Chuyển nhượng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài sáng nhà đầu tư Việt Nam

Bà Trần Thị Phương Thủy [TPHCM] đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn trường hợp như sau:

Công ty A là công ty TNHH một thành viên do cá nhân B góp vốn, đăng ký kinh doanh tại TPHCM. Năm 2017, một công ty Hoa Kỳ mua lại toàn bộ vốn góp của cá nhân B và trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty A. Giá chuyển nhượng bằng với vốn điều lệ của công ty A [số vốn cá nhân B đã góp vào].

Từ 2017 đến nay, công ty của Hoa Kỳ chưa chuyển vốn vào công ty A được cũng như cá nhân B chưa rút được vốn ra khỏi công ty A.

Năm 2021, công ty của Hoa Kỳ muốn tiến hành các thủ tục để chuyển vốn vào công ty A nhưng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại ngân hàng đã bị ngân hàng tạm khóa.

Theo ý kiến của ngân hàng, do đã quá thời hạn để thực hiện việc chuyển nhượng vốn vào công ty A nên công ty A phải gửi công văn đến Ngân hàng Nhà nước để xin phép mở lại tài khoản này.

Bà Thủy hỏi, công ty A cần chuẩn bị hồ sơ và liên hệ đến đơn vị nào của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Quy định về quản lý ngoại hối

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy định:

“Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:

... b] Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:

[i] Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp [hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài] dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;

[ii] Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;

[iii] Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành;...”.

Điều 5 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép như sau: Thực hiện mở, đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo đề nghị của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Điều 10 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định, việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và việc định giá, thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư giữa người cư trú và người không cư trú phải thực hiện bằng đồng Việt Nam.

Về mở và sử dụng tài khoản thanh toán

Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của người cư trú, người không cư trú tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014; Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước [sửa đổi Thông tư số 23/2014/TT-NHNN]. Các văn bản này đã quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục, mở, sử dụng tài khoản thanh toán [trong đó bao gồm tài khoản vốn đầu tư].

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú mua lại 100% phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp này sẽ thuộc đối tượng là “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-NHNN.

Do đó, đề nghị công dân, tổ chức tín dụng được phép và doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-NHNN và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Chinhphu.vn

Nhà Đầu tư nước ngoài có thể chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cho các nhân/ tổ chức khác mà không ảnh hưởng đến ưu đãi đầu tư của Công ty. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về điều kiện và thủ tục đểNhà Đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góptrong công ty trách nhiệm hữu hạn.

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây

Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH một thành viên

Trong công ty TNHH một thành viên, nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò là chủ sở hữu công ty. Theo quy định củaLuật Doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty có quyền quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác.

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ.

Việc chuyển nhượng vốn phải được lập thành văn bản [Hợp đồng chuyển nhượng vốn] hoặc phải có các chứng từ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng. Nội dung chuyển nhượng phải được thể hiện rõ ràng, đầy đủ [thông tin bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; số tiền chuyển nhượng; thời điểm nhận chuyển nhượng; quyền và các nghĩa vụ khác…]. Nếu nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn cho người Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam, người nhận chuyển nhượng có thể thực hiện ngay thủ tục thay đổi chủ sở hữu cho công ty.

Hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục thay đổi chủ sở hữu bao gồm:

  • Thông báothay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệpdo chủ sở hữu cũ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức;
  • Bản sao điều lệ sửa đổi của công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục.

Hồ sơ nêu trên được nộp tại Phòngđăng ký kinh doanhtỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho công ty.

Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ vốn cho người hoặc tổ chức nước ngoài, người nhận chuyển nhượng trước hết phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp.

Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp cần có:

  • Văn bản đăng ký phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền cho người khác thực hiện thì cần có giấy ủy quyền hoặc ủy quyền thông qua hợp đồng dịch vụ.

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố công ty đặt trụ sở. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh xem xét và ra văn bản chấp thuận nếu việc mua phần vốn góp đủ điều kiện luật định. Trong trường hợp việc góp vốn không đủ điều kiện, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra văn bản nêu rõ lí do.

Sau khi có chấp thuận từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp, người nước ngoài nhận chuyển nhượng sẽ nộp hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Thành phần và thủ tục tương tự như đã nêu trên, tuy nhiên trong hồ sơ của người nước ngoài phải đính kèm thông báo chấp thuận góp vốn của Phòng đăng ký kinh doanh.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ

Chủ sở hữu chuyển nhận một phần vốn dẫn đến việc công ty có nhiều thành viên sở hữu vốn điều lệ, do đó phải tiến hànhthủ tục chuyển đổi loại hình công tysang TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần [tùy thuộc vào quy định pháp luật và nhu cầu của các thành viên]. Đối với người nhận chuyển nhượng là người nước ngoài sở hữu trên 51% vốn điều lệ hoặc công ty hoạt động ngành nghềkinh doanh có điều kiện, người nhận chuyển nhượng phải làm thủ tục đăng ký mua phần vốn góp, hồ sơ và thủ tục tương tự như đã nêu trên.

Hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình thành viên bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập kèm theo giấy tờ chứng thực;
  • Điều lệ công tysửa đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ thể hiện hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Chấp thuận mua phần vốn góp [đối với người nhận chuyển nhượng là người nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ hoặc công ty hoạt động ngành, nghề có điều kiện];
  • Giấy ủy quyền [nếu có].

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 03-05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty mới.

Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trừ trường hợp Công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên, thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp thì trình tự chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện như sau:

  • Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
  • Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Thủ tụcthay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạnđược thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp hội đồng thành viên;
  • Quyết định của hội đồng thành viên;
  • Thông báo lập sổ thành viên;
  • Danh sách thành viên;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức nhận chuyển nhượng và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Quyết định góp vốn đối với của tổ chức nhận chuyển nhượng;
  • Giấy ủy quyền [nếu có].

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

Video liên quan

Chủ Đề