Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng

Câu 3 [trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]

Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những hình ảnh, chi tiết đó.

Lời giải 1

+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính đi chiến đấu đế lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa.. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà xa xôi.

+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Ảo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

     Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày... sự từng trải của đời người lính đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở khi bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những nguờí lính vẫn cười trong gian lao, bởi có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến  thắng cái lạnh ở “chân không giày" và thời tiết “buốt giá". Trong đoạn “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

Lời giải 2

Tình đồng chí được thể hiện trong tác phẩm

- Sự giúp đỡ, chia sẻ những gánh nặng, nỗi lo toan: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

- Cùng đồng cam cộng khổ vượt qua những ngày thang gian lao, khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh .... chân không giày”

- Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

- Qua đó thể hiện tình cảm đoàn kết, gắn bó keo sơn cùng chung một lòng của những người đồng chí

HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU [PHIẾU HỌC TẬP] THIẾT KẾ THEOBÀI [MỖI BÀI TỪ 5-7 PHIẾU HỌC TẬP], CÓ ĐÁP ÁN CỤ THỂ CHI TIẾTCHUYÊN ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI KÌ 1Phiếu học tập số 1:Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”a] Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo. Cho biết đoạn thơ nằm trong bài thơ nào?Của ai? Hoàn cảnh sáng tác.b] Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuậtgì? Tác dụng?c] Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng viết về tình đồng chí, đồngđội của người lính trong chương trình Ngữ văn 9. Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉthân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng. Cho biết tên tác giả, tácphẩm.d] Viết đoạn văn khoảng 12 dòng theo cách diễn dịch. Phân tích đoạn thơtrên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí [trong đó có sử dụngcâu ghép].Chép lại và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép.Gợi ý :a, Tự trả lờib] Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuậtđiệp ngữ, hoán dụ.Cách nói hàm súc, giàu hình tượng, vừa tả thực vừa mang ý nghĩa tượngtrưng.Nghệ thuật hoán dụ “súng”, “đầu”: “súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến1đấu. “Đầu” biểu tượng cho lí tưởng.Tả thực tư thế chiến đấu của người linh khi có giặc, tượng trưng chung hànhđộng và lí tưởng của người lính.Tác dụng: Chính Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ trongcâu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” cho ta thấy sự đoàn kết, gắn bó keo sơncủa tình đồng đội, sự gắn kế trọn vẹn cả về lí trí, lẫn lí tưởng và mục đích cao cả:chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.c] Câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của người lính cách mạng:“Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”Thuộc tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật.d]Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn có độ dài khoảng 12 dòng theo lối diễndịch, qui nạp, hay tổng phân hợp, có một câu ghépYêu cầu về nội dung: Cần làm nổi bật nội dụng sau:- Sự gắn bó của những con người từ những vùng quê nghèo khổ khác nhau:xa lạ- tri kỉ- Họ cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu- Chú ý vào các từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi: chung chăn, tri kỉ, súng bênsúng, đầu sát bên đầu.*** Đoạn văn tham khảo:Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Đồng chí” – Chính Hữu sáng tác năm1946 đã rất thành công trong việc thể hiện được cơ sở bền chặt hình thành tìnhđồng chí. Mở đầu là hai câu thơ:“Quê hương anh nước mặn đồng chua, Làng tôinghèo đất cày lên sỏi đá”. Nghệ thuật đối xứng “nước mặn đồng chua”, “đất càylên sỏi đá” giúp ta hình dung ra những người lính đều là con em của những ngườinông dân từ các miền quê nghèo khó, hội tụ về đây trong đội ngũ chiến đấu. “Anhvới tôi đôi người xa lạ, Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Từ “đôi” chỉ haingười, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn2kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. Từ phương trời tuychẳng hẹn quen nhau nhưng họ là những người cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ,trong trái tim của họ nảy nở lên những ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Tình đồng chí – tình cảm ấy không chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọnvẹn cả về lí trí lẫn lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do choTổ quốc. “Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.Chính Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ qua từ “súng”, “đầu”, “bên” vànghệ thuật hoán dụ “súng, đầu” đã thể hiện điều đó.Từ “chung” ở đây bao hàmnhiều nghĩa: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khátvọng, …“Tri kỉ” cho thấy họ là những đôi bạn thân thiết, luôn sát cánh bên nhaukhông thể tách rời. Tóm lại, những người lính / tuy xuất thân từ những vùng quênghèo khó nhưngCNVNhọ / vẫn chung mục đích, chung một lí tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.CNVNPhiếu học tập số 2:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi hai người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí ![Theo Chính Hữu, Đồng chí, trong Ngữ văn 9, tập một,NXB Giáo dục, 2005, trang 128]1. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào ? Hãy chép lạichính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm củacâu thơ như thế nào ?2. Câu. thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong3chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào ?Thuộc bài thơ nào ?Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống nhau,khác nhau ?3. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểucâu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụngkiểu câu đó trong văn cảnh?4. Câu thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn vănkhoảng 10 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.Gợi ý đề bài số 2:1.Trong đoạn thơ có từ bị chép sai là hai, phải chép lại là đôi : Anh với tôi đôingười xa lạ.Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ : Hai là từ chỉsố lượng còn đôi là danh từ chỉ đơn vị. Từ hai chỉ sư riêng biệt, từ đôi chỉ sự khôngtách rời. Như vậy, phải chăng trong xa lạ dã có cơ sở của sự thân quen ? Điều đótạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ.2. Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Du có từ tri kỉ :hồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉTừ tri kỉ trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau.Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác : ở câu thơ của ChínhHữu, tri kỉ chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, trikỉ lại chỉ tình bạn giữa trăng với người.3. Tác dụng:– Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu, là bản lề khép mở ý thơ…4Về nội dung: Giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: biểu hiện sự cô đặc,dồn thụ sức nặng tư tưởng, cảm xúc của tác giả…]4. Viết đoạn văn :* Về nội dung, cần chỉ ra được :- Câu thơ chỉ có hai tiếng và dẩu chấm than, là nốt nhấn, là lời khẳng định.- Gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trên và mở ra hướng cảm xúccho phần sau : cội nguồn của tình đồng chí và những biểu hiện, sức mạnh của tìnhđồng chí.* Về hình thức : không quy định cụ thể, nên có thể tự lựa chọn cấu trúc đoạncho phù hợp.***Đoạn văn tham khảo:Bài thơ ” Đồng chí” của Chính Hữu ca ngợi tình cảm cao đẹp của nhữngngười lính anh bộ đội cụ Hồ trong đó tính hàm xúc của bài thơ được đặc biệt thểhiện ở dòng thơ thứ 7 trong bài thơ ” Đồng chí”, dòng thơ chỉ có một từ kết hợpvới dấu chấm than, đứng riêng thành một dòng thơ và có ý nghĩa biểu cảm lớn,nhấn mạnh tình cảm mới mẻ thiêng liêng – tình đồng chí. Đây là tình cảm kết tinhtừ mọi cảm xúc, là cao độ của tình bạn, tình người, có nghĩa được bắt nguồn từnhững tình cảm mang tính truyền thống, đồng thời là sự gắn kết của bài thơ, nó làbản lề khẳng định khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí của sáu câu thơ trước,còn với những câu thơ phía sau là sự mở rộng, sự triển khai biểu hiện cụ thể củatình đồng chí, với ý nghĩa đặc biệt như vậy nên dòng thơ thứ 7 đã được lấy làmnhan đề cho bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Cho đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :[…]Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không, mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh5Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay. […]1, Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em,vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí?2, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Giếngnước gốc đa nhớ người ra lính”3, Nêu những khó khăn mà người lính phải trải qua.4, Qua đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí.5, Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn [khoảng 10 câu] theo cách lập luậntổng hợp – phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định đểlàm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội. [Gạch dưới câu phủ địnhvà những từ ngữ dùng làm phép thế].Gợi ý:1,-Trích từ tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu.- Đồng chí : người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thểchính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cáchmạng tháng Tám 1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơquan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.6Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vẻ đẹp tinh thầncủa người lính cách mạng – những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiếnđấu, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tình đồng chí vừalà tình chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạngcon người cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, vớimình, nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn trân trọng.2, Hoán dụ kết hợp nhân hóa cho ta thấy nỗi nhớ 2 chiều: quê hương, hậu phươngnhớ người lính và người lính cũng 1 lòng gắn bó yêu mến quê hương3, Những khó khăn, thiếu thốn của người lính:- Áo anh: rách vai- Quần tôi: vài mảnh vá- Chân: không giày=> Bằng bút pháp tả thực + liệt kê, nhà thơ đã làm nổi bật lên những khó khăn,thiếu thốn về quân trang, quân dụng của những người lính.4, Yêu cầu• Hình thức: từ 5-7 dòng, đảm bảo đủ 3 phần chính của đoạn văn.• Nội dungĐồng chí, đồng đội là cùng nhau chia sẻ khó khăn, thiếu thốn:-“Anh với tôi”-“từng cơn ớn lạnh, sốt run người...”-“miệng cười buốt giá”-“thương nhau tay nắm lấy bàn tay”=> Sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí giúp người lính hoàn thành nhiệm vụ,vượt qua mọi khó khăn để hướng về tương lai tốt đẹp5, Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc giữa nhữngngười đồng đội [1]. Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưngnhững người chiến sĩ ấy đã có cùng một cảnh ngộ [2]. Họ đã phải từ giã ruộngnương, làng mạc để bước chân vào quân ngũ [3]. Họ để lại sau lưng những người7thân với cuộc sống khó khăn, vất vả, với những tình cảm nhớ thương tha thiết [4].Bước chân vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn đầu gian khổ, những người línhkhông có cả những trang phục bình thường, quen thuộc của một người bộ đội [5].Áo thì rách vai, quần thì có vài mảnh vá, chân thì không giày [6]. Nhưng tinh thầncủa họ vẫn lạc quan : miệng cười buốt giá [7]. Họ lại yêu thương, đoàn kết, gắn bónhau trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” [8]. Tìnhđồng chí như một ngọn lửa nồng đã sưởi ấm tâm hồn, cuộc sống của những ngườivệ quốc quân Việt Nam [9]. Chính tình đồng chí cao đẹp đó đã mang lại sức mạnhvà làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp [10].[1] : Tổng hợp → nêu nội dung chính của cả đoạn.Các câu từ câu [2] → câu [9] : Phân tích → nêu những biểu hiện của tình đồngchí: đồng cảm, sẻ chia.Câu [10] : Tổng hợp → tổng kết và nâng cao, khẳng định giá trị của tình đồngchí.ĐỀ ĐOC HIỂU SỐ 4:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treoCâu 1: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lạidùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?Câu 2: Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trongbài thơ? Qua đó em hiểu thêm gì về tâm hồn của những người lính trong kháng8chiến chống Pháp?Câu 3: Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của ba câu thơ cuối trong bài có sửdụng câu cảm thán?Gợi ý:Câu 1:- Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguyhiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau.+ Nhiệm vụ canh gác, đối mặt với hiểm nguy trong gang tấc cũng chính nơiđó sự sống cái chết cách nhau trong gang tấc.+ Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm tình đồng đội thực sự thiêng liêng,cao đẹp- Tâm thế chủ động, sẵn sàng “chờ giặc tới” thật hào hùng:+ Những người lính sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi khó khăn, nguyhiểm trực chờ phía trước của cuộc kháng chiến gian khổ.→ Ca ngợi tình đồng chí, sức mạnh đồng đội giúp người lính vượt lên khắc nghiệtvề thời tiết và nỗi nguy hiểm trên trận tuyến.Câu 2:Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểmnhấn của toàn bài thơ.+ Hình ảnh thực và lãng mạn.+ Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.+ Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.- Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính vàđồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.9→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắcthái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.Câu 3:- Yêu cầu về hình thức: một đoạn văn theo lối viết nào cũng được, có câu cảmthán- Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo nội dung sau:+ Bức tranh đẹp về tình đồng chí+ Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ** Đoạn văn tham khảo:Ba câu thơ trên được trích trong văn bản “ Đồng chí” của tác giả Chính Hữuđã rất thành công trong việc miêu tả biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ, vềtình đồng chí. Hai người lính luôn kề vai sát cánh bên nhau, sưởi ấm lòng nhau,xua đi cái rét ở chiến tranh Việt Bắc. dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu họ luôntrong tư thế sẵn sàng chờ giặc tới. Trong đêm phục kích, vầng trăng trên đầu trởthành người làm chứng cho tình đồng chí trong các anh. Trong lúc chờ giặc tới,trong không khí căng thẳng của giờ phút xuất kích sắp đến họ vẫn tràn đầy mộttâm hồn lãng mạn, họ đã nhận ra “ đầu súng trăng treo”. Câu thơ vừa có nghĩa tảthực, vừa giàu nghĩa tượng trưng: súng và trăng vốn là hai sự vật rất xa nhaunhưng trong con mắt người chiến sĩ chúng lại rất gần nhau. Súng và trăng là gầnvà xa, là thực và mộng, là chiến tranh và hòa bình là chiến sĩ và thi sĩ. Hình ảnh thơkhép laị đã trở thành một biểu tượng đẹp của người chiến sĩ cách mạng với sự đancài: cuộc sống chiến đấu của họ dù khó khăn, gian khổ nhưng trong họ tràn đầy sựlãng mạn. Hình tượng đó trở thành nền thơ ca cách mạng Việt Nam- cảm hứnghiện thực- lãng mạn. Ôi, yêu biết mấy những người lính cụ Hồ!VĂN BẢN: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNGKÍNH[ PHẠM TIẾN DUẬT]PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:Cho câu thơ “Không có kính không phải vì xe không có kính”10Câu 1: Chép tiếp các câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ gồm 4 dòng.Câu 2: Đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác? Nộidung chính của khổ thơ?Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả như thế nào? Ý nghĩa của hình ảnhđó?Câu 4: Cách diễn đạt ở câu thơ đầu có gì đặc biệt?Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở câu thơ thứ hai.Câu 6: Chỉ ra biện pháp nghệ thuạt được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng?Câu 7: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Em có suy nghĩ gì về tráchnhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?Gợi ý :Câu 2: Đoạn thơ vừa chép trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” củatác giả PTD sáng tác năm 1969- trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .- Nội dung: Hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những người línhlái xe.Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả rất độc đáo. Đó là những chiếc xe“bị thương”, “ vết thương” do bom đạn chiến tranh gây ra. Ý nghĩa: minh chứngcho sự khốc liệt của chiến tranh, gợi lên những khó khăn nguy hiểm của đời línhnơi chiến trường.Câu 4: Cách diễn đạt ở câu thơ đầu đặc biệt ở chỗ điệp 3 lần phủ định từ “không”để phân bua, trình bày. Giọng thơ mang đậm tính khẩu ngữ.Câu 5: Cách sử dụng từ ngữ ở câu thơ thứ hai:- Từ “bom” được điệp lại hai lần, đi kèm với các động từ mạnh “ giật”, “ rung”cho thấy sự tàn phá dữ dội của bom đạn kẻ thù.- Lời thơ mang tính phân trần, kể lể, thể hiện rõ qua từ “ vỡ đi rồi”.11Câu 6:- Điệp từ “không” cộng với chất văn xuôi đậm đặc và lối nói khẩu ngữ khiến chocâu thơ mở đầu trở thành một lời giải thích, thanh minh, phân bua của người línhlái xe về những chiếc xe không kính.- Các từ phủ định: “không có … không phải … không có” đi liền với các điệp ngữ“bom giật, bom rung” không chỉ mang ý nghĩa khẳng định mà còn khiến cho âmđiệu câu thơ trở nên hùng tráng, làm cho sự xuất hiện của những chiếc xe trở nênngang tàng.- Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnhđến kì lạ của người lính.- Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần, cộng với nhịp thơ dồn dập, giọng thơ mạnhmẽ đã thể hiện cái nhìn thoáng đạt, bao la giữa chiến trường của người lính- Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vữngvàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bomđạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua .Câu 7:* Mở bài: Đoạn trích trên được trích trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính” của Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969 đã thể hiện rõ hình ảnh những chiếcxe không kính và tư thế của người lính lái xe , qua đó trách nhiệm của thế hệ trẻngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.* Thân bài:a] Cảm nhận đoạn thơ:- Xưa nay, xe cộ rất ít đi vào thơ ca, mà nếu có chăng thì cũng được “thi vịhóa” hoặc “lãng mạn hóa” và mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực.Nhưng những chiếc xe không kính được Phạm Tiến Duật đưa vào thơ lạithực đến mức trần trụi:“Không có kính không phải vì xe không có kính12Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”+ Điệp từ “không” cộng với chất văn xuôi đậm đặc và lối nói khẩu ngữ khiến chocâu thơ mở đầu trở thành một lời giải thích, thanh minh, phân bua của người línhlái xe về những chiếc xe không kính.+ Đồng thời, gợi tâm trạng vừa xót xa, tiếc nuối với chiếc xe của mình.+ Các từ phủ định: “không có … không phải … không có” đi liền với các điêp ngữ“bom giật, bom rung” không chỉ mang ý nghĩa khẳng định mà còn khiến cho âmđiệu câu thơ trở nên hùng tráng, làm cho sự xuất hiện của những chiếc xe trở nênngang tang.-> Hai câu thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mangtrên mình đầy những thương tích của chiến tranh. Nó chính là mộtbằng chứng cho sự tàn phá khủng khiếp của một thời đã đi qua- Trên nền của cuộc chiến tranh vô cùng gian khổ và khốc liệt ấy, Phạm TiếnDuật đã xây dựng thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơnvới tư thế ung dung, hiên ngang, sẵn sàng ra trận:“Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”+ Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnhđến kì lạ của người lính.+ “Nhìn thẳng” là cái nhìn đầy tự chủ, trang nghiêm, bất khuất, không thẹn với trờiđất, nhìn thẳng vào gian khổ, hi sinh không run sợ.+ Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần, cộng với nhịp thơ dồn dập, giọng thơ mạnhmẽ đã thể hiện cái nhìn thoáng đạt, bao la giữa chiến trường của người lính+ Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vữngvàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bomđạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt quab] Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trong việc bảo vệ Tổ Quốc?13- Học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện sức khỏe, trang bị những kĩ năng cần thiết đểhội nhập với thế giới.- Chăm chỉ lao động, góp phần xây dựng, phát triển đất nước.- Quảng bá hình ảnh và văn háo dân tộc ra thế giới.- Tỉnh táo trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch- Sẵn sàng lên đường đấu tranh bảo vệ đất nước khi Tổ quốc cần.. Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.* Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ nói chung và bài thơ nói riêng.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:Có nhà thơ đã viết một câu thơ nghe thật lạ: “Võng mắc chông chênh đườngxe chạy”Câu 1: Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác củabài thơ?Chép chính xác khổ thơ có dòng thơ trên?Câu 2: Từ “chông chênh” trong câu thơ gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnhsống và chiến đấu của nhân vật trữ tình?Câu 3: Hãy kể tên các pbtt được sử dụng trong hai câu thơ cuối? Tác dụng?Câu 4: Cảm nhận của em về đoạn thơ theo lối diễn dịch từ 6 đến 8 câu [Sử dụnglời dẫn trực tiếp và câu cảm thán]-gạch chân và chỉ ra.Gợi ý:Câu 1: Câu thơ trên trích trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” củatác giả Phạm Tiến Duật.