Chủ tịch thành phố rạch giá là ai

Ông Nguyễn Văn Hôn - Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá [áo trắng] kiểm tra công tác thu gom rác. Ảnh: Nhật Huy

Theo số liệu thống kê, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 250 tấn/ngày được thu gom, vận chuyển và xử lý. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 95%…

Từ thực trạng, kết hợp với các kế hoạch của sở, ngành cấp tỉnh về quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương và các văn bản quy định hiện hành về bảo vệ môi trường, UBND TP Rạch Giá đã xây dựng Kế hoạch hành động về quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đến năm 2025.

Ông Nguyễn Văn Hôn – Chủ tịch UBND TP Rạch Giá cho biết, mục tiêu của kế hoạch là nâng cao nhận thức, ứng xử và thay đổi thói quen sử dụng sản phấm nhựa dùng một lần [túi ni-lông khó phân hủy, bao bì, hộp xốp...] của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn thành phố.

Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất thải nhựa; giảm thiểu lượng rác thải nhựa thất thoát ra đại dương từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên sông, biển. Thúc đẩy các sáng kiến, mô hình tái chế, giảm sử dụng, thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần, các mô hình thu gom rác thải nhựa trên kênh, rạch và ven biển.

Theo kế hoạch, năm 2022, thành phố tổ chức các hoạt động truyền thông định kỳ về ô nhiễm rác thải nhựa và các hoạt động khuyến khích giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần cho cộng đồng và phát động ra quân thu gom rác thải. 30% các điểm tham quan, du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch khác có tiếp giáp với biển hoặc trên biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

30% hộ dân, trường học, doanh nghiệp, công sở và các đơn vị khác được hướng dẫn thực hiện phân loại rác tại nguồn. 50% ngư dân trên địa bàn thành phố cam kết không thải bỏ ngư cụ, vứt rác xuống kênh, biển…

Đến năm 2025, giảm 50% lượng rác thải nhựa thất thoát ra biển và đại dương. 50% các điểm tham quan, du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch khác có tiếp giáp với biển hoặc trên biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và 100% ngư dân cam kết không thải bỏ ngư cụ, rác thải nhựa xuống kênh, biển… Có ít nhất 30 trường học tổ chức được hoạt động lồng ghép chương trình giáo dục môi trường về giảm rác thải nhựa.

Đa dạng hình thức, hoạt động

Theo Chủ tịch UBND TP Rạch Giá, để thực hiện hiệu quả kế hoạch, thành phố đề ra nhiều biện pháp, hình thức. Trong đó, tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, tác hại của các sản phẩm nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống.

Lồng ghép phát động các chủ đề về rác thải nhựa với các chiến dịch, hoạt động ra quân tuyên truyền vào các ngày kỷ niệm về môi trường. Phối hợp với cơ quan hành chính, trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim, thư viện, bến tàu, bến xe, các hãng vận tải hành khách đến TP Rạch Giá... để lồng ghép tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa đến môi trường sống, sức khỏe con người, cách để sống xanh, tiêu dùng giảm thiểu nhựa,..

“Thành phố khuyến khích người dân, học sinh, khách du lịch... thay đổi thói quen và hành vi sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Vận động các tiểu thương, cơ sở kinh doanh ngành du lịch, dịch vụ ăn uống hạn chế sử dụng và cung cấp đồ nhựa dùng một lần cho khách; thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường” - Chủ tịch UBND TP Rạch Giá cho hay.

Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá cho biết thêm, theo kế hoạch, địa phương sẽ tổ chức dọn vệ sinh, thu gom rác thải ở các khu vực công cộng, khu dân cư, trên kênh rạch và ven biển với tần suất dự kiến một tuần/lần. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, quản lý và duy trì giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm rác thải gây ô nhiễm; hạn chế việc phát sinh các điểm rác thải gây ô nhiễm môi trường mới trên địa bàn thành phố.

TP Rạch Giá đang phối hợp cùng Sở TN&MT và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam [WWF] triển khai dự án “Đô thị giảm nhựa” và dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” triển khai trong giai đoạn 2020 -2023 với mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường vào năm 2022 và không còn rác thải nhựa vào năm 2030.

NHẬT HUY

Nguồn Tiền Phong: //tienphong.vn/nang-cao-nhan-thuc-giam-thieu-rac-thai-nhua-post1407025.tpo

Ngày 22/11, nguồn tin của Báo Công lý&Xã hội được biết, Thẩm phán Nguyễn Thị Cẩm Thu, TAND tỉnh Kiên Giang đã ra thông báo thụ lý vụ án “Bồi thường thiệt hại tài sản” và “Yêu cầu thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

 

Thông báo của TAND tỉnh Kiên Giang về việc thụ lý vụ án.

Bị đơn trong vụ kiện là UBND TP. Rạch Giá và Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đây là vụ việc mà Báo Công lý&Xã hội từng phản ánh trong bài viết: “Kiên Giang: Cưỡng chế nhà đất của gia đình có công với cách mạng không thấu tình đạt lý”.

