Cách trở thành 1 wibu

Nhật bản là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những người yêu thích và muốn tìm hiểu về nền văn hóa của Nhật lại bị gọi là “Wibu”. Vậy tại sao người ta lại gọi như thế? Hãy theo dõi bài viết này nhé, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được wibu là gì? được dùng trong trường hợp nào?

Cùng tìm hiểu về wibu là gì? 

Wibu là gì?

Về bản chất thì “wibu” chính là cách đọc phiên âm từ “weeaboo” của người Việt Nam. Weeaboo là một dạng từ lóng của từ “Wapanese”, được ghép lại bởi hai từ có nghĩa riêng biệt là “wannabe” và “white”. Wapanese có hàm ý miêu tả về những người da trắng yêu thích và phát cuồng với nền văn hóa Nhật Bản. Sau này, người ta dùng từ weeaboo thường xuyên hơn thay cho từ wapanese, mặc dù nghĩa của cả 2 từ đều như nhau.

Wibu meme được nhiều người yêu thích từ các anime 

Các Wibu biết đến Nhật Bản là nhờ vào các bộ phim hoặc truyện tranh manga, anime. Không phải ai yêu thích, tìm hiểu về văn hóa của Nhật cũng gọi là wibu đâu nhé! Từ này chỉ dùng cho những người thể hiện thái quá, tôn sùng đến đánh mất bản thân, lý trí, sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ nó, lúc nào họ cũng wibu never die. “Wibu never die là gì?” – Đây là câu nói thể hiện sự tự cao của bản thân, tin tưởng bản thân luôn trường tồn không bao giờ mất đi.

Trong từ điển Urban Dictionary thì “wibu” là mang một sắc thái tiêu cực chỉ những người bị ám ảnh quá mức và phát cuồng với mọi thứ liên quan đến Nhật Bản. Thậm chí, họ còn mang đến sự phiền phức cho người khác và khiến cho mọi người xa lánh và không chấp nhận được. 

Một biểu hiện khác của các wibu là họ luôn mong muốn trở thành người Nhật Bản thực thụ, được thể hiện toàn bộ sở thích và hành động của bản thân. Thông thường, những người này không hề nhận ra mức độ u mê và cuồng nhiệt của mình. 

Nguồn gốc của “Wibu”

Nguồn gốc hình thành của từ “wibu” được gắn liền với “weeaboo”, là phát âm tiếng việt của từ này. “Weeaboo” là một từ lóng của từ “wapanese” được ghép bởi 2 từ “wannabe” và “white”. Khi được dịch ra tiếng Việt, nó sẽ được hiểu là người da trắng phát cuồng với nền văn hóa Nhật Bản. Càng về sau này, từ “weeaboo” được nhiều người dùng rộng rãi trên toàn cầu và vô tình đã thay thế cho “wapanese”. 

“Wapanese” được ra đời vào năm 2002 và được biết đến nhiều hơn vào năm 2005. Bởi từ này đã được một quản lý của diễn đàn “4chan” cắt nghĩa sử dụng trong bộ truyện tranh “Perry Bible Fellowship” của Nicholas Gurewitch. Khi du nhập vào Việt Nam thì từ này đã bị biến thể thành “wibu”.

Cách nhận biết một “wibu” chính hiệu

Khi đã hiểu rõ wibu có nghĩa là gì rồi, thì chắc chắn các bạn sẽ biết cách nhận diện một wibu. Hãy căn cứ vào một số đặc điểm cơ bản được chúng tôi tổng hợp ở dưới đây nhé:

  • Một Wibu thực sự sẽ rất tôn sùng văn hóa Nhật Bản. Đối với họ, văn hóa Nhật là cao quý nhất và được đặt trên nền văn hóa bản địa của họ. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng từ bỏ đi nền văn hóa, phong tục và tập quán truyền thống của đất nước mình đã sinh ra để trau dồi, rèn luyện văn hóa Nhật Bản.
  • Wibu sử dụng tiếng Nhật thường ngày, với mức độ còn nhiều hơn cả tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, một số wibu lại có sở thích thêm ngoại ngữ mặc dù kiến thức về Nhật của họ lại rất ít. Họ chính là những cá nhân đang “làm rầu nồi canh”, gây ảnh hưởng xấu đến bản sắc văn hóa của cả 2 nước.
  • Các Wibu thường sẽ nghiện anime, manga hay những thứ thuộc về nền văn hóa của Nhật Bản. Đồng thời họ lại không hề hay biết gì về nền văn hóa của nước mình.
  • Một bộ phận của wibu chỉ có kiến thức như “bề nổi của tảng băng trôi”. Họ chỉ biết những thứ khi xem và đọc về anime và manga, còn lại thì không biết gì thêm về đất nước Mặt trời mọc nữa. 

