Chánh Văn phòng Sở Nội vụ là gì

Chánh văn phòng là chức vụ làm việc trong nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội. Người giữ chức vụ này giữ nhiệm vụ quan trọng và phải đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật. 

Một trong những thuật ngữ thường gặp trong bộ máy nhà nước Việt Nam là chánh văn phòng. Thuật ngữ này được gặp ở nhiều bộ máy, từ trung ương, đến tỉnh và huyện. Vậy, chánh văn phòng là chức năng như thế nào? Để trở thành chánh văn phòng thì phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chức danh nào?

Tham khảo thêm bài viết Trao quyết định Bộ Chính trị phân công Chánh văn phòng Trung ương Đảng

Chánh văn phòng còn được gọi với tên tiếng anh là Chief of Staff. Chức danh này nói đến người đứng đầu và chịu trách nhiệm về các công việc của văn phòng trong cơ quan nhà nước. Chánh văn phòng cũng chịu trách nhiệm với văn phòng các tổ chức sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội.

Chức vụ chánh văn phòng có vai trò rất quan trọng ở các tổ chức, các cơ quan nhà nước, đoàn thể. Chức danh này được bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo quy định pháp luật trong cơ quan nhà nước. Trường hợp không phải cơ quan nhà nước thì chức danh này được bổ nhiệm theo điều lệ, nội quy của một tổ chức. 

Chánh văn phòng thường có một số Phó chánh văn phòng hỗ trợ và giúp đỡ công việc. Tùy theo quy mô, chức năng của văn phòng mà số lượng chánh văn phòng có sự khác biệt. Thông thường, khi chánh văn phòng đi công tác thì sẽ ủy quyền lại cho các Phó chánh. Phó chánh văn phòng khi nhận được ủy quyền phải đại diện chánh văn phòng để giải quyết công việc. 

Chánh văn phòng phải chịu trách nhiệm với những công việc mà người đại diện thực hiện. Tuy nhiên, chánh văn phòng chỉ chịu trách nhiệm với những công việc trong phạm vi ủy quyền. 

Như đã nói ở trên, chánh văn phòng đóng nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Nhìn chung, chức danh nghề nghiệp này có những nhiệm vụ quan trọng sau: 

  • Tổ chức, chỉ đạo và quản lý những công việc chính của Văn phòng theo quy định của pháp luật
  • Phân công những công việc dành cho Phó chánh văn phòng cùng với những nhân viên thuộc văn phòng
  • Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc những công việc của nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của mình
  • Tổ chức và phối hợp công tác với các phòng chuyên môn trong tổ chức tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trong địa bàn
  • Tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện những hoạt động phối hợp với cơ quan, tổ chức, cơ quan hữu quan
  • Chỉ đạo, đôn đốc nhân viên soạn thảo, tổng hợp việc thực hiện kế hoạch, chương trình, nội quy, quy định của tổ chức
  • Kiểm soát việc tuân thủ và chấp hành những quy định của pháp luật, Đảng và Nhà nước đối với công chức, những nhân viên làm việc trong Văn phòng trong quá trình thực hiện những công việc được giao
  • Hỗ trợ Cục trưởng, trưởng cơ quan tổ chức giám sát việc thực hiện nội quy làm việc, chấp hành các nội quy, quy định của tổ chức
  • Thực hiện một số công việc thuộc chuyên môn theo sự phân công của cấp trên, Thủ trưởng đơn vị.

Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;

Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;

Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;

Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;

Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

Có thể thấy rằng, chánh văn phòng là chức vụ được tuyển dụng theo cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm. Để được tuyển dụng, chánh văn phòng phải đạt được một số tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Người được bổ nhiệm vào vị trí chánh văn phòng phải có trình độ cử nhân Luật trở lên. Trình độ này phải được đào tạo ở bậc Đại học, Học viện. 

Khi được bổ nhiệm tại vị trí chánh văn phòng thì người được bổ nhiệm phải làm việc trong cơ quan nhà nước. Chức vụ trong cơ quan nhà nước của người này phải từ ngạch Chuyên viên trở lên. 

Người được bổ nhiệm ở chức chánh văn phòng phải có khả năng và kinh nghiệm. Những điều này sẽ giúp chánh văn phòng thực hiện được những công việc, nhiệm vụ được giao.

Ngoài kinh nghiệm làm việc thì chánh văn phòng phải có được trình độ về lý luận chính trị. Những người được bổ nhiệm phải có được tư tưởng chính trị rõ ràng và vững vàng.

Họ phải tránh được những dụ dỗ từ thế lực thù địch. Do vậy, họ phải có trình độ trung cấp về lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên. 

Chánh văn phòng phải có trình độ ngoại ngữ tương đương với bậc 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, những người này phải đạt được chứng chỉ tin học theo quy định của Bộ thông tin Truyền thông. 

Những người làm việc tại khu vực dân tộc thiểu số mà có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thì không cần chứng chỉ ngoại ngữ. Chứng chỉ này phải được cấp bởi cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền.