Theo đơn khởi kiện của ông Vũ Công Định [sinh năm 1945, ngụ phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang], từ năm 1990 đến năm 2009, gia đình ông có nhận chuyển nhượng gần 500m2 đất cùng với một căn nhà máy tôn cũ của hộ bà Dương Thị Dưỡng, ông Trương Cầu Minh và bà Võ Thị Gương. Sau khi hoàn tất các thủ tục, gia đình ông Định làm thủ tục xin cấp GCN QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Ngày 20/9/2019, ông Nguyễn Văn Hôn - Phó Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá ký ban hành Văn bản 412/UBND-TNMT với nội dung không chấp nhận cho gia đình ông Định làm GCN QSDĐ với lý do nguồn gốc thửa đất này trước đây là đường mương thoát nước công cộng thuộc khu nghĩa trang chế độ cũ và đồng thời là đường mương thoát nước của Chùa Phật Lớn.

Đến ngày 30/9/2019, UBND phường Vĩnh Quang mời gia đình ông Định lên làm việc và yêu cầu ký vào biên bản để điều chỉnh lại bản vẽ quy hoạch cũ, làm Nhà tang lễ giai đoạn 2.

Tuy nhiên, gia đình ông Định không đồng ý vì cho rằng diện tích đất nhận chuyển nhượng từ năm 1990 đến nay không phải là đất công và theo hồ sơ dự án làm Nhà tang lễ thì cũng không nằm trong diện quy hoạch.

Đã nhiều lần gia đình ông Định yêu cầu cung cấp hồ sơ để chứng minh đây là đất công và quyết định phê duyệt quy hoạch dự án làm nhà tang lễ. Tuy nhiên, UBND phường Vĩnh Quang, UBND TP. Rạch Giá không cung cấp bất một tài liệu nào liên quan đến thửa đất trên là đất công do Nhà nước quản lý trước 1975 cho đến nay.

Do thời gian chờ đợi làm GCN QSDĐ kéo dài, ngôi nhà cũ đang ở lại xuống cấp nên ông Định đã cất tạm căn nhà tiền chế 30m2 trên nền nhà cũ trước kia để ở. Cho rằng gia đình ông Định xây nhà trái phép trên đất công nên ngày 11/9/2020, UBND TP. Rạch Giá đã ra quyết định cưỡng chế và phá dỡ căn nhà của gia đình ông Định.

Trong Quyết định 252/QĐ-CCXP, tại mục 3, Điều 1 có ghi biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện gồm: “Tháo dỡ công trình vi phạm với diện tích ngang 3,60m x dài 8,5m”. Nhưng khi thực hiện tháo dỡ, UBND TP. Rạch Giá và UBND phường Vĩnh Quang đã không thực hiện đúng biện pháp tháo dỡ mà tiến hành phá dỡ, đập nát căn nhà, gây hư tài sản gia đình ông Định gần 100 triệu đồng. Ngoài ra còn phá dỡ vượt diện tích ghi trong quyết định.

Quyết định số 252/QĐ-CCXP do ông ông Nguyễn Quốc Sử, Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá ký.

Xét thấy, việc ông Nguyễn Quốc Sử, Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá ban hành Quyết định số 252/QĐ-CCXP ngày 12/8/2020 làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp nên ông Định yêu cầu TAND tỉnh Kiên Giang tuyên hủy Quyết định cưỡng chế đã ban hành và xác định hành vi cưỡng chế vượt ngoài quyết định cưỡng chế số 252/QĐ-CCXP là trái pháp luật. Hủy Công văn số 412/UBND-TNMT ngày 20/9/2019 do ông Nguyễn Văn Hôn, Phó Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá ký. Buộc UBND TP. Rạch Giá thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ông Định yêu cầu Tòa án buộc UBND TP. Rạch Giá phải bồi thường gần 100 triệu đồng thiệt hại về tài sản…

Căn nhà ông Định bị cưỡng chế trên phần đất mà ông mua gần 30 năm bị chính quyền cho là đất công.

Vợ chồng ông Vũ Công Định là gia đình có công với cách mạng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hai vợ chồng ông được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng 3 và Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Sau khi bị chính quyền cưỡng chế phá nát căn nhà tiền chế hai vợ chồng ông Định ở tạm trong một căn phòng vỏn vẹn khoảng 20m2.

Khi phát hiện gia đình ông Định xây căn nhà tạm để có nơi trú mưa trú nắng, UBND phường Vĩnh Quang và UBND TP. Rạch Giá đã lập biên bản xử phạt hành chính đồng thời yêu cầu tháo gỡ. Tuy nhiên, do gia đình không có chỗ ở nên có xin cam kết đóng tiền phạt, giữ lại căn nhà để ở, nếu khi nào chính quyền nơi đây chứng minh phần đất của gia đình đã nhận chuyển nhượng hơn 30 năm qua là đất công do Nhà nước quan lý thì gia đình sẵn sàng tự tháo dỡ và không cần đền bù, nhưng vẫn không được chấp thuận.

Video liên quan

Chủ Đề