Baáo cáo dtm khu neo đậu chuyển tải hàng hóa năm 2024

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi dự án ĐTM phe duyệt cấp bộ tài nguyên và môi trường

Kính gửi: - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG;

- TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG;

Chúng tôi là Công ty Cổ phần Vận Tải và Thương Mại Quốc Tế, chủ dự án đầu tư xây dựng Bến phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT -150.000 DWT ; thuộc mục mục số 8, Phụ lục III của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019- Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số Nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi Trường.

- Địa điểm thực hiện Dự án: xã Thạnh An, Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh ;

- Địa chỉ liên hệ của Chủ đầu tư: Lầu 5, 132 Hàm Nghi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.;

- Điện thoại: 0856399630 Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com

Chúng tôi xin gửi đến Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hồ sơ gồm:

- Một [01] bản Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Bến phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT -150.000 DWT

- Chín [09] bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.

- 01 USD lưu toàn bộ file bao gồm nội dung và phụ lục của dự án

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng Bến phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT -150.000 DWT.

MỤC LỤC

:

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

: Bộ Y tế

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

: Cổ phần

CTNH

: Chất thải nguy hại

DO

: Oxy hòa tan

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐVT

: Đơn vị tính

GSMT

: Giám sát môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

NĐ-CP

: Nghị định - Chính phủ

NXB

: Nhà xuất bản

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

: Quyết định

SS

: Chất rắn lơ lửng

STT

: Số thứ tự

TCVSLĐ

: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

: Tài nguyên và Môi trường

Tp.

: Thành phố

TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

VN

: Việt Nam

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

XLNT

: Xử lý nước thải

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Theo dự tính, công suất hàng qua bến phao dự báo đến 2021 – 2023 với mức trung bình đạt 9 triệu tấn/năm. Các tàu chuyển hàng đến có trọng tải lớn nhất 150.000 DWT và bé nhất 30.000DWT và tàu chở hàng đi có trọng tải lớn nhất là 30.000 DWT và bé nhất 5.000 DWT. Nếu tính như vậy thì số tàu hàng năm đến khu vực bến sẽ là [ tính cho 1 năm làm việc khoảng: 260 ngày]

Bảng 72: Tổng hợp số lượng tàu cập bến cảng

STT

Loại tàu mẹ cập mạn bến phao [ DWT]

Số giờ đậu tại bến [h]

Số ngày đậu [ ngày]

Số lượng tàu /năm [ chiếc]

1

150,000 DWT

200 h

8,3

31

2

80,000 DWT

106,6h

4,4

59

3

40,000 DWT

53,3h

2,2

118

4

30,000 DWT

40h

1,6

162

Tổng cộng

370

Nguồn: Cty Minh Phương tổng hợp tính toán năm 2020

Như vậy số ngày tàu neo bến được xác định trên cơ sở số tàu cặp bến trong năm và thời gian neo bến cho cụm bến phao BP1, BP2, BP3 là:

Dựa theo hệ số phát thải do WHO năm 1993 có thể xác định được lượng thải của tàu chuyên chở tại bến với số lượng 2,83 ngày tàu tại bến trên tổng diện tích 3 khu bến 412.970 m2 bao gồm kích thước vùng nước bến phao.

Sử dụng mô hình Gifford & Hanna và các điều kiện như đã tính với phát thải do chuyển tải hàng, có thể xác định được nồng độ ô nhiễm gây ra do phát thải do tàu đến làm hàng tại bến. Kết quả cho thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm đã không đáng kể đều nằm trong GHCP của QCVN. Ngoại trừ nồng độ NOx cao gần gấp 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Điều đáng lưu ý là các kết quả này là nồng độ khí thải gây ra do hoạt động của tàu ra vào xếp dỡ hàng hóa gây ra và đã có đã tính tới điều kiện phông nền được đo thực tế. Nồng độ các khí thải này có thể tăng lên khi tính tới các hoạt động khác trong thời gian vận hành.

Bảng 73. Tải lượng phát thải do tàu đến làm hàng tại bến

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm

kg/ngày

mg/s

mg/m2.s

Bụi

10,81200

125,1389

0,000966

SO2

1,08120

12,51389

0,000097

NOx

144,21300

1669,132

0,012879

CO

0,05724

0,6625

0,000005

VOC

6,51900

75,45139

0,000582

Bảng 74. Nồng độ khí thải do tàu đến làm hàng tại bến

Chất ô nhiễm

Nồng độ nền

Nồng độ

QCVN

Ghi chú

mg/m3

mg/m3

mg/m3

mg/m3

Bụi

0,05

0,0856

86

300

QCVN 05:2013/BTNMT,

Trung bình 1h

SO2

0,025

0,0286

29

350

NOx

0,1125

0,5867

587

200

CO

0,53

0,5302

530

30000

VOC

-

0,0214

21

5000

QCVN 06:2009/BTNMT, Trung bình 1h, với Hydrocabon

Riêng đối với bụi, với nguồn từ chuyển tải than, xi măng, clinker,…. và tàu đến làm hàng đã làm cho nồng độ bụi khu vực lên tới gần 600 mg/m3, tức là gấp 2 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Bụi chủ yếu gây ra do hoạt động chuyển tải than từ tàu mẹ sang các tàu con.