Ngoài ra, những người là dân tộc thiểu số mà làm việc tại vùng dân tộc thiểu số cũng không cần chứng chỉ này. 

Là chức danh nghề nghiệp quan trọng trong cơ quan nhà nước. Ngoài cơ quan nhà nước thì chức danh này còn có ở tổ chức chính trị, chính trị xã hội.

Người nắm giữ chức vụ này phải thực hiện những công việc liên quan đến đối nội, đối ngoại của tổ chức. Đồng thời, người nắm giữ chức Chánh văn phòng phải đáp ứng được những điều kiện của pháp luật. 

Tham khảo thêm bài viết về Quản trị văn phòng và Dịch vụ Văn phòng ảo Quận 1

Tốt nghiệp chuyên nghành quản trị văn phòng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong mảng văn phòng dịch vụ – Coworking Space. Thiên Bình luôn mong muốn truyền tải “giá trị mới” giúp các doanh nghiệp trẻ có cái nhìn cận cảnh về mô hình Coworking space, một mô hình văn phòng giúp doanh nghiệp tiếp thu – cải tiến – hiện đại.

1. Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh] có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

2. Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
 

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh. 

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

a] Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện;

b] Thẩm định và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh để ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định;

c] Thẩm định, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

d] Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định để ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo thẩm quyền;

đ] Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện;

e] Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh theo quy định của pháp luật.

a] Xây dựng và báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch biên chế của địa phương để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa phương và thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;

b] Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước;

c] Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối với các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

a] Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn; 

b] Tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật; tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

c] Thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;

d] Tham mưu giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

a] Theo dõi, quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chuẩn bị các đề án, thủ tục liên quan tới việc thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính, nâng cấp đô thị trong địa bàn tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; hướng dẫn và tổ chức thực hiện sau khi có quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền. Giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện, hướng dẫn và quản lý việc phân loại đơn vị hành chính các cấp theo quy định của pháp luật;

b] Tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, địa giới hành chính của cấp tỉnh theo hướng dẫn và quy định của Bộ Nội vụ;

c] Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.  

7. Hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

a] Giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã.

b] Tham mưu trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

c] Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và việc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh; 

d] Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý;

đ] Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ; việc phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

a] Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh phụ trách các nội dung, công việc của cải cách hành chính, bao gồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b] Trình ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ trì, phối hợp các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai cải cách hành chính;

c] Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã được phê duyệt; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d] Giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế đối với cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; 

đ] Xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính trình phiên họp hàng tháng của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính theo quy định.

a] Thẩm định và trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b] Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ trong tỉnh. Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo thẩm quyền đối với các hội, tổ chức phi Chính phủ vi phạm các quy định của pháp luật, Điều lệ hội;

c] Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ định xuất và các chế độ, chính sách khác đối với tổ chức hội theo quy định của pháp luật.

a] Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn chấp hành các chế độ, quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ; 

b] Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Trung tâm Lưu trữ tỉnh;

c] Thẩm định, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt "Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh"; thẩm tra "Danh mục tài liệu hết giá trị" của Trung tâm Lưu trữ tỉnh và của các cơ quan thuộc Danh mục nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh và Lưu trữ huyện.

a] Giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh;

b] Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

c] Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo;

d] Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

a] Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, thống nhất quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng; cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hìnhthực tế của tỉnh; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh;

b] Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng thi đua - khen thưởng cấp tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết thi đua; phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tổ chức thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc tổ chức và trao tặng các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;

c] Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;

d] Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng.

14. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.  

15. Thực hiện; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định của pháp luật và các lĩnh vực khác được giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh.

18. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ

19. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở.

20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định.

22. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

23. Xây dựng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu của các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật để trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền.

24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
 

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế

1. Lãnh đạo Sở:

a] Sở Nội vụ có Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở;

b] Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

c] Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

d] Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Nội vụ ban hành, theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo quy định của pháp luật;

đ] Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.   

2. Cơ cấu tổ chức thuộc Sở không quá 09 đơn vị, gồm có:

a] Văn phòng.

b] Thanh tra.

c] Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ.

d] Ban Thi đua - Khen thưởng.

đ] Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Tôn giáo hoặc Phòng Tôn giáo.

Ban Thi đua - Khen thưởng, Ban Tôn giáo [nếu có] là tổ chức tương đương chi cục trực thuộc Sở, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

e] Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở:

- Trung tâm Lưu trữ tỉnh [Sở Nội vụ tiếp nhận nguyên trạng Trung tâm Lưu trữ tỉnh thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh].

- Giám đốc Sở Nội vụ trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập các tổ chức sự nghiệp khác thuộc Sở theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Về biên chế:

a] Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất và đặc điểm cụ thể quản lý ngành, lĩnh vực, Giám đốc Sở trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế hành chính của Sở trong tổng số biên chế hành chính của tỉnh;

b] Biên chế sự nghiệp của Sở do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định;

c] Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định.

[trích từ Thông tư số 04 /2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ]

Video liên quan

Chủ Đề