Cách trồng củ sắn dây

Thứ 3, 11/02/2020 | 09:02:37

16,157 lượt xem

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này, gia đình anh Phạm Văn Toản, thôn Bắc Dũng, xã An Đồng [Quỳnh Phụ] huy động nhân lực khẩn trương thu hoạch sắn dây. Với giá bán từ 9.000 - 12.000 đồng/kg củ tươi, gần 1.000 gốc sắn của gia đình anh Toản cho thu lãi trên 300 triệu đồng.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình anh Toản huy động nhân lực thu hoạch sắn dây.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn sắn dây rộng gần 4ha, anh Toản cho biết, cây sắn dây từ lâu là cây trồng quen thuộc trong vườn mỗi nhà. Tuy nhiên, do chỉ được trồng số lượng ít, phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình nên năng suất cũng như giá trị mà cây sắn mang lại thấp. Sau khi nghiên cứu, học tập kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn dây tại Hải Dương, anh Toản đã đem những gốc sắn đầu tiên về trồng với hy vọng tạo ra mô hình phát triển kinh tế mới cho địa phương. “Nhìn những thửa ruộng bị bỏ hoang do cấy lúa kém hiệu quả, cỏ mọc qua đầu người, tôi thấy rất xót xa. Năm 2018, nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của xã, thôn, tôi đã thuê lại gần 4ha của trên 40 hộ dân với giá thuê 40kg thóc/sào/năm để cải tạo, đắp ụ, chôn cọc, lắp đặt giàn bằng dây thép để trồng sắn dây. Do là vụ đầu tiên nên tôi chỉ trồng 400 gốc, sau 10 tháng cho thu hoạch trên 40 tấn củ [loại củ to] bán cho thương lái và các công ty chế biến bột sắn dây, trừ chi phí thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Năm 2019, tôi trồng mật độ dày hơn, gần 1.000 gốc, từ sau tết bắt đầu thu hoạch, năng suất dự kiến trên 50 tấn, với giá bán hiện tại 9.000 đồng/kg, trừ chi phí, tôi thu về trên 300 triệu đồng” - anh Toản cho biết.

Theo anh Toản, sắn dây là loại cây dễ trồng, không kén đất, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, do là cây lấy củ nên muốn có năng suất cao, ngoài chăm sóc thì khâu đắp ụ, làm giàn cần phải đặc biệt quan tâm. Theo đó, thay vì trồng theo cách từ trước tới nay người dân vẫn thường làm, anh đắp đất thành ụ nổi cao trên 1m, đất trồng sắn dây trước khi đắp thành hình nón cụt được trộn đều với phân lân và NPK với liều lượng 8 - 10 kg/ụ. Bên trên ụ dùng cọc tre và dây thép để làm giàn cho sắn dây leo. Theo kinh nghiệm của anh Toản, ụ trồng sắn dây phải to, bảo đảm cho củ sắn dây phát triển, đất phải mới, càng tơi xốp thì củ càng to. Giàn phải đủ cho dây sắn leo, tránh hiện tượng dây sắn trên giàn quá dày dẫn đến quang hợp kém. Đặc biệt, không để dây sắn chạm đất, sắn dây sẽ đâm rễ tạo gốc mới dẫn đến giảm năng suất, hiệu quả không cao. Với cách trồng này, cây sắn dây không chỉ cho củ to, đều mà còn giúp nông dân dễ thu hoạch. Về thời vụ trồng, nên trồng từ tháng 3 âm lịch để cây có thời gian tích lũy tinh bột cao nhất, sau 9 - 10 tháng cho thu hoạch. Thời điểm thu hoạch củ sắn dây tốt nhất là khi cây chuẩn bị rụng lá trên giàn, vì đây là thời điểm cây tích lũy hàm lượng tinh bột cao nhất và phải thu hoạch xong trước khi cây mọc mầm trở lại vì lúc này củ sắn dây sẽ không lớn thêm nữa mà tinh bột trong củ sẽ quay trở lại để nuôi cây. Anh Toản cho biết thêm: Từ vụ xuân này, tôi thuê thêm trên 3ha để mở rộng diện tích trồng sắn, bên cạnh đó đưa cây khoai lang ruột vàng trồng thử nghiệm với diện tích 4 mẫu. Thời gian tới, tôi định hướng trồng một số loại cây lâu năm như cây ăn quả, gấc... nếu thuê được ruộng trong thời gian dài.

Đánh giá về mô hình trồng sắn dây của anh Toản, ông Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Đồng cho biết: Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, những năm qua, UBND xã đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất quy mô lớn. Mô hình trồng sắn dây của anh Toản là một hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi đã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ để nhân rộng mô hình.

Ngân Huyền

Sắn dây là một loài cây dể trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài công dụng y học, sắn dây còn là nguồn phân xanh và làm thức ăn cho gia súc.

Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m . Rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.

1.Thời vụ trồng sắn dây: 

- Uơm giống tháng 02

- Trồng tháng 3 đến tháng 10 – 11 thì thu hoạch   

2. Kỹ thuật làm đất trồng sắn dây: 

- Nếu trồng bằng hom [Tức là khoanh cuộn hom giống theo cách trồng Bắc bộ] thì qui cách hố 0,8m x 0,8m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m.

