Chủ sở hữu rút vốn hạch toán như thế nào năm 2024

Nội dung thư độc giả hỏi về việc hạch toán kế toán theo chế độ kế toán áp dụng cho BQL dự án sử dụng vốn đầu tư công ban hành theo Thông tư 79/2019/TT-BTC trong trường hợp BQLDA chuyên ngành được NSNN tạm ứng kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên do chưa có nguồn trích từ các dự án, Cục QLKT có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 về hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng thì “Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo đó BQLDA là đơn vị tự chủ chi thường xuyên, NSNN không bố trí dự toán chi thường xuyên, trừ nhiệm vụ nhà nước giao đấu thầu, đặt hàng theo quy định.

Theo quy định của pháp luật về NSNN thì dự toán ngân sách nhà nước được giao cho đơn vị dự toán ngân sách; Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định; Ngoài ra Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Khoản 1, Điều 18, Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về các nhiệm vụ chi được thực hiện theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước không bao gồm khoản tạm ứng của NSNN cho các khoản chi thường xuyên không thuộc nhiệm vụ chi của NSNN. Theo đó không có quy định tạm cấp do chưa có nguồn trích từ các dự án.

Đồng thời, tại Điều 18 Luật NSNN quy định về các hành vi bị nghiêm cấn trong lĩnh vực NSNN bao gồm: Sử dụng NSNN để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật; Xuất quỹ NSNN tại KBNN mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.

Căn cứ các quy định nêu trên, các chế độ kế toán bao gồm cả chế độ kế toán áp dụng cho BQL dự án sử dụng vốn đầu tư công ban hành theo Thông tư 79/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính không hướng dẫn ghi chép, hạch toán cho tình huống này.

  1. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp được hình thành do Ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp. Vốn đầu tư XDCB của đơn vị được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công tác đầu tư XDCB ở doanh nghiệp phải chấp hành và tôn trọng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành.
  1. Mỗi khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn đầu tư của từng công trình, hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB, ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu .

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 441

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Bên Nợ: Số vốn đầu tư XDCB giảm do:

- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt;

- Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho Nhà nước.

Bên Có: Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:

- Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư XDCB;

- Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ;

- Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển.

Số dư bên Có:

- Số vốn đầu tư XDCB hiện có của doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản không có tài khoản cấp 2:

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  1. Nhận được vốn đầu tư XDCB bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

  1. Trường hợp nhận vốn đầu tư XDCB do Ngân sách cấp theo dự toán được giao:

- Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về khoản mục này trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi đầu tư xây dựng để hạch toán vào các tài khoản có liên quan, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ các TK 152, 153, 331, ...

Nợ TK 113 - Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 241- XDCB dở dang [rút dự toán chi trực tiếp]

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

  1. Khi chưa được giao dự toán chi đầu tư XDCB, đơn vị được Kho bạc cho tạm ứng vốn đầu tư, khi nhận được vốn tạm ứng của Kho bạc, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác [].

  1. Khi dự toán chi đầu tư XDCB được giao, đơn vị phải thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn trả Kho bạc khoản vốn đã tạm ứng. Khi được Kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác []

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

đ] Nhận vốn đầu tư XDCB để trả các khoản vay, nợ ghi:

Nợ các TK 336, 338, 341...

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

  1. Bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

  1. Khi công tác xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành, bàn giao đưa vào sản xuất, kinh doanh: Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ do đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

  1. Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho Ngân sách Nhà nước, cho đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có các TK 111, 112.

  1. Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn đầu tư XDCB, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào?

+ Vốn điều lệ là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty đó. + Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được.

Vốn chủ sở hữu giảm nói lên điều gì?

Vốn chủ sở hữu sẽ giảm trong các trường hợp sau đây: Khi doanh nghiệp đó phải trả lại khoản vốn mà các nhà đầu tư đã đóng góp trước đó mà không có phần góp thêm vào. Cổ phiếu doanh nghiệp phát hành với mức giá thấp hơn mệnh giá.

Vốn chủ sở hữu âm thì như thế nào?

Theo công thức xác định vốn chủ sở hữu cho thấy: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể âm nếu tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản hiện có. Hoạt động hạch toán vốn chủ sở hữu rất quan trọng, giúp công ty điều chỉnh lại cơ cấu vốn, từ đó hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Vốn chủ sở hữu tăng nói lên điều gì?

Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, kết quả kinh doanh mang lại lợi nhuận tốt. Việc bổ sung, tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chủ Đề