Chương trình học của ngành kỹ thuật xây dựng

Xây dựng là một hoạt động quan trọng cho đời sống và sự phát triển của con người trên toàn cầu. Không thể xây cầu, đường, hầm hay bất kỳ loại cơ sở hạ tầng nào nếu không có đội ngũ kỹ sư xây dựng có trình độ chuyên môn. Nếu bạn có đam mê với các công trình dân dụng và khao khát tạo nên dấu ấn trong xu thế đô thị hóa thì ngành kỹ thuật xây dựng là sự lựa chọn hoàn hảo. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích bạn cần biết trước khi quyết định theo đuổi ngành kỹ thuật xây dựng!

Kỹ thuật xây dựng là gì?

Kỹ thuật xây dựng bao gồm tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn nhằm phục vụ đời sống và nhu cầu của người dân như: nhà ở, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, cầu đường…

Ngoài ra, ngành kỹ thuật xây dựng nắm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển cho các ngành kinh tế và tạo nên một hệ thống tài sản cố định. Chúng ta có thể đánh giá sự phát triển của một đất nước bằng cách nhìn vào cơ sở hạ tầng và công trình đô thị ở nơi đó.

Học gì trong ngành kỹ thuật xây dựng?

Bằng kỹ sư xây dựng bậc cử nhân có thời gian học từ 4 - 4,5 năm đối với chương trình đại học chính quy. Nếu bạn tiếp tục theo đuổi bằng thạc sĩ thì sẽ cần thêm khoảng 2 năm. Trong những năm đầu tiên, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết của một kỹ sư nói chung và kiến thức chuyên ngành cơ sở của một kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng như:

●      Kiến thức về các phần mềm thiết kế trong xây dựng, toán ứng dụng

●      Kiến thức cơ sở ngành như: Hình học, sức bền vật liệu, địa chất

●      Kết cấu xây dựng: kết cấu bê tông, kết cấu thép,...

●      Trắc địa [đo đạc nhằm xác định kích thước và phương hướng của địa vật]

●      Thủy lực [kỹ thuật nghiên cứu sự vận chuyển lực của nước và các chất lỏng khác]

●      Kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình

●      Xử lý nền móng, xử lý gia cố công trình

Nhờ đó, sinh viên sẽ đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu trong xây dựng và quản lý, đồng thời có khả năng tiếp thu và chuyển giao các công nghệ mới. Đặc biệt vào những năm học giữa và cuối chương trình đào tạo, sinh viên sẽ lựa chọn chuyên ngành để xác định nghề nghiệp tương tai. Dưới đây là một số chuyên ngành phổ biến:

●      Kỹ thuật xây dựng

●      Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

●      Kỹ thuật xây dựng công trình biển

●      Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

●      Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

●      Địa kỹ thuật xây dựng

●      Kỹ thuật tài nguyên nước

●      Kỹ thuật cấp thoát nước

●      Kinh tế xây dựng

●      Quản lý xây dựng

Kết thúc các môn học trên lớp, sinh viên sẽ tham gia thực tập để hoàn thành khóa học, đây là học phần giúp các bạn tiếp xúc trực tiếp với công trình và dự án thi công, và có giá trị lớn cho đồ án tốt nghiệp.

Học kỹ thuật xây dựng ở đâu?

Việc lựa chọn trường học ngành kỹ thuật xây dựng hiện nay cũng giống như “chọn mặt gửi vàng” vì bạn cần xem xét khả năng nghề nghiệp sau khi ra trường và chi phí bỏ ra trong suốt 4 năm học đại học. Ở Việt Nam, các trường đại học có kinh nghiệm và thâm niên trong đào tạo lĩnh vực kỹ thuật xây dựng trải dài từ miền Bắc, miền Trung-Tây Nguyên đến miền Nam, chẳng hạn như: Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc, Đại học Bách khoa, Thủy lợi, Địa - Mỏ.

Nếu bạn thích thú với ngành kỹ thuật xây dựng tại các nước tiên tiến trên thế giới cùng với những khóa học có tính ứng dụng cao, sau đây là một số điểm đến bạn nhất định phải cân nhắc: 

●      Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng ở Mỹ

●      Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng ở Úc

●      Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng ở Canada

●      Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng ở Anh

●      Các khóa đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng ở New Zealand

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Kỹ thuật xây dựng" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Kỹ thuật xây dựng, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Kỹ thuật xây dựng là ngành có xu hướng nghề nghiệp tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, xã hội sẽ luôn cần một lượng lớn kỹ sư xây dựng làm việc cho các công trình, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong tương lai. Nghề xây dựng nói chung rất “đắt hàng” bởi cung không đủ cầu và mức lương hấp dẫn.