- Bài thơ sáng tác 1969 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.- Chép chính xác khổ thơ có dòng thơ trên.14Câu 2: Từ láy “chông chênh” diễn tả trạng thái đu đưa không vững chắc, gợi racon đường gập ghềnh khó đi, thể hiện những gian khổ, khó khăn, nguy hiểmcủa những người lính trên con đường ra mặt trận.Câu 3: Các bptt được sử dụng trong hai câu cuối là- Điệp ngữ “lại đi”- Ẩn dụ “chông chênh” và “trời xanh thêm” Tác dụng: Diễn tả không khí chồng chất, song với nhịp sống thường nhậtcủa tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận tinh thần lạcquan, chứa chan niềm hi vọngCâu 4: Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn diễn dịch khoảng 6-8 câu theo lốidiễn dịch, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán.Yêu cầu về nội dung:Câu mở đoạn[ câu chủ đề]: Đoạn trích trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xekhông kính” của Phạm Tiến Duật đã nói lên tình cảm, sự khó khăn vất vả vàniềm hi vọng của những người lính lái xe Trường Sơn.Các câu khai triển:- Trong phút giây sinh hoạt ngắn ngủi: Họ cùng nhau nấu cơm khi đến bữa,lúc này họ là những người thân ruột thịt trong gia đình với tình cảm ấmcúng, hạnh phúc.- Tình cảm đồng chí đã hòa thành tình cảm gia đình để họ sống chết có nhau- Họ tiếp tục cuộc hành trình chiến đấu với bao khó khăn, nguy hiểm chồngchất nhưng với lòng quyết tâm quả cảm, sẵn sàng hi sinh, họ lại tiếp tục lênđường: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” vì đó cũng là công việc thường nhậtcủa họ vẫn tiếp tục trên đường đầy mưa bom bão đạn, những đoàn xe vẫnnối nhau trở những người lính, lương thực, thực phẩm ra tiền tuyến- Trên những chặng đường ấy, họ vẫn tin ngày mai sẽ chiến thắng.- Tình đồng chí, đồng đội của họ thật cao cả biết bao!PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Cho câu thơ sau: “ Ung dung buồng lái ta ngồi”1, Hãy chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?2. Nêu nôi dung chính của khổ thơ em vừa chép?3. Tìm biện pháp được sử dụng trong khổ thơ? Nêu tác dụng?4. Viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung khổ15thơ em vừa chép có sử dụng một thành phần biệt lập?Gợi ý:1. HS chép chính xác2. Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tư thế hiên ngang, ung dung của người lính.3.- Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnhđến kì lạ của người lính.- Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vữngvàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bomđạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua- Điệp từ, điệp ngữ “nhìn thấy … nhìn thấy … thấy” đã gợi tả được những đoàn xekhông kính nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường- Hình ảnh nhân hóa chuyển đổi cảm giác “vào xoa mắt đắng”, thể hiện tinh thầndũng cảm, bất chấp khó khăn của người lính lái xe.- Hình ảnh so sánh “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim” ,“như sa, như ùa vàobuồng lái” đã diễn tả thật tài tình về tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kínhkhi ra trận. Cả một bầu trời đêm như ùa vào buồng lái.4.- Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 10-15 câu, có sử dụng một thành phầnbiệt lập.- Yêu cầu về nội dung: Cần làm rõ tư thế của người lính qua các nội dung cơ bảnsau:+ Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnhđến kì lạ của người lính.+ “Nhìn thẳng” là cái nhìn đầy tự chủ, trang nghiêm, bất khuất, không thẹn với trờiđất, nhìn thẳng vào gian khổ, hi sinh không run sợ.+ Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần, cộng với nhịp thơ dồn dập, giọng thơ mạnhmẽ đã thể hiện cái nhìn thoáng đạt, bao la giữa chiến trường của người lính+ Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vững16vàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bomđạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua .- Tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe ra trận được khắc họa thêmđậm nét qua những hình ảnh hòa nhập vào thiên nhiên**Đoạn văn tham khảo:Khổ thơ trên trích trong văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” củatác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969, đã rất thành công trong việc thể hiệntư thế của người lính lái xe Trường Sơn: ung dung, hiên ngang, sẵn sàng ra trận[1].Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnhđến kì lạ của người lính[2]. “Nhìn thẳng” là cái nhìn đầy tự chủ, trang nghiêm, bấtkhuất, không thẹn với trời đất, nhìn thẳng vào gian khổ, hi sinh không run sợ[3].Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần, cộng với nhịp thơ dồn dập, giọng thơ mạnhmẽ đã thể hiện cái nhìn thoáng đạt, bao la giữa chiến trường của người lính[4]. Thủpháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vững vàng,bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe[5]. Họ nhìn thẳng vào bom đạncủa kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua [6].Tư thếung dung, hiên ngang của người lính lái xe ra trận được khắc họa thêm đậm nét quanhững hình ảnh hòa nhập vào thiên nhiên[7]. Tác giả đã mở ra một không gianrộng lớn với những con đường dài phía trước, có gió thổi, có cánh chim chiều vànhững cánh sao đêm[8]. Dường như thiên nhiên, vũ trụ như đang ùa vào buồnglái[9]. Điệp từ, điệp ngữ “nhìn thấy … nhìn thấy … thấy” đã gợi tả được nhữngđoàn xe không kính nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường[10]. Hình ảnh nhânhóa chuyển đổi cảm giác “vào xoa mắt đắng”, thể hiện tinh thần dũng cảm, bấtchấp khó khăn của người lính lái xe[11]. Hình ảnh “con đường chạy thẳng vàotim”: Gợi liên tưởng đến những chiếc xe phóng với tốc độ nhanh như bay. Lúc đó,giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, khiến các anh cócảm giác con đường như đang chạy thẳng vào tim[12]. Đồng thời, cho thấy tinhthần khẩn trương cảu các anh đối với sự nghiệp giải phóng Miền Nam[13]. Đặcbiệt, hình ảnh so sánh “như sa, như ùa vào buồng lái” đã diễn tả thật tài tình về tốcđộ phi thường của tiểu đội xe không kính khi ra trận. Cả một bầu trời đêm như ùavào buồng lái[14]. Có thể nói, hiện thực chiến trường trong khổ thơ trên chính xácđến từng chi tiết, và đằng sau hiện thực đó là một tâm trạng, một tư thế, một bảnlĩnh chiến đấu ung dung, vững vàng của người lính trước những khó khăn, thửthách khốc liệt của chiến tranh[15].- Thành phần tình thái: “hình như”17- Thành phần phụ chú: sáng tác 1969PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4Cho câu thơ sau: “ Không có kính ừ thì có bụi”1, Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ?2. Nêu nội dung chính của những khổ thơ em vừa chép?3. Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu được sử dụng trong những khổ thơ đó?4. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ em vừachép? Nêu tác dụng?5. Trình bày cảm nhận của em bằng một đoạn văn ngắn có sử dụng kiểu câu phânloại theo mục đích nói mà em đã được học? Chỉ rõ kiểu câu đó?Gợi ý1, Hs chép chính xác2. Nội dung: Hai đoạn thơ đã thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, coi thườnghiểm nguy của những người lính lái xe.3.- Về ngôn ngữ: Bình dị như lời nói thường ngày- Về giọng điệu: Giọng điệu thản nhiên-> Làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính, cất lên một cách tự nhiên giữagian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến đấu.4.- Hình ảnh so sánh: “Bụi phun tóc trắng như người già” và “Mưa tuôn, mưaxối như ngoài trời” nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiếntrường, đồng thời cho thấy sự ngang tàn, phơi phới lạc quan, dũng mãnh tiếnvề phía trước của người lính lái xe Trường Sơn- Cấu trúc lặp: “không có …, ừ thì…” đi liền với kết cấu phủ định “chưa có…” ở hai khổ thơ đã thể hiện thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổcủa những chiến sĩ lái xe Trường Sơn5.- Yêu cầu về hình thức: Không qui định viết đoạn văn theo lối nào, nên các em cóthể viết đoạn văn theo lối diễn dịch. Sử dụng một kiểu câu phân loại theo mục đíchnói đã được học.- Yêu cầu về nội dung: Cần đảm bảo các nội dung sau:18+ Những gian khổ, hiểm nguy đã trở thành cuộc sống của những người lính lái xeTrường Sơn. Dù trong bất kì hoàn cảnh, tình thế nào, người lính vẫn tìm được tinhthần lạc quan để chiến đấu và chiến thắng quân thù.- Hình ảnh “gió”, “bụi”, “mưa” tượng trưng cho những gian khổ, thử thách nơichiến trường.- Cấu trúc lặp: “không có …, ừ thì…” đi liền với kết cấu phủ định “chưa có …” ởhai khổ thơ đã thể hiện thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ của nhữngchiến sĩ lái xe Trường Sơn.- Hình ảnh so sánh: “Bụi phun tóc trắng như người già” và “Mưa tuôn, mưa xốinhư ngoài trời” nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến trường, đồngthời cho thấy sự ngang tàn, phơi phới lạc quan, dũng mãnh tiến về phía trước củangười lính lái xe Trường Sơn.- Hình ảnh “phì phéo châm điếu thuốc” và “lái trăm cây số nữa” cho thấy ngườilính bất chấp gian khổ, coi thường những hiểm nguy, thử thách.- Ngôn ngữ giản dị như lời nói thường ngày, giọng điệu thì thản nhiên, hóm hỉnh… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính, cất lên một cách tự nhiên giữagian khổ, hiểm nguy cảu cuộc chiến đấu.=> Tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạngvà thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ** Đoạn văn tham khảo:Hai khổ thơ trên được trích trong văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính” của tác giả Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 đã rất thành công trong việcthể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, coi thường hiểm nguy của những người línhlái xe. Những gian khổ, hiểm nguy đã trở thành cuộc sống của những người lính láixe Trường Sơn. Dù trong bất kì hoàn cảnh, tình thế nào, người lính vẫn tìm đượctinh thần lạc quan để chiến đấu và chiến thắng quân thù. Hình ảnh “gió”, “bụi”,“mưa” tượng trưng cho những gian khổ, thử thách nơi chiến trường. Cấu trúc lặp:“không có …, ừ thì…” đi liền với kết cấu phủ định “chưa có …” ở hai khổ thơ đãthể hiện thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ của những chiến sĩ lái xeTrường Sơn. Hình ảnh so sánh: “Bụi phun tóc trắng như người già” và “Mưa tuôn,mưa xối như ngoài trời” nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiếntrường, đồng thời cho thấy sự ngang tàn, phơi phới lạc quan, dũng mãnh tiến vềphía trước của người lính lái xe Trường Sơn. Hình ảnh “phì phéo châm điếu thuốc”và “lái trăm cây số nữa” cho thấy người lính bất chấp gian khổ, coi thường nhữnghiểm nguy, thử thách. Ngôn ngữ giản dị như lời nói thường ngày, giọng điệu thì19thản nhiên, hóm hỉnh … làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính, cất lênmột cách tự nhiên giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Phải chăng tiểuđội xe không kính tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng và thanh niên ViệtNam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ?- Đv sử dụng câu trần thuật và câu nghi vấn.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5:Cho câu thơ: “Những chiếc xe từ trong bom rơi”Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện 2 khổ thơ? Nêu nộidung chính của khổ thơ?Câu 2: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”. Câu thơnày gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong một bài thơ đã học ở chương trình Ngữvăn 9 cũng có hình ảnh thơ tương tự? Cho biết tên tác giả của bài thơ đó.Câu 3: Em hiểu như thế nào về hình ảnh” bếp Hoàng Cầm”?Câu 4: Những người lính định nghĩa như thế nào về gia đình? Qua đó, em thấyđược nét tính cách, phẩm chất gì ở họ?Câu 5: Ghi lại một từ láy trong đoạn thơ và nêu giá trị của nó?Câu 6: Trong câu thơ” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm” tác giả sử dụng những biệnpháp tư từ gì? Chỉ rõ hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó?Câu 7: Viết đoạn văn cảm nhận của em về 2 đoạn thơ trên?Gợi ý:Câu 1: Hs chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.Nội dung: Tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của những người lính lái xe.Câu 2: “ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.” là hình ảnh đẹp vè những người lính. Hóa ranhững chiếc xe tồi tàn không kính lại thật “tiện lợi”: họ có thể dễ dàng bắt tay chàođồng đội mà không phải xuống xe. Đó là những cái bắt tay đầy hồ hởi, tự hào, kiêuhãnh vì gặp được đồng đội, là cái bắt tay thay cho lời chào thân mật, là lời độngviên, tiếp sức lặng thầm mà họ dành cho nhau.Câu thơ này gợi cho em nhớ đến câu thơ “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”trong bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu.Câu 3: “ bếp Hoàng Cầm” là kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta, đặt dưới lòng đất,khi dun khói tản ra để địch khong phát hiện được. Loại bếp này do anh hùng nuôiquân Hoàng Cầm sáng tạo ra.20Câu 4: Những người lính định nghĩa về gia đình thật giản dị mà tếu táo “ Chungbát đũa nghĩa là gia đình dấy” Đằng sau bữa cơm chung là sự sẻ chia, là khoảnhkhắc bình yên, hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời người lính, khi mà mọi xa lạ,khoảng cách giữa họ được xóa bỏ, nhường lại cho tiếng cười, sự sẻ chia đầm ấm,thân thương. Họ coi nhau như anh em ruột thịt trong gia đình. Qua đó ta thấy vẻđẹp của tình đồng đội, đồng chí- sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi.Câu 5: Đoạn thơ có từ láy ‘ chông chênh”[ võng mắc chông chênh] đầy sức tạohình, vừa gợi nhịp lắc của chiếc võng trên xe và giấc ngủ chập chờn của người línhlái xe vừa gợi những con đường gập gềnh, hiểm trở mà họ phải đi qua.Câu 6: Trong câu thơ” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm” tác giả sử dụng những biệnpháp tư từ :- Cụm từ “ lại đi” điệp nối tiếp 2 lần, tạo nhịp điệu cho câu thơ, gợi những vòng xelăn nhanh trên đường, khẳng định đoàn xe không ngừng tiến bước, bất chấp mọikhó khăn, nguy hiểm; qua đó cho thấy ý chí quyết tâm của người lính lái xe.- Hình ảnh “ trời xanh” là hình ảnh thực song cũng ẩn dụ cho tương lai hòa bìnhtươi sáng mở ra trước mắt, thể hiện tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai củanhững người lính lái xe.Câu 7: Viết đoạn văn cảm nhận của em về đoạn thơ trên?* Mở đoạn: Hai khổ thơ trên trích trong văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính” của tác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969, đã rất thành công trongviệc thể hiện tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của những người lính lái xe.* Thân đoạn:- Sau những cung đường vượt qua hàng nghìn, hàng vạn cây số trong mưa bom,bão đạn, họ lại gặp nhau để họp thành tiểu đội trong những cái bắt tay vô cùng độcđáo.- Hình ảnh “những chiếc xe từ trong bom rơi” là một hình ảnh tả thực về nhữngchiếc xe vượt qua bao thử thách khốc liệt của bom đạn chiến trường trở về- Hình ảnh “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” rất giàu sức gợi:+ Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc trong tâm hồn của những người lính21+ Là những lời đông viên ngắn ngủi, thầm lặng mà họ dành cho nhau+ Là sự chia sẻ vội vàng tất cả những vui buồn kiêu hãnh trong cung đường đãqua.- Cuộc trú quân của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng đội,những bữa cơm nhanh dã chiến, được chung bát, chung đũa là những sợi dây vôhình giúp các chiến sĩ xích lại gần nhau hơn.- Cách địch nghĩa về gia đình thật lính, thật tếu táo mà tình cảm tì thật chân tình,sâu nặng. Gắn bó với nhau trong chiến đấu, họ càng gắn bó với nhau trong đờithường.- Những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm thời chiến rất đỗi vội vã. Nhưngcũng chính hạnh phúc hiếm hoi đó đã xóa tan khoảng cách giúp họ có cảm giácgần gũi, thân thương như ruột thịt.- Từ láy “chông chênh” gợi cảm giác bấp bênh không bằng phẳng – đó là nhữngkhó khăn gian khổ trên con đường ra trận. Song, với các chiến sĩ lái xe thì cànggian khổ càng gần đến ngày thắng lợi.- Nghệ thuật ẩn dụ: “trời xanh thêm” gợi tâm hồn lạc quan của người chiến sĩ. Màuxanh đó là màu xanh của niềm tin và tin tưởng ở ngày chiến thắng đang đến gần.+ Điệp từ “lại đi, lại đi” và nhịp 2/2/3 khẳng định đoàn xe không ngừng tiến tới,khẩn trương và kiên cường. Đó là nhịp sống, chiến đấu và hành quân của tiểu độixe không kính mà không một sức mạnh tàn bạo nào của giặc Mĩ có thể ngăn cảnnổi.