Câu 2: hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội.

Bởi Erin Myers Madeira, Erin Sills, Maria Brockhaus, Louis Verchot, Markku Kanninen

Giới thiệu về cuốn sách này

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 7 CH 2

Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?

Phương pháp giải:

 Học tập môn sinh học đã giúp em:

- Hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh; Bồi đắp phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; Có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một các sáng tạo.

Lời giải chi tiết:

 Học tập môn sinh học đã giúp em: Hiểu biết hơn về thế giới sống xung quanh, thêm yêu lao động, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài sinh vật sống và chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách.

Một số ứng dụng sinh học mà em biết:

- Lên men rượu bia, lên men sữa chua

- Muối chua: dưa chua, kim chi, cà muối

- Sản xuất vaccine chữa bệnh

- …

CH tr 7 LT 2

Câu 1: Cho ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2.

Câu 2: Kế thêm vai trò của sinh học trong cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp giải:

1. Sinh học có nhiều vai trò khác nhau:

- Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, trị bệnh

- Cung cấp lương thực thực phẩm

- Bảo vệ, cải thiện môi trường,…

Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

2. Dựa vào các kiến thức đã học về vai trò của Sinh học trong cuộc sống và quan sát thực tế của em.

Lời giải chi tiết:

Câu 1:

Ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống:

- Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, trị bệnh:

+ Sản xuất các chế phẩm từ vaccine giúp phòng bệnh;

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lí giúp cơ thể khỏe mạnh

- Cung cấp lương thực thực phẩm:

+ Lai tạo và nhân giống các giống cây trồng cho năng suất cao;

+ Chế biến thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa muối, cà muối, kim chi,...

+ Sản xuất các sản phẩm lên men: mì chính, rượu, bia

- Bảo vệ, cải thiện môi trường:

+ Trồng thủy trúc trên bè nổi giúp hấp thụ kim loại nặng, cải thiện ô nhiễm nguồn nước.

+ Trồng cây trúc đào ven đường giúp cải thiện mỹ quan đô thị, cây trúc đào có thể hấp thụ Carbon monoxide [CO] trong khí thải xe cộ từ đó giúp giảm ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính.

- Phát triển kinh tế xã hội:

+ Tạo ra những giống cây trồng có năng suất vượt trội phục vụ cho xuất khẩu.

+ Sản xuất các sản phẩm lên men, có giá trị kinh tế cao.

Câu 2:

Các ứng dụng của sinh học được ứng dụng vào cuộc sống như:

- Công tác ủ phân chuồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Lên men các loại sữa, hoa quả trong công nghiệp chế biến thực phẩm

- Trồng các loại cây cảnh trong gia đình giúp hấp thu các chất gây ô nhiễm.

CH tr 9 CH 6

Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh hoạ.

Phương pháp giải:

Quan sát sơ đồ dưới đây:

 

Hình 14. Phát triển bền vững là sự kết hợp ha hoa giữa ba hệ thống

[Viện nghiên cứu quốc tế về môi trường và phát triển IIED, 1995]

Phát triển bền vững là sự phát trên nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế. Có thể nói phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Lời giải chi tiết:

Bảo đảm sự bền vững của môi trường tự nhiên giúp, đảm bảo an ninh lương thực, giảm thiểu thiên tai, đảm bảo bền vững tài nguyên thiên nhiên, giúp phát triển kinh tế xã hội, xã hội phát triển xã giúp con người nâng cao ý thức về bào vệ môi trường.

Một ví dụ về phát triển bền vững có thể là chặt cây theo cách có kiểm soát miễn là việc tái trồng cây của chúng được thích nghi và đảm bảo phục hồi đủ số lượng cây xanh.

CH tr 10 CH 7-8-9

Câu 7. Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội.

Câu 8. Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?

Câu 9. Trình bày các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

8. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững là một chiến lược sống còn của nhân loại.

Môi trường quyết định đến sự ổn định của xã hội. Trách nhiệm của xã hội với bảo vệ môi trường.

9. Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam: chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình để đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

Lời giải chi tiết:

Câu 7:

Sinh học trong phát triển kinh tế

- Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

- Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội

- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

Câu 8:

Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững là một chiến lược sống còn của nhân loại.

Môi trường quyết định sự ổn định của xã hội và ngược lại xã hội luôn có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp tới môi trường.

Câu 9:

- Chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình để đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

CH tr 11 CH 10-11

Câu 10: Tìm ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội.

Câu 11: Lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất có vi phạm đạo đức sinh học không? Giải thích.

Phương pháp giải:

10. Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

11. “Đạo đức sinh học” là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn. Ví dụ, việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm và nhận bản người là vi phạm đạo đức sinh học.

Lời giải chi tiết:

Câu 10: 

Ví dụ:

- Thành tựu của sinh học tạo ra các giống cây trồng [gạo vàng] cho sản lượng cao giúp xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Tìm ra vaccine để phòng chống các bệnh: Vaccine Covid - 19.

Câu 11:

Lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất là hành vi vi phạm đạo đức sinh học. Vì:

- Kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất,vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vật nuôi cây trồng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người tiêu thụ sản phẩm.

* Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội:

 - Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: 

+ Vận dụng những kiến thức hiểu biết về sinh học từ đó ứng dụng trong sản xuất

+ Nhiều ngành liên quan đến sinh học ngày càng phát triển tạo ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao 

+ Tạo ra những giống vật nuôi, cây trông có năng suất cao, sức chống chịu tốt, ...

+ Ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm, sản xuất rượu bia, các chế phẩm sinh học có giá trị

+ Vận dụng được những kiến thức sinh học vào khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế bền vững

- Vai trò của sinh học trong phát triển xã hội:

+ Đóng góp vào xây dựng chính sách bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp, chính sách xã hội, phát triển kinh tế, giảm tỉ lệ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Ứng dụng của sinh học trong lĩnh vực y tế như chẩn đoán, điều trị bệnh, sản xuất, nghiên cứu các chế phẩm sinh học, vaccin, kháng sinh nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người dân.

+ Đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm.

+ Đóng góp trong việc kiểm soát phát triển dân số bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về số lượng và chất lượng.

+ Đóng góp vào cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.

Video liên quan

Chủ Đề