Cách trồng mướp đắng khổ qua

Khổ qua hay còn có tên gọi khác là mướp đắng. Loại quả này khi nghe cái tên tưởng chừng là khó nuốt, khó ăn, nhưng nếu thử 1 lần là bạn sẽ bị nghiện đó. Không chỉ thơm ngon, khổ qua còn rất tốt cho sức khỏe con người. Đây là lý do vì sao, các gia đình trong thành phố lại thi nhau trồng loại cây này ngay tại nhà. Vậy cách trồng khổ qua như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách trồng khổ qua tại nhà

Thời vụ trồng mướp đắng

Cách trồng mướp đắng rất đơn giản, bởi loại cây này cũng khá dễ sống và dễ chăm sóc. Nhiều người thắc mắc thời vụ trồng mướp đắng tháng mấy để cho trái nhiều.

Theo kinh nghiệm trồng mướp đắng của nhiều người thì trồng vào giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 8 là cho năng suất cao nhất. Lúc này thời tiết rất thuận lợi, có đủ áng sáng và mưa nhiều để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Sau khi biết nên trồng khổ qua vào tháng mấy, bạn còn ngại ngần gì mà không tìm hiểu kỹ thuật trồng mướp đắng để cung cấp thực phẩm tươi ngon cho chính gia đình mình nhỉ?

Chuẩn bị trồng khổ qua

Trước khi tìm hiểu cách trồng trồng khổ qua trong chậu, bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu sau:

  • Giống: Trên thị trưởng hiện có rất nhiều loại hạt giống khổ qua khác nhau cho năng suất tốt. Tùy theo nhu cầu và sở thích mà bạn hãy chọn loại thích hợp.
  • Đất trồng: Để khổ qua phát triển một cách tốt nhất, bạn nên chọn loại đất pha cát, đất thịt và có khả năng thoát nước tốt. Với cách trồng mướp đắng tại nhà, bạn nên chọn đất dinh dưỡng tribat làm giá thể để cây cho hiệu quả tốt nhất.
  • Ngoài giống và đất trồng, bạn cần chuẩn bị thêm thùng xốp, tre hoặc nứa để làm giàn cho mướp đắng.

Hướng cách trồng khổ qua trong chậu

Hạt khổ qua được bao bọc một lớp bảo vệ khá dày, do đó trước khi gieo hạt bạn nên ngâm với nước ấm trong vòng 5-6 giờ, sau đó đem ủ hạt trong khăn ẩm.

Đến khi hạt có hiện tượng nứt nanh thì bạn tiến hành gieo hạt. Bạn có thể ươm hạt sau đó đem đi trồng hoặc cũng có thể trồng trực tiếp.

Ươm giống khổ qua

Khi trồng cây giống khổ qua, bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây, chừng 25 30cm để không kìm hãm sự phát triển của cây.

Trong thời gian đầu, bạn cần tiến hành tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất. Mùa khô nên tưới cây mỗi ngày 2 lần, còn mùa mưa có thể giảm tần suất tưới còn 1 lần/ngày.

Khi cây bắt đầu xuất hiện 3-4 lá, bạn cần tiến hành làm giàn cho cây leo. Bạn nên làm giàn sao cho phù hợp với diện tích trồng, nhưng cũng không nên quá bé sẽ khiến cây khó phát triển. Thông thường, khi trồng các cây như khổ qua, người ta sẽ làm giàn hình chữ X, chiều cao khoảng 1.2 1.5m.

Làm giàn cho khổ qua

Khi cây leo lên giàn, bạn cần phải sửa dây để chúng phân bổ đều trên giàn. Đồng thời, bạn nên cắt bỏ những nhánh nhỏ, yếu hoặc bị sâu bệnh để giúp giàn thông thoáng hơn, tạo khoảng trống cho những cành khác phát triển.

Bón phân cho khổ qua

Theo kỹ thuật trồng mướp đắng tại nhà, bạn cần bón phân cho cây làm 2 đợt:

  • Đợt đầu cần bón lót: phân chuồng hoặc phân hữu cơ
  • Đợt 2 là bón thúc: phân ure, kali hoặc NPK để giúp cây ra nhiều quả, tăng tính chống chịu
Chăm sóc khổ qua

Phòng ngừa sâu bệnh

Khổ qua là loại cây cũng thu hút khá nhiều loại sâu bệnh hại, đặc biệt là loại sâu xanh, dòi đục, Vì vậy, khi phát hiện có sâu bệnh tấn công, bạn cần sử dụng các biện pháp sinh học để tránh làm giảm năng suất trồng.

Thu hoạch khổ qua

Khoảng 45 50 ngày sau kể từ lúc trồng là cây bắt đầu cho thu hoạch. Khổ qua có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như mướp đắng xào thịt, nhồi thịt, đây đều là những món ăn vô cùng hấp dẫn, thật bõ công chăm bón!

Trên đây là cách trồng khổ qua tại nhà, hy vọng sau khi áp dụng kỹ thuật này bạn sẽ có được một khu vườn khổ qua nho nhỏ ngay trên sân thượng và có thể cùng thưởng thức thành phẩm cùng gia đình. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề