Chứng chỉ hành nghề thuế là gì

Sau khi quy định về việc đại lý thuế được cung cấp dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ, cũng như nhu cầu thuê ngoài dịch vụ làm thủ tục về thuế của cá nhân và doanh nghiệp càng ngày càng mở rộng, nhiều đại lý thuế ra đời đồng nghĩa với số lượng các nhân viên có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế cũng tăng lên. Tuy nhiên, còn có nhiều sự nhầm lẫn về phạm vi đăng ký hành nghề tại các đại lý thuế của người có chứng chỉ.

Theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục đại lý thuế, các điều kiện nhân viên đại lý thuế phải có như sau:

1, Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú và làm việc tại Việt Nam, không thuộc đối tượng không được làm nhân viên đại lý thuế quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Quản lý thuế.

2, Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp.

3, Là người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc tại đại lý thuế.

4, Đã tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.

Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, cục thuế sẽ quản lý người có chứng chỉ hành nghề theo các nội dung quy định cụ thể tại Điều 16 Thông tư 10/2021/TT-BTC.

Cũng theo điều 15 Thông tư 10/2021 quy định tại một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế tại một [01] đại lý thuế. Trong trường hợp người có chứng chỉ đại lý thuế hành nghề từ 02 đại lý thuế trở lên tại một thời điểm sẽ bị Cục thuế chấm dứt hành nghề do vi phạm Điều 16 Quản lý hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế của thông tư này.

Đã đăng ký hành nghề tại một đại lý thuế có được ký hợp đồng với công ty khác?

Trừ trường hợp cá nhân là 1 trong 2 thành viên bắt buộc làm toàn thời gian để đại lý thuế đủ điều kiện được kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Cá nhân có chứng chỉ đại lý thuế không bắt buộc phải ký hợp đồng lao động toàn thời gian mới được đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Cá nhân có thể lựa chọn ký hợp đồng toàn thời gian hoặc bán thời gian với đại lý thuế nơi mình đăng ký hành nghề.

Đồng thời, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 [điều 21]: “Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.”

Như vậy cá nhân đã đăng ký hành nghề tại một đại lý thuế vẫn được ký hợp đồng lao động với với công ty không phải là đại lý thuế hoặc ký hợp đồng với đại lý thuế [nhưng không được đăng ký hành nghề].

Theo đó, cá nhân dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên đồng thời phải có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành kinh tế, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành khác mà có tổng số đơn vị học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học của các môn học kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, phân tích hoạt động tài chính từ 7% trở lên trên tổng số học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học cả khóa học;

- Có thời gian công tác thực tế về thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên. Thời gian công tác thực tế được tính cộng dồn từ thời gian tốt nghiệp ghi trên bằng đại học [hoặc sau đại học] đến thời điểm đăng ký dự thi;

- Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi, chi phí dự thi.

Điều kiện thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là gì? Hồ sơ dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm những gì?

Hồ sơ dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế gồm những gì?

Hồ sơ dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế được quy định tại Điều 5 như sau:

Người đăng ký dự thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gửi hồ sơ dự thi đến hội đồng thi qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, bao gồm:

- Đơn đăng ký dự thi.

- Bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này; nếu bằng tốt nghiệp không thuộc ngành, chuyên ngành kinh tế, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, người dự thi phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ số đơn vị học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học của tất cả các môn học [bản scan];

- Giấy xác nhận thời gian công tác theo Mẫu 1.2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc sổ bảo hiểm xã hội chứng minh thời gian công tác theo quy định tại khoản 3 Điều 4 [bản scan];

- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân [đối với người Việt Nam] trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành hoặc hộ chiếu [đối với người nước ngoài] còn hiệu lực đến thời điểm đăng ký dự thi [bản scan];

- Một ảnh màu 3x4 cm nền trắng chụp trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi [file ảnh].

Thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 quy định thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, kê khai không trung thực về thời gian công tác trong hồ sơ dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Thứ hai, sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, giấy chứng nhận điểm thi trong hồ sơ dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Thứ ba, ti hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Thứ tư, sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên giả hoặc không có giá trị pháp lý trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Thứ năm, chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kiểm toán viên đã bị thu hồi đối với trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 .

- Cuối cùng, cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế là gì?

Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế là chứng chỉ được Bộ Tài chính cấp cho những thí sinh đủ điều kiện vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Theo quy định, 1 đại lý thuế muốn đủ điều kiện hoạt động bắt buộc phải có ít nhất 2 nhân viên sở hữu chứng chỉ hành nghề này.

Chứng chỉ hành nghề kế toán có thời hạn bao lâu?

Theo Thông tư mới số 296/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016, chứng chỉ đăng ký hành nghề kế toán CPA có thời hạn tối đa là 60 tháng [tương đương với 5 năm], nhưng không được quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có hiệu lực.

Chứng chỉ hành nghề kế toán để làm gì?

Chứng chỉ kế toán viên là chứng nhận trình độ, năng lực của kế toán viên do Bộ Tài Chính công nhận sau khi người dự thi hoàn thành kỳ thi cấp chứng chỉ được diễn ra hàng năm. Thông qua, chứng chỉ kế toán giúp người học hay làm việc trong lĩnh vực kế toán có cơ hội hiểu hơn về nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn.

Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ đại lý thuế có thời hạn bao lâu? Thông thường, chứng chỉ đại lý thuế có thời hạn tối đa là 5 năm [60 tháng] nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực.

Chủ Đề