Chim chào mào bao nhiêu ngày thì nở?

Đây cũng à lúc để anh em rục rịch chuẩn bị đồ nghề để săn cho mình những chú chim có tốt chất nhất khi mùa bẫy chào mào non sắp tới rồi. Nhưng cũng song song với nó chính là việc anh em cần phải trang bị được cho mình những kinh nghiệm trong cách nuôi chim chào mào non. Tuy nuôi chim chào mào non không quá phức tạp nhưng cũng rất cần phải theo đúng quy trình. Và ở trong bài viết này Chú Giong sẽ cùng anh em đi tìm phương pháp nuôi dưỡng chúng một cách tốt nhất nhé

Cách nuôi chim chào mào con.

Bạn đang xem: Phương pháp nuôi chim chào mào còn non đúng cách nhất

1. Cách cho chào mào con ăn và chế dộ dinh dưỡng

Việc cho chú chim chào mà con ăn không phải là điều gì đó khó khăn bởi những chú chào mào con này rất dễ ăn anh em chỉ cần nhớ tìm cho chúng một loại cám có đầy đủ chất dinh dưỡng sau đó trộn các loại cám này với nước để cho mềm rồi cho chúng ăn. Vào thời gian đầu thì những chú chim chào mào non ăn khá nhiều. Trong chế độ ăn của chúng bạn cũng đừng quên bổ sung thêm cho chúng các loại ha quả cũng như đồ tươi để chúng có thể phát triển toàn diện nhất nhé. 

Nếu như những chú chào mào non của bạn chưa thể tự mổ được thì bạn phải thay thế ba mẹ chúng bón cho chúng ăn hàng ngày rồi. Việc bón cho chim chào mào non ăn thì bạn bạn chuẩn bị một chiếc que sạch sau đó đưa cám vào miệng chúng giai đoạn này thì vất vả bởi chúng chưa thể tập ăn. Tuy nhiên đến lức những chú chào mào trắng của bạn đã có thể tự ăn được thì bạn hoàn toàn có thể tập cho chúng tự mổ lúc này việc nuôi dưỡng của bạn đã trở nên nhàn hơn rất nhiều rồi. Giai đoạn này cũng đừn quên cho chúng ăn các loại trái cây nhé không những tốt cho chim mà còn giúp những chú chim nhỏ có thể phòng được các loại bệnh đó.

2. Các tập cho chào mào con tự ăn

Có một vấn đề trong cách nuôi chim chào mào non chính là việc phải làm sao để cho những chú chim này có thể tự mổ được. Đừng nên lo những chú chim của bạn sẽ đói nhé vì dù gì cũng là bản năng của chún nên bạn có thể áp dụng cách bỏ đói chúng trong một khoảng thời gian. Mới đầu thì cho chúng ăn vừa phải thôi sau đó chuẩn bị một quả chuối đã được cắt ra từng mảnh nhỏ. Không phải là cắt rời ra nhé chỉ cắt để cho những chú chim có thể tự ăn được thôi. Mới đầu thì vẫn cần người nuôi dưỡng phải đút thêm cho chúng nhưng cách đút bây giờ không phải là bón tận miệng nữa mà cứ để ở gần chúng thôi đến khi chúng chờ đợi mãi mà không thấy chủ nhân của chúng đút cho thì lúc đó chúng sẽ bắt đầu chủ động mổ đấy. Giảm bớt bữa ăn của chúng trong một ngày cho đến khi nào chúng cố thể mổ thức ăn thành thạo. Như đã nói ở trên rồi những chú chim này theo bản năng nên không thể chết vì đói được anh em yên tâm nhé. Đến khi chim có thể tự ăn tự uống được thì 1 ngày anh em cũng đừng quên đút thêm cho chúng các loại thức ăn tươi nhé để cho những chú chim của bạn có thể đầy đủ được dưỡng chất.