- Nếu trồng bằng bầu ươm thì qui cách hố 0,6m x 0,6m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m

3. Giống:

Hiện nay có 02 loại giống

- Giống sắn địa phương [Còn gọi là sắn ta]: Thời gian sinh trưởng là 02 năm

- Giống sắn lai [Có nguồn gốc từ Trung Quốc]: Thời gian sinh trưởng từ 06 tháng đến 01 năm.

4. Hướng dẫn cách trồng sắn dây: 

Trồng bằng cách giăm hom.  Chọn cành bánh tẻ, cắt 01 đoạn sao cho có từ 02 – 03 mắt mầm, đem giăm vào trong bầu đất sau khoảng 01 tháng thì có thể tiến hành đem trồng.

5. Hướng dẫn chăm sóc:

Cần cắm chà cho dây leo [cắm theo hình chữ A như cách trồng rau ăn quả], khng cần cắt tỉa mà chỉ cần bắt dây cho leo chà, tuyệt đối không cho dây chạm đất vì phần nào chạm đất thì có khả năng mọc rễ mới làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh bột trong củ sau này. Chỉ tưới nước khi khô hạn kéo dài còn thời tiết bình thường thì không cần phải tưới nước.

6. Bón phân:

Chia 03 lần bón

- Bón lót: Phân chuồng + tro trấu + xơ dừa + Lân [Có thể bổ sung lá cây mục]

- Sau khi trồng khoảng 01 tháng thì dung urê pha loãng tưới bổ sung theo tỷ lệ 02 muổng café urê/bình 8 lít.

- Sau khi trồng khoảng 03 tháng thì bón 200 gr NPK 16-16-8 và 5 - 10kg phân chuồng cho mỗi gốc.

7. Bảo vệ thực vật:

- Trước khi trồng nên xử lý đất để trừ sùng trắng bằng Basudin

- Trong giai đoạn cây sinh trưởng phát triển cần chú ý sâu cuốn lá và rệp sáp.

8. Thu hoạch:

Sau khi trồng 8 – 9 tháng thì có thể tiến hành thu hoạch hoặc chú ý khi thấy lá trên cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và rụng dần [hiện tượng trút lá vàng] thì có thể thu hoạch được.

9. Hiệu quả kinh tế:

* Tổng chi phí cho 01 gốc: 50.000 đồng

- Cây giống: 5.000đ/bầu

- Phân bón, thuốc BVTV: 20.000đ/gốc

- Làm đất, chăm sóc, thu hoạch: 25.000đ/gốc

* Tổng thu cho 01 gốc: Mỗi gốc thu hoạch bình quân 10kg – 15 kg, với giá bán củ nguyên liệu là 15.000đ/kg [Giá bán bột sắn dây thành phẩm hiện nay là 105.000đ/kg]. 15.000đ/kg x 10kg = 150.000đ.

Như vậy nếu điều kiện thuận lợi thì mỗi gốc sắn dây trồng có thể cho lợi nhuận là 100.000 đồng

Hướng dẫn kỹ thuật trồng sắn dây ta Sắn dây là một loài cây dể trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng cao, nó có thể sống lâu năm, nó thường leo lên để chiếm lĩnh đỉnh cao, khi mọc cạnh một cây cao, nó sẽ leo lên tới tận ngọn của cây đó. Ta thường thấy, nó bám vào các dây thu lôi rồi leo lên tận mái nhà. Nó có thể dài tới hơn 10m. Rễ phát triển thành củ dài, to, lá kép, mọc so le gồm 3 lá. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt. Ngoài công dụng y học, sắn dây còn là nguồn phân xanh và làm thức ăn cho gia súc.

Cách trồng sắn dây


1.Thời vụ: – Uơm giống tháng 02, dùng dây của cân sắn dây – Trồng tháng 3 đến tháng 10 – 11 thì thu hoạch

2. Làm đất:

– Nếu trồng bằng hom [Tức là khoanh cuộn hom giống theo cách trồng Bắc bộ] thì qui cách hố 0,8m x 0,8m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m. – Nếu trồng bằng bầu ươm thì qui cách hố 0,6m x 0,6m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m

3. Giống: Hiện nay có 02 loại giống

– Giống sắn địa phương [Còn gọi là sắn ta]: Thời gian sinh trưởng là 02 năm Sắn dây được trồng bằng thân cây nên khi thu hoạch nên chọn những dây bánh tẻ, độ dài dây sắn để trồng từ 0,5-1m [cứ cách 15-20cm có một mắt mầm là tốt nhất]. Khi cắt dây bánh tẻ xong, lấy vôi đã tôi chấm vào 2 đầu vừa để giữ cho cây được tươi lâu và tránh nấm bệnh, lấy dao cắt các cành mọc trên dây không làm dây xây xát, sẽ bị mất nước khô dây. Dây giống nên cuộn thành vòng tròn, đường kính 20-25cm. Nếu chưa trồng ngay nên đào một hố nhỏ, giâm dây giống xuống, phủ một lớp đất mỏng lên, sau đó phủ một lớp bèo, phủ rơm lên trên lớp đất mặt để giữ ẩm, thỉnh thoảng tưới nước lên bề mặt.

