương pháp chọn mẫu;

10- Thời gian tiến hành nghiên cứu [ấn định ngày hoàn tất];

11- Số lượng nhân sự tham gia cuộc nghiên cứu;

12- Chi phí dự trù

Lưu ý: Sinh viên được giao thực hiên một cuộc nghiên cứu tiếp thị trong học kỳ

phải thực hiện viết bản kế hoạch/ dự án/đề cương nghiên cứu. Giảng viên sẽ duyệt

trước khi thực hiện nghiên cứu.



8. Những nghiên cứu Marketing thường được tiến hành.

1- Nghiên cứu doanh số và dự báo khuynh hướng tương lai.

2- Nghiên cứu thị phần.

3- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

4- Nghiên cứu sự cảm nhận của khách hàng đối với các sản phẩm cũ và mới.

5- Nghiên cứu sức khoẻ của nhãn hiệu và mức độ quan tâm của khách hàng về

nhãn hiệu.

6- Nghiên cứu thói quen mua sắm và sử dụng hàng hoá.

7- Nghiên cứu thị hiếu khách hàng về sản phẩm, mẫu mã, quảng cáo...

8- Nghiên cứu tác động của quảng cáo.

9- Nghiên cứu động cơ mua hàng, các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng.



16



10- Nghiên cứu tâm lý [lối sống, mong muốn,...] và các hành vi ứng xử của khách

hàng.

11- Nghiên cứu tác động của những thay đổi về thuộc tính của sản phẩm lên quyết

định mua hàng [thí dụ: Những thay đổi về giá cả, chất lượng có làm thay đổi doanh

số bán hàng hay không?]

...

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tiếp thị, người ta thường cố gắng đo

lường [sẽ nghiên cứu ở Chương 4] để có thể lượng hoá các sự kiện và hiện tượng.

Tuy nhiên, nghiên cứu marketing thường phải thực hiện đo lường tâm lý con người

một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ, cực kỳ tế nhị, khó khăn, nhưng cũng rất lý

thú và bổ ích. Để đảm bảo có được những thông tin chính xác, cụ thể [liên quan đến

vấn đề nghiên cứu], cập nhật thì các nhà nghiên cứu marketing phải sử dụng đến

kiến thức của nhiều ngành học khác nhau như: toán học, tin học, xã hội học, tâm lý

học, và đặc biệt là thống kê học. Sinh viên cần chú ý tự ôn tập lại kiến thức của các

ngành học trên [có chỉ dẫn cụ thể] để có thể đạt kết quả tốt đối với môn học này.



9. Hướng dẫn viết Tiểu luận môn học

Tiểu luận môn học của học phần này được thực hiện theo nhóm sinh viên

[ từ 5-10 SV/nhóm], có thể vận dụng cho phù hợp với tình hình của lớp học. Sinh

viên sẽ thực hiện tiểu luận trong suốt quá trình nghiên cứu môn học này [6-11 tuần].

Thời hạn hoàn thành và nộp cho giảng viên là 10 ngày [kể từ buổi học cuối cùng

của môn học], các nhóm SV nộp tiểu luận môn học cho Lớp trưởng, lớp trưởng giao

lại cho giảng viên.

1- Gợi ý về Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định mua .......

[SP/DV] của khách hàng trên thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Có thể chọn đề tài khác dựa theo Mục 8, nhưng phải được giảng viên

xem xét chấp thuận

17



Video liên quan

Chủ Đề