Xem thêm: Tử Vi Và Tướng Số - Có Mối Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào

3. Cách tách lồng cho chào mào

Lúc này những chú chim chào mào của bạn đã được coi là thanh niên tất nhiên là chúng chưa trưởng thành hoàn toàn, đây là giai đoạn mà những chú chim của bạn bắt đầu học hót, bắt đầu học nêt chơi. Bạn nên tập giọng cho chúng bằng cách kiếm một chim thầy để chúng học theo. Chim thầy phải có được phẩm chất tốt nhất có chất giọng chuyên nghiệp việc lựa chọn chim thầy càng khắt khe bao nhiêu thì những chú chim nhỏ càng có khả năng học theo tốt bấy nhiêu. Nhưng không phải là để cho chúng đối mặt với nhau đâu nhé. Bạn để chim thầy ở cạnh nhưng vẫn phải che để tránh cho những chú chim thầy dọa nạt khiến cho chúng sợ sệt Đến khi nào những chú chim non đã bắt đầu hình thành được một chất giọng rồi thì mới cho đấu đá chút để thầy trò nó ôn bài cùng với nhau. Nếu bạn không có chim thầy thì có thể khắc phục bằng cách lên trên mạng tìm những tiếng chim chào mào hay nhưng chất lượng phải tốt nhé vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp để quá trình học giọng của những chú chim nhỏ sau đó copy vào máy phát nhạc hay bất cứ thiết bị nào và mở cho những chú chim nhỏ thường xuyên nghe. Nghe lâu rồi nó sẽ ngấm việc làm này cũng mang đến một kết quả tốt mà không cần phải cầu kì hay cần phải có một chú chim thầy chất lượng.

Việc nuôi một chú chim chào mào không phải là điều đơn giản và rất cần đến sự tỉ mỉ cũng như cần đến niềm đam mê của bạn. Trên đây là những cách nuôi chim chào mào non chi tiết nhất mà Chú Gióng muốn mang đến cho bạn. Hi vọng rằng với sự tận tâm của mình những chú chào mào nhỏ sẽ có thể thể trưởng thành và biết đâu trong mọt tương lai gần nhất chúng sẽ mang về niềm vinh quang thì sao? Chúc các bạn luôn thành công với đam mê của mình.

Những chú chim Chào Mào non được ra đời là thời điểm mà các nhà nuôi chim cảnh tất bật hơn hết. Chăm nuôi chào mào non cũng cần phải đúng cách, đúng kỹ thuật để chim lớn lên khỏe mạnh và hót hay. Vì thế, nếu bạn đang sở hữu những chú chim non bé nhỏ hãy trau dồi cho mình những kinh nghiệm thiết yếu nhất về cách nuôi chào mào non tốt nhất. Cho nên bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Cách nuôi và chăm sóc chim Chào mào non

Chế độ dinh dưỡng cho Chào Mào non

Khi nuôi chào mào non phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì nó quyết định phần lớn cho sự phát triển tốt của chào mào sau này. Sau đây là một số thông tin cần biết để cung cấp thức ăn cho chim non:


1.1 Chế độ dinh dưỡng

Vấn đề dinh dưỡng đối với chim non cũng không có gì quá khắt khe. Người nuôi chim chỉ cần cung cấp một lượng vừa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển mạnh khỏe của chào mào.

Cho chim ăn các loại cám dành riêng cho chào mào, cùng với nhiều loại trái cây và cả mồi tươi ngon để đầy đủ khoáng chất và vitamin. Vào thời gian đầu mới nở, chào mào non cần được ăn nhiều hơn. Vì vậy, nên thường xuyên cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho chim non phát triển nhanh và toàn diện nhất.

1.2 Cách cho chào mào non ăn

Chim mới nở sẽ còn rất yếu nên thức ăn phải mềm, ướt để chào mào non dễ nuốt. Cám cho chim ăn [cám Ba Vì] được hòa chung với nước ấm cho nhão đi, ngoài ra cũng có thể cho chim ăn cơm. Không thể thiếu hoa quả được, nên lựa loại quả nhiều nước, cắt nhỏ [cà chua, đu đủ chín, bơ, chuối,…].

