Bài toán tính diện tích hình bình hành lớp 4 năm 2024

Toán lớp 4 diện tích hình bình hành là một bài quan trọng. Cùng Vuihoc.vn tìm hiểu cách tính diện tích hình bình hành nhé!

Toán lớp 4 diện tích hình bình hành là một bài quan trọng. Bài học này sẽ giúp con phát triển tư duy hình học. Vậy làm sao để học tốt diện tích hình bình hành? Cùng Vuihoc.vn tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu về diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành được xác định bởi công thức liên quan tới chiều cao và độ dài đáy của hình bình hành. Sau bài học này, con sẽ biết được công thức tính diện tích hình bình hành, các dạng bài tập liên quan đến diện tích hình bình hành.

2. Công thức tính diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân chiều cao:

3. Các dạng bài tập toán lớp 4 diện tích hình bình hành

3.1. Dạng 1: Tìm độ dài đáy của hình bình hành khi biết diện tích và chiều cao của hình bình hành đó.

3.2. Dạng 2: Tìm độ chiều cao của hình bình hành khi biết diện tích và độ dài đáy của hình bình hành đó.

4. Bài tập toán lớp 4 diện tích hình bình hành

4.1. Bài tập

Bài 1: Tìm diện tích hình bình hành ABCD biết AB = 12cm, AH = 10cm.

Bài 2: Tính độ dài ME biết diện tích hình bình hành MNPQ là 81\[cm^2\], MN = 9cm.

Bài 3: Tìm độ dài đáy của hình bình hành có chiều cao 10cm và diện tích 500\[cm^2\]

4.2. Đáp án

Bài 1:

Diện tích hình bình hành ABCD là:

12 x 10 = 120 [\[cm^2\]]

Đáp số: 120\[cm^2\]

Bài 2:

Độ dài chiều cao ME là:

81 : 9 = 9 [cm]

Đáp số: 9cm

Bài 3:

Độ dài đáy của hình bình hành đã cho là:

500 : 10 = 50 [cm]

Đáp số: 50cm

Trên đây, Vuihoc.vn đã chia sẻ các kiến thức về bài toán lớp 4 diện tích hình bình hành. Cùng chờ đón các bài học tiếp theo từ chúng mình nhé!

Bài tập Ôn tập Hình bình hành. Diện tích hình bình hành Toán lớp 4 gồm bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận chọn lọc giúp học sinh lớp 4 ôn luyện về hình bình hành và diện tích hình bình hành môn Toán 4.

Bài tập Hình bình hành. Diện tích hình bình hành lớp 4

  1. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình bình hành?

  1. Hình B
  1. Hình C
  1. Hình D
  1. Hình A

Câu 2: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 4cm, và chiều cao 3cm.

  1. 16cm2
  1. 14cm2
  1. 12cm2
  1. 10cm2

Câu 3: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành là:

  1. S=a×h:2
  1. S=a+h×2
  1. S=a×h
  1. S=a:h

Câu 4: Tính diện tích của hình sau:

  1. 140cm2
  1. 35cm2
  1. 70cm2
  1. 90cm2

Câu 5: Tính chu vi của hình bình hành sau:

  1. 48m
  1. 62m
  1. 55m
  1. 52m

Câu 6: Tính chu vi của miếng bìa sau:

  1. 80cm
  1. 90cm
  1. 92cm
  1. 100cm

Câu 7: Tính diện tích của hình bình hành có chiều cao bằng 23 độ dài đáy. Biết rằng tổng độ dài đáy và chiều cao là 60m.

  1. 864m2
  1. 846m2
  1. 844m2
  1. 834m2

Câu 8: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 100m, chiều cao là 50m. Người ta trồng lúa ở đó, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc?

Chủ Đề