Những wibu chúa có độ cuồng mãnh liệt về văn hóa Nhật Bản

Cách sử dụng “wibu” trong đời sống

Hiện nay, nếu bạn để ý kỹ thì dù chỉ là một hành động tôn vinh hoặc khen ngợi Nhật Bản cũng sẽ bị cư dân mạng gắn luôn cho cái mác “kẻ wibu”. Bởi trong đầu của những anh hùng bàn phím này đã chất chứa một triết lý khủng khiếp về wibu đó là “bọn cuồng Nhật Bản”, “đem Nhật đội lên đầu”. Thế nhưng, thực tế thì họ lại chưa biết rõ về “độ cuồng” của chính thuật ngữ “wibu”. 

Khi khen ngợi hoặc tôn vinh một sự vật, hiện tượng nào đó không có nghĩa là cuồng mà nó chỉ là sự tiếp nhận những văn hóa tốt đẹp của loài người, phân tích và lựa chọn cái tốt để hưởng ứng, học tập phát triển. Còn “cuồng” lại là sự tôn sùng quá mức, xem những điều đó là hoàn mỹ và cao quý nhất đối với bản thân. 

Nên dùng từ wibu đúng hoàn cảnh để tránh làm tổn thương người khác

Do đó, bản chất cốt lõi của từ “wibu” tương đương với chính nguồn gốc của nó, mang ý nghĩa tiêu cực cùng hàm ý mỉa mai, châm biếm cực gắt. Vì vậy, đừng sử dụng thuật ngữ này một cách vô tội vạ nhé! Bởi có thể bạn sẽ vô tình làm tổn thương đến những người bạn đơn giản có sở thích tìm hiểu và khám phá đất nước mặt trời mọc thôi.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ về  wibu, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu được wibu là gì? Nếu có bất cứ ý kiến gì về bài viết hãy comment ở bên dưới bài viết nhé!

Nếu bạn đang yêu thích văn hóa và những bộ anime, manga,… của Nhật bản thì chắc hẳn đã nghe thấy từ Wibu. Tuy nhiên Wibu là gì và tại sao mọi người lại kêu người khác cũng như nguồn gốc của từ này có từ đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó đấy. Nhớ đọc hết bài để có thể xem được các giải đáp đến từ VerbaLearn nhé?

Weeaboo là gì?

Hiện nay khi nhắc đến anime, manga thì không thể nghi ngờ độ thịnh hành của nó. Có thể từ các em học tiểu học cho đến những anh chị sinh viên, người đi làm vẫn có sở thích đọc manga, coi anime. Tuy nhiên có nhiều trường hợp người xem quá cuồng anime, manga dẫn đến việc họ bắt chước y chang từ lối sống đến ngoại hình, điệu bộ của nhân vật trong truyện. 

Những nước phương Tây phát triển sớm nên đã được du nhập những thông tin, văn hóa này sớm hơn. Từ Weeaboo bắt đầu xuất hiện từ những năm 2002. Ban đầu nó là từ Waponese – được tạo ra bởi 2 từ wannabe và white. Từ này mang nghĩa là người da trắng cuồng văn hóa Nhật Bản từ những bộ manga, anime hay thậm chí là hentai.

Weeboo chỉ nhóm người da trắng cuồng văn hóa Nhật Bản từ manga, anime

Tuy nhiên sau này khi nước Nhật mở cửa giao thương với những nước phương Tây thì vài năm sau thừ waponese dần được thay thế bằng từ Weeaboo. Những năm gần đây thì từ này trở nên đặc biệt phổ biến khi mạng xã hội được phổ biến rộng rãi hơn.

Wibu là gì?

Wibu là từ mà cộng đồng Việt Nam phiên âm theo cách đọc từ từ Weeaboo ra. Từ Wibu là biệt danh cho những người quá cuồng Manga hay Anime. Ở Việt Nam thuật ngữ Wibu được sử dụng theo nghĩa khá nặng. Wibu là từ dùng để chỉ những người trẻ quá cuồng văn hóa Nhật Bản. 

Dù chỉ biết được sơ sơ qua những bộ Anime, Manga mà họ hâm mộ nhưng lại tỏ ra mình rất hiểu biết, là những anh hùng bàn phím với lối phong cách rất “trẻ trâu”. Họ tự xưng mình là Otaku các kiểu khi mới xem được vài bộ anime. Đó là những người mà cộng đồng Việt thường gọi là Wibu. 