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng, sinh viên có khả năng “bén duyên” với những nghề nghiệp trong lĩnh vực như:

●      Tư vấn viên thiết kế, thi công xây dựng, dự toán, thẩm định, nghiệm thu công trình

●      Kỹ sư xây dựng - thi công tại các công ty, phân xưởng, nhà máy

●      Giám sát, quản lý thi công và chất lượng dự án xây dựng

●      Giảng viên dạy ngành kỹ thuật xây dựng

Có thể nói môi trường làm việc của ngành kỹ thuật xây dựng khá đa dạng. Riêng đối với vị trí kỹ sư xây dựng, không gian làm việc được chia thành 3 nhóm, bao gồm:

●      Ngoài công trường, công việc là trực tiếp thi công, giám sát, thẩm định đến nghiệm thu các công trình xây dựng

●      Trong công xưởng, công việc bao gồm các công tác liên quan đến thiết kế, thi công, quản lý chất lượng trong các công xưởng xây dựng, sản xuất vật liệu

●      Trong văn phòng, công việc sẽ liên quan đến công tác thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng, thường phổ biến với các bạn theo chuyên ngành Quản lý xây dựng

Những tố chất cần có để theo đuổi ngành kỹ thuật xây dựng

 

Học tốt các môn tự nhiên, có khả năng tính toán logic

Sở trường thiên về các môn tự nhiên tạo cho bạn khả năng tính toán, đo lường, xử lý thông tin mạch lạc, nhờ đó dễ dàng lập dự toán, thiết kế kỹ thuật. Ngành kỹ thuật xây dựng đòi hỏi về độ chính xác, tỉ mỉ trong việc thẩm tra các thiết kế nên học tốt các môn khoa học tự nhiên sẽ là lợi thế rất lớn. Và công việc sẽ càng thuận lợi hơn nếu bạn là người nhanh nhạy, năng động và có tư duy logic tốt.

Am hiểu về văn hóa - địa lý là một thế mạnh

Sự hiểu biết về văn hóa - địa lý sẽ mang đến cho các công trình bản sắc riêng nhưng vẫn phù hợp với khí hậu và địa hình để có tuổi thọ bền bỉ. Bạn nên nương theo các nét văn hóa riêng biệt của mỗi đất nước, vùng miền để kiến tạo nên những công trình xây dựng phù hợp. Không ngừng trau dồi mảng kiến thức này sẽ giúp bạn nâng cao được năng lực chuyên môn và uy tín trong ngành.

Có sức khỏe tốt

Cụm từ “xây dựng” cũng phần nào cho thấy rằng lĩnh vực này sẽ sẽ yêu cầu thể lực tốt, nhất là với những bạn chọn làm việc ở công trường hay công xưởng. Phần lớn thời gian bạn sẽ làm việc ngoài trời cùng với đồng đội để đảm bảo dự án thi công đúng tiến độ bất kể thời tiết nắng gắt hay mưa to. Để có thể thích ứng với môi trường làm việc có nhiều đặc thù như vậy thì bạn nên chủ động rèn luyện thể lực và chuẩn bị tinh thần phải chịu khó lăn xả trong nghề.

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

CDV -  Ngành Kỹ thuật xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: Trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng và các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công công trình xây dựng.

>> Thời gian đào tạo: Từ 2 đến 2.5 năm;

>> Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 [Toán; Lý; Hóa]; A01 [Toán; Lý; Anh]; D01 [Toán; Văn; Anh]; C04 [Toán; Văn; Địa]; TH2 [Toán, Văn; Tin học].

>> Chuyên ngành đào tạo: Xây dựng dân dụng; Xây dựng cầu đường.

>> Hình thức xét tuyển:

-    Xét trực tuyến tại: //tuyensinh.viendong.edu.vn/xettuyen.html

-    Xét trực tiếp tại trường CĐ Viễn Đông hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện: download hồ sơ tại đây

Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng là gì?

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: các trung tâm thương  mại, chung cư, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, cầu đường, . . ..

Sinh viên ngành Xây dựng thực tập thực tế.

Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng trong xã hội hiện nay và tương lai: "Đắt hàng - Cung không đủ cầu"

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản của thành phố, ngành Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường cũng phát triển, tuy nhiên ngành Xây dựng hiện đang tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trình độ kỹ thuật và sơ cấp nghề.

Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành [tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề] là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10, vì thế tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo làm thay công việc cho công nhân kỹ thuật.

Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường khoảng 10.800 người chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường chiếm khoảng 85,93%.

Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 32,84%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 28,64%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 13,33%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 10,38%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,73%.

Xây dựng là một nghề có truyền thống lâu đời với nhu cầu cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở kiên cố, bán kiên cố là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.

Theo tính toán dựa trên các định hướng chính và các dữ liệu cần thiết [dân số, ước tính GDP, ngân sách công], các chuyên gia của tổ chức GCP [Global Construction Perspectives] và Trung tâm Kinh tế Oxford [Đại học Oxford, Anh] dự báo đến năm 2020, ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản của thành phố, ngành Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường cũng phát triển, tuy nhiên ngành Xây dựng hiện đang tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trình độ kỹ thuật và sơ cấp nghề.

Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN [AEC] đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông… Nghề xây dựng rất “đắt hàng” bởi cung không đủ cầu, đào tạo càng không đủ đáp ứng nhu cầu.

Các bạn sinh viên ngành Xây dựng thực tập, kiến tập tại công trường.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng học những gì?

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: ngành này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết, thi công, tổ chức quản lý các loại công trình xây dựng; có khả năng xem xét các kiến trúc, dự toán, trắc địa, sử lý đất, nền móng, kết cấu, cấp thoát nước, tổ chức thi công…; có năng lực tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp [kết cấu thượng tầng và nền móng].

Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo về vẽ kỹ thuật cơ bản, vẽ kỹ thuật xây dựng, cơ học, cơ lưu chất, thí nghiệm cơ lưu chất, trắc địa đại cương, vật liệu xây dựng, sức bền vật liệu, cơ kết cấu, địa chất công trình, cơ học đất, cấp thoát nước, kết cấu bê tông, nền móng, kết cấu thép, quản lý dự án xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, công trình trên đất yếu….


- Xây dựng cầu đường: chương trình đào tạo ngành này trang bị cho người học kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng khảo sát, thiết kế các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng tổ chức thi công, chỉ đạo thi công các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng quản lý điều hành và quản lý khai thác các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông.

Sinh viên được học các môn sức bền vật liệu, cơ học đất, cơ học kết cấu, vật liệu xây dựng, kết cấu bêtông, kết cấu thép, gỗ…và các môn chuyên ngành: kiến trúc nhà dân dụng, kết cấu cầu, kỹ thuật thiết kế đường, nền móng công trình, kỹ thuật thi công, cấp và thoát nước…

Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng:

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí:

+ Cán bộ kỹ thuật thi công các công trình Xây dựng dân dụng và công nghiệp: hướng dẫn thực hiện các khâu đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phải làm, hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong.

+ Cán bộ lập dự toán.

+ Cán bộ giám sát thi công.

+ Tổ trưởng sản xuất, hướng dẫn thi công.

+ Đội trưởng phụ trách 1 bộ phận công trường.

+ Tổ trưởng tổ dự toán.

+ Tổ trưởng tổ giám sát thi công của Cty.

+ Phó Giám đốc Cty kinh doanh xây lắp, Tư vấn xây dựng [Cty tư nhân]…

- Xây dựng cầu đường: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm công tác thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường, hầm trong thành phố nói riêng và các công trình giao thông đường bộ nói chung…

Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng có chất lượng:

1. Đại học Bách khoa TP. HCM

2. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

3. Đại học Giao thông vận tải TP. HCM

4. Đại học Kiến trúc TP. HCM

5. Cao đẳng Viễn Đông

Điểm mạnh của ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng ở Cao đẳng Viễn Đông:

* Là ngành được trường cam kết đảm bảo việc làm đúng ngành, lương ổn định cho sinh viên sau khi tốt nghiệp [95% Sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay trong vòng 3 tháng].

* Chương trình đào tạo gắn liền thực tế và được sự đánh giá từ các doanh nghiệp để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được những nhu cầu của doanh nghiệp.

* Sinh viên được thực tập với những công việc thực tế tại công trình, tại các phòng dự án, tham gia bộ phận giám sát của công trình.

* Đảm bảo cho sinh viên trải nghiệm đầy đủ về kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình đặc biệt là các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học trước khi ra trường sẽ đảm bảo sinh viên hoàn toàn tự tin trước nhà tuyển dụng.

* Tin học ứng dụng thành thạo chuyên ngành Xây dựng.

* Ngoại Ngữ: B1 [Khung tham chiếu Châu Âu về Ngôn Ngữ].

Cơ hội học liên thông đại học:

Với tất cả các trường Đại học có đào tạo liên thông ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng tại các trường Đại học tốp trên:

1. Đại học Bách khoa TP. HCM

2. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

3. Đại học Giao thông vận tải TP. HCM

4. Đại học Kiến trúc TP. HCM

>> CỰU SV Thành đạt

1. Nguyễn Văn Hậu, cựu HS THPT Đức Huệ - Long An, cựu SV ngành Xây dựng tốt nghiệp 2017. Hiện là Giám sát hiện trường tại C.ty TNHH Xây dựng Thiên An, TP.HCM

2. Nguyễn Quách Tiến, cựu HS THPT Gò Công - Tiền Giang, cựu SV ngành Xây dựng tốt nghiệp 2017. Hiện là Giám sát viên tại C.ty TNHH TM Quốc tế Viễn tuyến - Nha Trang

>> Những hình ảnh học tập của ngành:

Video liên quan

Chủ Đề