* Kết đoạn: Tóm lai, bằng việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, điệp ngữ, những từngữ gợi hình, tác giả đã cho người đọc thấy được tình đồng chí, đồng đội củanhững người lính lái xe thật cao đẹp biết bao.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6:Cho đoạn thơ “Không có kính ...22Chỉ cần ... trái tim”Câu 1: Nêu nội dung của đoạn thơ trên?Câu 2: Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng được dùng với ý nghĩanhư thế nào .Câu 3: “Không có kính ... thùng xe có xước” xác định bptt và phân tíchhiệu quả nghệ thuật của bptt đó trong hai câu thơ trên?Câu 4: Nêu tác dụng của thủ pháp đối lập được sử dụng trong khổ thơ.Câu 5:Ở một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ vănTHCS, tác giả cũng lấy rất nhiều cái “ không” để làm nổi bật một cái “ có” .Đó là văn bản nào, của ai?Câu 6: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu phân tích hình ảnh ngườilính lái xe trong đoạn thơ. Trong đoạn có sử dụng câu ghép [Phân tích cấutạo ngữ pháp]Gợi ý:Câu 1: Nội dung của đoạn thơ : Đoạn thơ trên nói về hình ảnh những chiếc xe vậntải với những tổn thương, mất mát và vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của nhữngngười lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩcứu nướcCâu 2: Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng được dùng với nghĩa chuyển[ hoándụ], chỉ người lính lái xe , chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước ý chí quyếttâm giải phóng miền nam tổ quốc.Câu 3: Điệp ngữ “không có” được điệp lại 3 lần và phép liệt kê [ không có kính,không có đèn, không có mui xe] trong hai dòng thơ để nhấn mạnh sự tàn tạ củanhững chiếc xe; qua đó , cho người đọc thấy sự ác liệt nơi chiến trường và nhữnggian khổ của người lính lái xe.23Câu 4: Thủ pháp đối lập trong khổ cuối bài thơ: đối lập giữa cái “không có” [ kính,đèn, mui] và cái “có” [ trái tim], giữa vật chất [ thiếu thốn] và tinh thần [ đầy ắp ýchí, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Câu 5: Văn bản” Bạn đến chơi nhà” [ Nguyễn Khuyến]Câu 6: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu phân tích hình ảnh người lính láixe trong đoạn thơ. Trong đoạn có sử dụng câu ghép [Phân tích cấu tạo ngữ pháp]Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn theo lối diễn dịch, khoảng 8-10 câu, có sửdụng câu ghépYêu cầu về nội dung: Đảm bảo các nội dụng sau:- Đoạn trích trên được trích trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” củaPhạm Tiến Duật đã thể hiện tình yêu tổ quốc của người lính lái xe.- Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ ác liệt [ qua hình ảnh những chiếc xeméo mó, biến dạng]- Bất chấp khó khăn, gian khổ hi sinh những chiếc xe vẫn nối nhau thẳngđường ra tiền tuyến.- Những người lính lái xe quả cảm vẫn vững tay lái vì họ có một trái tim trànđầy nhiệt tình, c/m, tình yêu tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóngmiền Nam sắt đá***Đoạn văn tham khảo:Đoạn trích trên được trích trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969 đã thể hiện rõ hình ảnh những chiếc xekhông kính và tình yêu tổ quốc của người lính lái xe[1]. Hình ảnh những chiếc xekhông kính một lần nữa lại được tác giả miêu tả một cách chân thực và sinhđộng[2].Tác giả sử dụng thủ pháp liệt kê: “không có kính” , “không cóđèn”,”không có mui”, “thùng xe có xước” để gợi lên một chiếc xe không vẹn toàn,thiếu thốn đủ thứ đồng thời phản ánh sự khốc liệt và dữ dội của chiến trường[3] .Nhưng kỳ diệu thay, những chiếc xe ấy vẫn băng ra chiến trường giải phóng miềnNam thống nhất đất nước[4]. “Vì miền Nam phía trước” vừa là lối nói cụ thể, lạivừa giàu sức gợi: Gợi một ngày mai chiến thắng, ngày giải phóng miền Nam thốngnhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà[5]. Tác giả lí giải điều đó thật bất ngờ24mà chí lí, nói lên chân lí sâu xa về sức mạnh của lòng yêu nước và lí tưởng cáchmạng: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”[6]. Mọi thứ của xe không còn nguyênvẹn, chỉ cần nguyên vẹn trái tim yêu nước, trái tim vì miền Nam thì xe vẫn băngbăng ra trận, vẫn tới đích[7]. Đó là sự dũng cảm ngoan cường, là sức mạnh củalòng yêu nước và ý chí chiến đấu quật cường[8]. Hình ảnh hoán dụ “trái tim” chothấy: Trái tim thay thế cho tất cả, khiến chiếc xe trở thành cơ thể sống hợp nhất vớingười chiến sĩ để tiếp tục tiến lên phía trước[9] Trái tim yêu thương, trái tim cantrường, trái tim cầm lái đã giúp người lính chiến thắng bom đạn của kè thù,trái tim ấy đã trở thành nhãn tự của bài thơ và để lại cảm xúc sâu sắc tronglòng người đọc.[10]PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7:Trong bài thơ Mẹ Tơm, Tố Hữu viết:Sống trong cát, chết vùi trong cátNhững trái tim như ngọc sáng ngờiTrong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật cũng viết:Không có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:Chỉ cần trong xe có một trái tim.Câu 1: Để ca ngợi về vẻ đẹp của những con người VN trong chiến tranh, hai nhàthơ Tố Hữu và Phạm Tiến Duật đã cùng sử dụng một hình ảnh rất đẹp. Hãy chỉ ravà nêu ý nghĩa hình ảnh đó?Câu 2: Một trong những thủ pháp độc đáo của Phạm Tiến Duật trong bài thơ làdùng cái không để nói về cái có. Qua khổ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xekhông kính”, em hãy làm sáng tỏ điều đó?Câu 3: Từ đoạn thơ trên và những hiểu biết, viết đoạn văn khoảng 200 chữ trìnhbày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong giai đoạn hiệnnay.Gợi ý:25

Video liên quan

Chủ Đề