Cholesterol cao là bao nhiêu

Kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu là chỉ định cần thiết khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vậy nồng độ cholesterol bao nhiêu là khỏe mạnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Nồng độ cholesterol bao nhiêu là khỏe mạnh?

Chỉ số cholesterol trong máu bao gồm cholesterol LDL, cholesterol HDL 

Cholesterol LDL được xem là cholesterol “xấu” bởi sự tăng cao của nó có thể làm xuất hiện các mảng bám trong lòng động mạch. Điều này gây ra cục máu đông cùng nhiều căn bệnh về tim rất nguy hiểm.

Mức độ cholesterol LDL tối ưu là dưới 100 mg/dL. Mức độ cholesterol LDL được coi là bình thường nếu dao động từ 100 – 129 mg/dL. Từ 130 mg/dL trở đi, nồng độ cholesterol LDL sẽ được coi là cao.

Chỉ số cholesterol cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn

Trái lại với cholesterol LDL, cholesterol HDL là cholesterol “tốt”, nó giúp vận chuyển cholesterol LDL ra khỏi máu, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tim. Mức độ cholesterol HDL tối ưu nên từ 60 mg/dL trở lên, dưới 40 mg/dL là quá thấp.

Ngoài ra, còn có một chỉ số nữa bạn cần quan tâm, đó là tổng mức cholesterol trong máu [mức cholesterol tổng thể]. Mức tối ưu của cholesterol tổng thể nên dưới 200 mg/dL. Nếu từ 200 mg/dL trở lên, bạn sẽ được coi là người có nồng độ cholesterol cao.

Làm thế nào để duy trì nồng độ cholesterol tốt cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia, có thể tăng lượng cholesterol tốt mà không cần đến thuốc bằng cách áp dụng một số lưu ý sau:

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một trong số những cách đơn giản để giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt. Tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày khoảng 30 phút với những bài tập vừa sức và cường độ vừa phải sẽ giúp tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt và xấu vào trong cơ thể. Để tăng lượng Cholesterol tốt trong cơ thể, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm như các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá bơn và cá thu được biết đến là những nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3.

Thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ngừa nguy cơ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu

Kiểm soát cân nặng ở mức lí tưởng

Nếu bạn thừa cân hay béo phì thì giảm cân cũng là một bước trong việc giảm cholesterol xấu và gia tăng cholesterol tốt. Để thành công trong việc giảm cân, hãy tạo một kế hoạch kết hợp với những thói quen cần thay đổi hàng ngày và tránh những chế độ ăn chạy theo mốt nhất thời. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để giảm cân hữu hiệu hơn.

Thăm khám kiểm tra nồng độ cholesterol định kỳ

Chỉ số cholesterol tăng cao có thể âm thầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe không gây nên triệu chứng rõ ràng vì vậy người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nồng độ cholesterol để kiểm soát tốt chỉ số này hiệu quả.

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu được xem là thành phần đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu chỉ số lipid máu quá cao cũng dẫn đến tình trạng mỡ máu gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý độc giả về ngưỡng chỉ số mỡ máu bình thường và chứng mỡ máu cao.

Làm thế nào để xác định chỉ số mỡ máu bình thường?

Chỉ số mỡ máu là một chỉ số sức khỏe không thể nhận biết thông qua những dấu hiệu bên ngoài. Ngày nay, xét nghiệm mỡ máu [Xét nghiệm Lipid máu] được xem là phương án hữu hiệu nhất để xác định chỉ số mỡ máu.

Xét nghiệm mỡ máu là một xét nghiệm máu để đo lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu. Xét nghiệm này rất quan trọng và được thực hiện thường xuyên để xác định nguy cơ tích tụ chất béo [mảng bám] trong động mạch. Từ đó, chẩn đoán được nguy cơ thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch trong cơ thể [còn được gọi là xơ vữa động mạch].

Phương pháp xét nghiệm mỡ máu sẽ giúp kiểm tra tổng lượng cholesterol và phân tích cụ thể từng loại lipid trong máu, bao gồm triglycerid, HDL-c [cholesterol tốt] và LDL-c [cholesterol xấu].

Trong số các lipid máu, cholesterol là thành phần quan trọng nhất, có mặt trong tất cả các mô của cơ thể và tham gia vào việc xây dựng cấu trúc tế bào, kiểm soát chức năng não, sản xuất hormone, hoặc dự trữ máu, chỉ có hại nếu bị rối loạn.

Thông thường, những người ở độ tuổi trung niên sẽ được chỉ định xét nghiệm mỡ máu, từ đó, xác định những nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch và xây dựng phương pháp dự phòng, hỗ trợ GIẢM MỠ MÁU hợp lý.

Các thành tố giúp xác định chỉ số mỡ máu bình thường

Việc xét nghiệm mỡ máu cho ra kết quả là một loạt những thông số chuyên ngành tương đối phức tạp. Dù vậy, mọi người chỉ cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng bao gồm:

Xét nghiệm chỉ số Triglycerid

  • Đây là một dạng chất béo chiếm tỷ lệ 95% trong tổng số chất béo mọi người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, là thành phần quan trọng trong dầu thực vật và mỡ động vật.
  • Khi thành phần Triglyceride dưới 100mg/dL [tương đương 1,7 mmol/L]: Có nghĩa là hàm lượng Triglyceride ở mức bình thường.
  • Khi thành phần Triglyceride chiếm từ 150 đến 199 mg/dL [tương đương 1,7-2mmol/L]: hàm lượng Triglyceride đang ở mức ranh giới cao.
  • Khi thành phần Triglyceride chiếm từ 200 đến 499 mg/dL [tương đương 2 – 6 mmol/L: hàm lượng Triglyceride đang ở mức cao.
  • Khi thành phần Triglyceride chiếm trên 500 mg/ dL [6mmol/L]: hàm lượng Triglyceride đang ở mức rất cao và đáng báo động.
  • Kết quả chỉ số Triglyceride cho phép các bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch và tiểu đường, từ đó, cân nhắc một chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học nhất.

>> Xem thêm: Gợi ý bữa sáng cho người mỡ máu cao giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả

Chỉ số xét nghiệm Cholesterol toàn phần

Đây là chỉ số được các chuyên gia khuyến cáo là những người trên 20 tuổi nên thực hiện xét nghiệm định kỳ. Bởi các thống kê dịch tễ cho thấy độ tuổi gặp chứng Cholesterol cao đang dần trẻ hóa.

  • Nếu chỉ số Cholesterol toàn phần dưới mức 200 mg/dL [tương đương 5,1 mmol/L], tức là người xét nghiệm đang ở tình trạng bình thường, nguy cơ về vấn đề động mạch vành là rất thấp.
  • Nếu chỉ số Cholesterol toàn phần ở mức 200 đến 239 mg/dL [tương đương 5,1 – 6,2 mmol/L], tức là người xét nghiệm đang gặp một số vấn đề về sức khỏe cần được tham khảo các chỉ số khác để có được kết quả chính xác. Người có kết quả chỉ số về Cholesterol ở mức này cần đặc biệt chú trọng đến sinh hoạt và theo dõi sức khỏe định kỳ.
  • Nếu chỉ số Cholesterol toàn phần đạt từ 200 đến 239 mg/dL [tương đương 5,1 – 6,2 mmol/L], tức là lượng Cholesterol trong máu của người xét nghiệm đang tăng cao, rất dễ có nguy cơ với tình trạng xơ vữa động mạch.

>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì? Tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe?

Chỉ số xét nghiệm LDL-Cholesterol [LDL-C]

Đây là chỉ định xét nghiệm cần có đối với những ai gặp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường,…

  • Khi LDL-c dưới mức 130 mg/dL [tương đương dưới 3,3 mmol/L] , tức là đang ở mức bình thường.
  • Khi mức LDL-c trên 160 mg/Dl[tương đương trên 4.1 mmol/L] là ngưỡng có hại cho sức khỏe.
  • Khi LDL-c càng ở mức cao thì nguy cơ gặp xơ vữa động mạch sẽ càng lớn, mọi người cần đặc biệt tuân thủ theo những chỉ định từ các bác sĩ để bảo vệ sức khỏe.

Xét nghiệm chỉ số HDL – Cholesterol [HDL-c]

Đây là chỉ số thường được khuyến cáo xét nghiệm cho những người trên 40 tuổi, gặp các chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch hoặc tăng huyết áp.

  • Khi mức HDL- c trên 50 mg/dL [tương đương với trên 1.3 mmol/L], có nghĩa là ở mức bình thường.
  • Khi mức HDL- c dưới 40mg/dL [tương đương với dưới 1 mmol/L] có nghĩa là ngưỡng gây hại cho sức khỏe.

Chỉ số HDL-c giảm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây xơ vữa động mạch hoặc rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp.

>> Xem thêm: Ăn rau gì để giảm mỡ máu – Tình trạng cholesterol cao có nguy hiểm không?

Trường hợp nào được xem là mỡ máu cao?

Khi được xét nghiệm với các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau, bạn sẽ được chẩn đoán là mỡ máu cao:

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần trên 6,2 mmol/L
  • LDL-c trên 4,1 mmol/L
  • Triglyceride trên 2,3 mmol/L
  • Và chỉ số HDL-c dưới 1 mmol/L.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về đặc điểm của chỉ số mỡ máu bình thường và tình trạng mỡ máu cao từ kết quả xét nghiệm. Từ đó, có được những phương án giảm mỡ máu phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Chủ Đề