Về mồi tươi như: cào cào, châu chấu,… cần cắt đầu và chân để chim dễ nuốt xuống hơn. Cho chào mào ăn một ít tép khô nhằm chống bệnh liệt chân thường xảy ra ở chim non.

Cần bón cho chim ăn cẩn thật nhất có thể. Việc bón ăn cần sử dụng những que nhỏ, hoặc lông cánh gà xé hết để lại một ít ở đầu lông nhằm quệt cám lên lông đút cho chào mào ăn. Các loại mồi chỉ cần đút bằng tay vào miệng chim là được. Khi nào chim kêu tức là đang đói nên bạn cứ dựa vào tần suất kêu mà cho chào mào ăn.


Advertisement

Chú ý khi bón chim ăn: mỗi lần đút chỉ với lượng thức ăn ít thôi, tránh làm chim bị nghẹn. Sau khi ăn thì cho chim uống nước. Thấm nước vào ngón tay sau đó nhỏ vào miệng chim, cũng có thể dùng bông ngoáy tai để thấm nước cho chim uống. Khi cho ăn không nên huýt sáo tạo thói quen xấu khi chim lớn lên.

Nuôi chim Chào Mào non được cái thuần dạn rất tốt, nhưng để đi thi đấu tốt thì bạn nên chọn những chú chim bổi. Một khó khăn khi nuôi chim bổi là chúng rất nhát. Vậy làm sao để chúng nhanh dạn người. Hãy đọc ngay bài viết cách thuần chim Chào Mào bổi nhanh dạn người chỉ sau 1 tháng để biết thêm nhé!

Chăm sóc cho chim non

Tổ được có thể lấy luôn tổ ngoài tự nhiên hoặc lót vải, làm bằng rơm rạ,… bỏ vào cái lồng nhỏ. Cần chú ý dọn dẹp tổ sạch sẽ khi chim còn nhỏ để tránh tổ dính phân nhiều dễ bại chân.

Cần phải luôn luôn giữ ấm cho chào mào non. Nếu thời tiết có dấu hiệu lạnh thì nên thắp đèn để sưởi ấm, thời tiết nóng thì chỉ cần cho chim phơi nắng đều đặn là được. Treo lồng nơi yên tĩnh, tránh gió lùa, trùm kín lồng, tránh mèo chuột gây hại chim.

Khi còn nhỏ thì không cần tắm cho chào mào. Bắt đầu tắm bằng cách phun sương nhẹ khi chim bắt đầu tập bay chuyền. Bình thường khi dần lớn lên cần thường xuyên tắm cho chim [2 lần/tuần].


Advertisement

Nuôi chim Chào Mào non cần vệ sinh tổ sạch sẽ và thường xuyên

Luyện cho chào mào non tự ăn

Sau khi nuôi chào mào non được một khoảng thời gian. Tùy thuộc vào mức độ cho ăn, cũng như bạn có tập cách ăn thường xuyên hay không thì chúng sẽ có thể tự mổ thức ăn được. Nhưng vẫn cần thường xuyên bón cho chim ăn.

Bình thường hãy luyện cho chúng tự ăn đơn giản bằng cách đưa một ít cám đến gần miệng chim để chúng tự động mổ. Khi chào mào tự đớp mồi quen dần rồi thì cứ tiếp tục nhử que bón ăn đến máng ăn. Để chim thấy que, từ đó chim ý thức được sẽ tới máng để mổ cám.

Cách tốt nhất theo bản năng loài chim nào cũng thế. Bạn có thể chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, nước uống vào trong lồng gần chim, không bón cho chim ăn nữa. Để chúng tự động mổ vào thức ăn có sẵn. Giảm bữa ăn hằng ngày của chào mào để chúng nảy sinh bản năng tự tìm kiếm thức ăn.

