Chứng chỉ kiểm toán viên để làm gì năm 2024

Đối với kế toán viên trong ngành kinh doanh dịch vụ kế toán thì đây là chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên rất cần thiết. Vì để một doanh nghiệp tin tưởng thuê kế toán viên từ dịch vụ này, họ cần một sự đảm bảo về năng lực cũng như tính chuyên nghiệp của kế toán, làm sao để họ nhận ra việc thuê kế toán tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp hơn kế toán nội bộ.

Chứng chỉ hành nghề kế toán

Những người có chứng chỉ hành nghề kế toán đều được tự do lựa chọn hoặc hành nghề kế toán hoặc đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán.

Trong khi đó, Chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên CPA lại đóng vai trò là một bằng chứng đảm bảo khả năng là việc của kiểm toán viên.

Chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên

Có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam này mới có thể ký trên thư kiểm toán. Đồng thời cũng là công cụ giúp Nhà nước quản lý được các cá nhân hoạt động kế toán ở Việt Nam.

Chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

Điều 1: Đối tượng dự thi chứng chỉ hành nghề CPA

Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ điều kiện dự thi quy định tại điều 2 Thông tư này

Điều 2: Điều kiện thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA

Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây

1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật :

2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán : hoặc có bằng đại học các chuyên ngành khác có tổng số đơn vị học trình [hoặc tiết học] các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình[ hoặc tiết học] cả khóa học trở lên.

3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 36 tháng trở lên tính từ tháng quyết định ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi: hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán, ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.

Nộp đầy đủ đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí theo quy định.

\>> Mời bạn xem thêm Video: Thi CPA Việt Nam có khó không [chia sẻ từ chuyên gia]

Điều 3: Hồ sơ dự thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA

1. Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kiểm toán viên hồ sơ dự thi gồm có:

[1] Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại phụ lục số 02a hoặc phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy xác nhận về thời gian nơi công tác thực tế làm tài chính kế toán, kiểm toán, có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định, tại phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

[2] Bản sao có chứng thực chúng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.

[3] Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị, nơi đang công tác hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.

[4] Bản sao văn bằng, chứng chỉ, đối với người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điều b khoản 1 điều 4 và đối với người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên CPA, theo quy định tại khoản 2 diều 2 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp, hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác, thì phải nộp kèm theo bảng điểm, có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình [hoặc tiết học] của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực.

[5] 3 ảnh cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận

\>> Bạn có thể xem chi tiết bài: Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ thi CPA/APC cho người đăng ký lần đầu

2. Người có chứng chỉ hành nghề kế toán muốn đăng ký thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên CPA: hồ sơ dự thi bao gồm

[1] Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác, hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định, tại phụ lục số 02a ban hành kèm theo thông tư này.

[2] Bản sao có chứng thực, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

[3] Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.

[4] Bản sao chứng thực có chứng chỉ hành nghề kế toán.

[5] 3 ảnh cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

Điều 4: Nội dung thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA

1. Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam thi 7 môn sau:

[1] Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

\>> Đề cương CPA môn luật: Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn pháp luật 2024

[2] Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

\>> Trọng tâm ôn thi CPA môn tài chính: Trọng Tâm Đề Thi CPA Chứng Chỉ Kiểm Toán_ Môn Tài Chính

[3] Thuế và quản ly thuế nâng cao

\>> Đề cương CPA môn thuế: Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn thuế 2023

[4] Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

\>> Đề cương CPA môn kế toán: Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn kế toán 2023

[5] Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

\>> Đề cương CPA môn kiểm toán: Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn Kiểm toán 2023

[6] Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

\>> Xem thêm: Ôn thi CPA môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao 2023

[7] Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp,Đức, Trưng quốc

\>> Đề cương CPA môn ngoại ngữ: Đề cương ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán môn tiếng anh 2023

2. Người có chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 3 môn sau:

[1] Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

[2] Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

[3] Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trưng quốc

  • Nội dung từng môn thi chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm: cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập, tình huống quy định tại phụ lục 01 Thông tư này. Bộ tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán.
  • Người đăng ký dự thi lần đầu lấy chứng chỉ kiểm toán viên, phải đăng ký dự thi ít nhất là 04 môn thi quy định: tại khoản 1 điều 4

Điều 5: Thể thức thi chứng chỉ kiểm toán CPA

Mỗi môn thi quy định các khoản 1, khoản 2 điều 4 của Thông tư này[trừ môn thi ngoại ngữ], người dự thi phải làm 1 bài viết trong thời gian 180 phút. Môn thi ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.

Điều 6: Tổ chức các kỳ thi chứng chỉ kiểm toán CPA

1.Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV. Trước ngày thi ít nhất 36 ngày. Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.

2. Trong thời hạn chậm nhất 36 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi. Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho mọi người dự thi. Trường hợp đặc biệt, cần kéo dài thời gian công bố. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày.

Chứng chỉ CPA thì bao nhiêu tiền?

-Chi phí dự thi kiểm toán viên và kế toán viên: Chỉ tính cho những môn thi đăng ký dự thi theo mức 250.000 đồng\ môn thi. -Chi phí dự thi chuyển đổi CPA: 2.000.000 đồng\ thí sinh. Khoản chi phí dự thi được thu trực tiếp cùng với bộ hồ sơ đăng ký dự thi tại nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.

Chứng chỉ kế toán viên có tác dụng gì?

Chứng chỉ kế toán viên là chứng nhận trình độ, năng lực của kế toán viên do Bộ Tài Chính công nhận sau khi người dự thi hoàn thành kỳ thi cấp chứng chỉ được diễn ra hàng năm. Thông qua, chứng chỉ kế toán giúp người học hay làm việc trong lĩnh vực kế toán có cơ hội hiểu hơn về nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn.

Học kế toán nên học thêm chứng chỉ gì?

Sinh viên kế toán nên học thêm chứng chỉ gì Đối với các bạn sinh viên có điều kiện thì có thể tham gia nhiều khóa đào tạo về chứng chỉ kế toán hơn như: Chứng chỉ kế toán thuế, chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ Kế toán tổng hợp, chứng chỉ Kế toán Máy và thực hành phần mềm Misa….

Chứng chỉ kiểm toán viên có thời hạn bao lâu?

2- Thời hạn của chứng chỉ CPA là bao lâu? Theo quy định tại thông tư số 202/2012/TT – BTC thì chứng chỉ CPA có thời hạn sử dụng tối đa là 5 năm, tức là 60 tháng. Tuy nhiên, thời hạn này sẽ không vượt quá ngày 31/12 của năm thứ năm, tính từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Chủ Đề