Wibu là phiên âm theo cách đọc của Weeboo theo người Việt Nam

[irp posts=”781″ name=”Crush là gì? Dấu hiệu nhận biết Crush chính hiệu”]

Cách sử dụng thuật ngữ Wibu

Trong trường hợp bạn muốn gọi ai đó là Wibu thì trước tiên bạn hãy tìm hiểu kĩ sự hình thành và ý nghĩa của nó. Có một lưu ý khi sử dụng cụm từ này là từ Wibu chỉ dùng với cộng đồng người Việt thôi bạn nhé. Khi bạn giao lưu hay nói chuyện với người bạn Việt của mình thì bạn có thể thoải mái dùng từ Wibu vì nó là từ phiên âm từ từ Weeaboo. Còn đối với những nhóm nhiều quốc gia khác hay khi bạn nói chuyện với một người bạn nước ngoài thì dùng từ Weeaboo sẽ chuẩn hơn.

Từ wibu chỉ sử dụng cho cộng đồng người Việt

Tuy nhiên cách gọi này thực chất là để mỉa mai người mà bạn cảm thấy không tốt khi họ quá ngông và thể hiện mình am hiểu về văn hóa Nhật Bản qua những bộ Anime, Manga. Vì vậy nghĩa của nó là hoàn toàn tiêu cực. Nếu bạn chỉ có ý định chọc người bạn của mình thì cũng không nên sử dụng từ này nhé, có khả năng sẽ làm họ thấy bị thiếu tôn trọng đấy. 

Một cách gọi thiếu tôn trọng và không chính xác có khả năng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Thế nên hãy tìm hiểu kĩ và dùng từ một cách cẩn thận tránh các tình trạng hiểm nhầm ngữ nghĩa gây ý đồ xấu đến người sử dụng cũng như người nghe nhé.

[irp posts=”398″ name=”Drama là gì? Drama gồm những loại nào, ám chỉ ai?”]

Otaku đối với Wibu có ý nghĩa như thế nào?

Có thể nói rằng Otaku là một danh hiệu cao quý được dùng để chỉ những người gọi là lão làng trong việc xem Anime. Số lượng Anime mà họ coi tối thiểu cũng đã hàng trăm bộ cùng những kiến thức sâu rộng về Anime mà họ biết được. Còn những người cứ nghĩ rằng mình đã xem nhiều, có hứng thú với một thể loại hoạt hình nào đấy và tự nhận mình là Otaku. Đối với những trường hợp ngáo như này thì thường bị gọi là Wibu.

Otaku là một danh hiệu cao quý chỉ những lão làng trong việc xem anime

Họ cần phải biết để trở thành một Otaku thì không chỉ xem nhiều mà còn phải có niềm đam mê và thời gian gắn bó lâu dài với Anime. Để có được danh hiệu Otaku thì họ cần phải biết cảm nhận chứ không phải việc chỉ biết bỏ thời gian ra để cày những bộ Anime một cách vô tội vạ. 

[irp posts=”771″ name=”GG là gì? Ý nghĩa trong các trò chơi & trong giao tiếp”]

Có sự khác biệt nào giữa Wibu và Otaku

Nói đến từ Wibu và Otaku đều có điểm chung là đam mê và yêu thích những bộ Anime, Manga và cả văn hóa Nhật. Tuy nhiên sự đam mê và yêu thích của Wibu được biết rằng không rộng như Otaku. Có nhiều người hay tự nhận mình là Otaku chỉ với một ít kiến thức Nhật Bản mà họ biết được. Hãy cùng mình tìm hiểu sự hình thành hai cái tên gọi này để hiểu chính xác hơn về nó cũng như sử dụng một cách đúng đắn nhất.

Wibu

Điều đầu tiên phải nói ở đây là Wibu được dùng để chỉ những người nước ngoài bị cuồng văn hóa 2D Nhật Bản. Những người nước khác yêu thích văn hóa Nhật Bản thông qua các bộ Anime, Manga. Sau khi thích họ bắt đầu chuyển sang tình trạng bị nghiện và đam mê thể loại này dẫn đến tình trạng lậm văn hóa Nhật. 

Họ bắt đầu có những sự bắt chước theo hình tượng nhân vật, lối sống một cách quá trớn, thậm chí gọi là lố lăng. Họ thường thể hiện những điều cơ bản giống một Otaku như trang trí bày biện phòng của mình. Chém gió chỉ với vốn kiến thức ít ỏi khi xem vài bộ Anime, Manga như là mình hiểu về nó lắm. thường thì từ này chính là mang tính mỉa mai những người như thế này.