Đánh giá chung về ô nhiễm không khí trong giai đoạn vận hành bến phao, chủ yếu là ô nhiễm về bụi và khí NOx. Điều này là không thể tránh khỏi, không thể có một hoạt động công nghiệp, cảng, ...nào mà hoàn toàn không phát ra một lượng khí thải nào.

Theo mô hình Gilbert M. Masters, nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x cách đường phía cuối hướng gió được xác định theo công thức sau:

mg/m3

Trong đó :

E – Tải lượng chất ô nhiễm trên đơn vị dài của nguồn thải, mg/m.s.

u – Tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án, m/s.

sz – Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z[m].

Hệ số khuếch tán sz phụ thuộc vào sự khuếch tán của khí quyển. Giá trị của hệ số khuếch tán theo phương ngang được tính toán theo Slade với sự ổn định của khí quyển là B theo khoảng cách X[m] từ điểm tính đến nguồn thải theo chiều gió thổi được tính theo công thức:

sz = 0,53 0,73.

Dựa vào các công thức trên và từ tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động chuyển tải và do hoạt động của các tàu vận chuyển hàng đến và đi có thể xác định được nồng độ các chất ô nhiễm theo khoảng cách. Nồng độ bụi và nồng độ NO2 tuy cao vượt GHCP, tuy nhiên theo kết quả này thì nồng độ bụi do phát thải sẽ giảm tới GHCP ở vị trí cách nguồn 148m theo chiều gió, nồng độ NO2 cũng giảm tới giá trị này ở vị trí cách nguồn 142m.

Bảng 75:Nồng độ khí thải do hoạt động vận hành theo khoảng cách

Khoảng cách

[m]

Bụi

[mg/m3]

SO2

[mg/m3]

NOx

[mg/m3]

CO

[mg/m3]

VOC

[mg/m3]

25

6,071

0,033

4,358

0,002

0,197

50

1,830

0,010

1,314

0,001

0,059

75

0,907

0,005

0,651

0,000

0,029

100

0,552

0,003

0,396

0,000

0,018

125

0,375

0,002

0,269

0,000

0,012

142

0,300

0,002

0,215

0,000

0,010

148

0,279

0,001

0,200

0,000

0,009

QCVN

0,3

0,350

0,2

30

5

Ghi chú: Quy chuẩn áp dụng là QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN06:2009/BTNMT.

Như vậy, đối với các loại hình bến phao được xây dựng lắp đặt trên sông Cái Mép không có công đoạn sản xuất nên không phát sinh khí thải, mà khí thải phát từ các tàu thuyền và sà lan vào bến phao bốc xếp hàng hóa là nguồn động, các tàu thuyền và sà lan này được các chủ tàu đăng kiểm định kỳ với Cục đăng kiểm đủ điều kiện mới được phép lưu thông và cùng với kết quả đánh giá ở trên thì khí thải từ các phương tiện vận chuyển tác động đến môi trường không khí là không đáng kể.

v Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng chạy dầu DO trên các xà lan mẹ chở hàng

Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của xà lan mẹ chở hàng. Trên mỗi xà lan có trang bị phát điện dự phòng với công suất 25 KVA, sử dụng nhiên liệu dầu DO. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu cho máy phát điện cỡ nhỏ trên khoảng tương ứng 290 kg/h.

Để tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải máy phát điện, chúng tôi dựa trên hệ số phát thải của WHO 1993:

Bảng 76: Hệ số phát thải các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện

STT

Chất ô nhiễm

Hệ số [kg/tấn]

1

Bụi

0,71

2

CO

2,19

3

SO2

20S

4

NO2

9,62

Nguồn: WHO 1993

Ghi chú: Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%

Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg dầu DO là 38,0 m3. Với định mức 290 kg dầu DO/h lưu lượng khí phát thải là 11.020 m3/h.

Bảng 77: Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện

STT

Chất ô nhiễm

Tải lượng [g/h]

Nồng độ [mg/Nm3]

QCVN 19:2009/BTNMT Cột B [Kp=1; Kv=1]

1

Bụi

262,7

18,68

200

2

CO

810,3

57,63

1.000

3

SO2

370

26,32

500

4

NO2

3.559

253,13

850

Nguồn: Cty Minh Phương tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm của WHO 1993, 2019

Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- Nm3 : thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn [0oC, 1 atm]

- Hệ số Kp = 1,0 áp dụng cho lưu lượng khí thải Q

Chủ Đề