4. Cách trồng: Trồng bằng cách giăm hom.

Chọn cành bánh tẻ, cắt 01 đoạn sao cho có từ 02 – 03 mắt mầm, đem giăm vào trong bầu đất sau khoảng 01 tháng thì có thể tiến hành đem trồng.

Sắn dây có thể trồng ở mọi nơi có tận dụng đất. Các bước tiến hành như sau: đào hốc trồng kích thước 0,8 x 0,8m, sâu 0,3-0,5m. Hốc cách hốc 2m. Đổ lớp mùn rơm rạ, lá cây hoai mục xuống đáy hốc. Rắc một lớp đất bột dày 5-10cm lên trên lớp mùn. Bón từ 25-30kg phân chuồng/hốc. Phủ một lớp đất dày 5-10cm lên trên lớp phân chuồng. Đặt dây giống và phủ đất mùn, rơm rạ hoặc lá cây hoai mục lên trên cùng [tránh lấp vào mầm cây].


Cách trồng sắn dây


5. Chăm sóc:
Khi mầm cây phát triển được 10-20cm thì làm giàn cho sắn dây leo hoặc tận dụng những thân cây gỗ to cho sắn leo. Khi thân sắn cao khoảng 1m thì cuộn dây lại lần nữa, sau đó phủ đất và mùn lên trên nhằm mục đích tạo ra tầng củ thứ 2. Thường xuyên làm sạch cỏ, đảm bảo cho đất luôn tơi xốp. Khi sắn trồng được 3 tháng bón thúc bằng phân NPK từ 0,1-0,2 kg/hốc. Thường xuyên tạo độ ẩm cho đất để thân cây phát triển nhanh Cần cắm chà cho dây leo [cắm theo hình chữ A như cách trồng rau ăn quả], khng cần cắt tỉa mà chỉ cần bắt dây cho leo chà, tuyệt đối không cho dây chạm đất vì phần nào chạm đất thì có khả năng mọc rễ mới làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh bột trong củ sau này. Chỉ tưới nước khi khô hạn kéo dài còn thời tiết bình thường thì không cần phải tưới nước.

6. Bón phân: Chia 03 lần bón

– Bón lót: Phân chuồng + tro trấu + xơ dừa + Lân [Có thể bổ sung lá cây mục] – Sau khi trồng khoảng 01 tháng thì dung urê pha loãng tưới bổ sung theo tỷ lệ 02 muổng café urê/bình 8 lít. – Sau khi trồng khoảng 03 tháng thì bón 200 gr NPK 16-16-8 và 5 – 10kg phân chuồng cho mỗi gốc.

7. Bảo vệ thực vật:

– Trước khi trồng nên xử lý đất để trừ sùng trắng bằng Basudin – Trong giai đoạn cây sinh trưởng phát triển cần chú ý sâu cuốn lá và rệp sáp

8. Thu hoạch:

Sau khi trồng 8 – 9 tháng thì có thể tiến hành thu hoạch hoặc chú ý khi thấy lá trên cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và rụng dần [hiện tượng trút lá vàng] thì có thể thu hoạch được.

9. Hiệu quả kinh tế:

* Tổng chi phí cho 01 gốc: 50.000 đồng – Cây giống: 5.000đ/bầu – Phân bón, phân chuồng: 20.000đ/gốc – Làm đất, chăm sóc, thu hoạch: 25.000đ/gốc * Tổng thu cho 01 gốc: Mỗi gốc thu hoạch bình quân 10kg – 15 kg, với giá bán củ nguyên liệu là 25.000đ/kg [Giá bán bột sắn dây thành phẩm hiện nay là 150.000đ/kg]. 25.000đ/kg x 10kg = 250.000đ Như vậy nếu điều kiện thuận lợi thì mỗi gốc sắn dây trồng có thể cho lợi nhuận là 200.000 đồng

Tư vấn giải đáp thắc mắc:


Có thể gửi câu hỏi về email:  để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.

Theo khuyennongtphcm – Bùi Phương

Thành phần hóa học của Sắn dây – Cát căn hay rễ củ Sắn dây chứa: – Flavonoid: daidzein, daidzin, puerarin, puerarin-7-xylosid, genistein, formonetin, puerarol, kakkonein. – Tinh bột [10 – 15%] có D-mannitol. – Acid hữu cơ: succinic acid, arachidic acid. – Các chất: miroestrol, allantoin, acetylcholin.  Hoa Sắn dây chứa: – Tinh dầu bay hơi có ethyl acetat, isoamyl alcohol, octyl alcohol, lanalool, eugenol… – Acid hữu cơ: benzoic acid, propionic acid, isovaleric acid, capronic acid; p-coumaric acid. – Irisolidon. – Flavonoid: genistein, daidzein, quercetin…

Trong dây và lá khô có chứa các chất protein 16,3%; lipid 1,8%; glucid 31,1%; cellulose 31,3%; các acid amin [asparaginic,glutamic, adenin, prolin, leucin…].

Video liên quan

Chủ Đề