Otaku

Bản chất Otaku là để nói người Nhật mà thôi. Từ này để chỉ những người Nhật phát cuồng với những bộ Manga, Anime và Game. Cách mà họ đam mê và yêu thích nó khiến họ như chỉ muốn sống trong thế giới đó. Thông thường những Otaku thì lười giao tiếp trong xã hội, chỉ muốn ở trong phòng của mình và cách ly với thế giới. Và với lối sống như thế chắc chắn một điều rằng sự am hiểu của họ hơn rất nhiều so với những người được gọi là Wibu.

Sự khác biệt giữa Wibu và những người tự nhận là fan Anime là gì?

Bắt đầu từ khi từ Wibu xuất hiện cũng là lúc cụm từ fan Anime được biết tới nhiều hơn. Fan Anime là những người đã xem kha khá được các bộ Anime, có một kiến thức nhất định về Anime và hiểu biết về khái niệm Otaku. Nhưng thật ra fan anime là cách mà những người này tôn vinh bản thân họ và hạ thấp những người tự nhận là Otaka [hay còn gọi là Wibu] và những Otaku thật sự. 

Thông thường đa số những fan anime thường xem theo kiểu chỉ để lấy thông tin và tua để đẩy nhanh tiến độ khi xem. Họ không dành thời gian để cảm nhận những cái hay, cái dở của bộ phim đó. Và mục đích xem Anime của họ thực chất là để soi sét những lỗi nhỏ, nhặt sạn trong phim như kiểu bới lông tìm vết. Sau đó họ sẽ đi ngược với số đông như kiểu nêu lỗi và chê bai những bộ anime được nhiều người ưa thích. 

Mặc dù luôn tự nhận mình là anime chân chính và chỉ biết chê bai những người tự nhận là Otaku chỉ biết hùa theo đám đông. Có thể nói những anh hùng bàn phím tự nhận mình là fan anime thường chỉ thích đi ngược với số đông và thể hiện mình khác biệt bằng các trò chê bai, hạ thấp những gì có thể khiến họ thỏa mãn. 

Liệu có tồn tại thứ được cho là fan Anime

Phải nói rõ ràng rằng không tồn tại cụm từ fan Anime bởi vì trong định nghĩa Otaku đã bao gồm chữ fan rồi. Khi bạn đã thích và đặt chân vào thế giới Anime có nghĩa là bạn đã có sự yêu thích đối với nó. Giả sử như bạn không hề có hứng thú và yêu thích Anime thì chắc hẳn bạn sẽ không tự mày mò và tìm hiểu những khái niệm như Anime và Otaku. Đối với một người bình thường chỉ xem Anime để giải trí thì họ sẽ thường chỉ nói rằng “Ô mình cũng thích bộ này” hoặc “Tôi đã từng xem bộ này rồi” và không có một sự phân tích gì sâu hơn. 

Còn đối với một người từng xem nhiều bộ anime và hiểu biết rõ về anime thì lại khác. Bạn có thể dễ dàng bị cuốn vào sự phân tích và tranh cãi giữa những người xem anime khác nhau. Có nhiều ý kiến cho rằng để là một otaku chân chính thì phải là người sở hữu những bộ sưu tập figure anime khủng, những áp phích treo phòng xịn xò và nếu không sở hữu những thứ đó thì chưa nhận là otaku được. 

Nếu bản thân bạn chỉ vừa mới tiếp xúc và nhận bản thân mình là fan anime thì chắc bạn chưa biết đến khái niệm otaku là gì. Thử hỏi xem nếu không có định nghĩa fan anime thì bạn sẽ là một otaku hay là một wibu nhỉ?

Qua bài viết này chắc bạn sẽ hiểu thêm về cụm từ Wibu và cách để phân biệt nó với những khái niệm khác. Những thuật ngữ và các khái niệm trong Anime rất nhiều, nếu muốn sử dụng nó một cách chính xác bạn hãy là một người có kiến thức nhé! Chúc bạn sẽ luôn sống vui vẻ và hạnh phúc với niềm yêu thích của mình. Và đặc biệt nếu bạn còn thắc mắc gì trong câu hỏi wibu là gì thì VerbaLearn mong bạn sẽ hiểu được các kiến thức trong bài viết này.

Tham khảo

1. //vi.wikipedia.org/wiki/Otaku

2. //www.wibu.com/

3. //en.wikipedia.org/wiki/Anime

4. //www.crunchyroll.com/videos/anime

5. //en.wikipedia.org/wiki/Otaku

Tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ Anh năm 2010, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy về Tiếng Anh. Nguyễn Võ Mạnh Khôi là một trong những biên tập viên về mảng ngoại ngữ tốt nhất tại VerbaLearn. Mong rằng những chia sẽ về kinh nghiệm học tập cũng như kiến thức trong từng bài giảng sẽ giúp độc giả giải đáp được nhiều thắc mắc.

Video liên quan

Chủ Đề