Từ 1 đến 1,5 tháng, lúc này chim cũng đã có sức khỏe hơn, đủ lông, đủ cánh và có thể bay thấp được. Cho thức ăn vào máng để chim tự bay đến để mổ. Thời gian này cũng cần tập cho chim tắm. Phải luôn trùm kín lồng, lúc nào cũng phải chọn nơi yên tĩnh, an toàn để tránh làm chim sợ bởi chó mèo.

Để có một chú chim Chào Mào hay bạn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách nuôi chim Chào mào căng lửa hót hay nhé!

Luyện tập cho chim chuyền và hót

Trưởng thành lên chút nữa, lúc này chào mào non đã có sức khỏe mạnh hơn, đã trưởng thành nhưng chưa hoàn toàn. Nếu có chế độ chăm sóc ổn định, chuyên nghiệp thì việc tập bay chuyền và tập hót sẽ diễn biến khá nhanh.

Việc hót thường thì sẽ để chim biết hót tự nhiên nhưng vẫn cần có cách để luyện chào mào hót hay và mau mỏ hơn. Để một chú chào mào trưởng thành khác, có giọng hót hay [chào mào thầy] vào gần chim non để chúng nghe quen giọng rồi học theo.


Advertisement

Lựa chọn chim thầy phải lựa chọn một cách khắt khe [siêng hót, chất giọng hót hay] để tạo tiền đề cho chim non luyện tập tốt hơn. Không nên để chúng đối mặt nhau, tránh làm chim non hoảng sợ. Sau một thời gian cho nghe thì hãy cho chúng đối mặt nhau, đấu nhau một tí, điều này khiến chim non luyện tập hót tốt hơn.

Ngoài ra, nếu bạn không có chim thầy thì với thời đại hiện nay bạn dễ dàng kiếm được những video chào mào hót trên mạng. Hãy biết lựa chọn những video có giọng chim chất lượng, cần đặt gần để chim non nghe thường xuyên.

Việc chăm nuôi chào mào non là việc cần phải có kỹ năng cũng như sự bền bỉ. Chú ý đến chúng thường xuyên để giải quyết những vấn đề không hay xảy ra. Mong rằng với một số thông tin bên trên đã giúp bạn phần nào chăm sóc tốt những chú chim chào mào non khỏe mạnh nhất.

Chim chào mào ấp bảo nhiêu ngày thì nở?

e] Giai đoạn chào mào ấp trứng và nở con: – Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 - 14 ngày thì nở, thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều, và bạn phải đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi, để tránh chim trống phá tổ, hoặc giết chết chim con của nó, do không đủ nguồn thực phẩm.

Chim chào mào bảo nhiêu ngày biết bay?

Nếu sinh sống ở môi trường tự nhiên, Chào mào má đỏ thường sinh sản từ tháng 8 – 4 dương lịch hàng năm. Mỗi lần sinh sản từ 2 – 4 trứng, sau đó con đực và con cái sẽ cùng nhau ấp trứng cho tới khi nở. Chim non khi nở sẽ được chim bố mẹ nuôi từ 20 – 25 ngày, khi đủ lông sẽ bay theo bố mẹ đi kiếm ăn.

Chim chào mào đẻ bảo nhiêu con?

Nhiều anh em quan tâm 1 vụ chào mào sinh sản được bao nhiêu lứa, cái này cũng tùy vào từng cặp chim. Đối với nhà mình có cặp chỉ sinh sản được 3 lứa là nghỉ, cặp nhiều nhất được 10 lứa. Mỗi lứa trung bình đẻ 2-3 quả các bạn nhé.

Chim chào mào đẻ bảo nhiêu trứng?

Chào mào thường làm tổ ở những cây có tán rộng, độ cao từ 3m đến 5m. Nguyên liệu làm tổ là các cọng cỏ, cọng cỏ khô hoặc lá của các loại cây thuộc họ Dừa tước nhỏ, khô. Chim mái thường đẻ từ 2 ->5 trứng và ấp trong khoảng từ 13 đến 15 ngày thì nở [biết được nhiệt độ để trứng nở thì ta có thể ấp nhân tạo].

Chủ Đề