Cách cho bé bú nằm không bị nôn trớ

Lo ngại con sẽ nôn trớ, sặc sữa khi bú? Dưới đây sẽ là bài viết bạn không thể bỏ qua về cách cho con bú chuẩn xác nhất không bao giờ lo ngại trẻ khó thở, nôn trớ hay sặc sữa! 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và vô cùng cần thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng bên cạnh chất lượng nguồn sữa thì cách cho trẻ bú như thế nào cũng là thắc mắc của nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vậy cách cho trẻ bú như thế nào? nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi là tốt nhất? Những lưu ý các tư thế cho trẻ bú mẹ cần lưu ý là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây. 

Nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay bú ngồi tốt hơn?

Thông thường, các bác sĩ thường khuyên các mẹ nên cho trẻ bú ngồi thay vì bú nằm. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ trong giai đoạn bú mẹ, thực quản chưa hình thành niêm dịch, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển toàn diện, dạ dày của bé lúc này kích thước khá nhỏ. Do đó, nếu để trẻ sơ sinh nằm bú, lỗ tâm vị dạ dày không được khép lại rất dễ khiến bị gặp tình trạng nôn trớ.

Ngoài ra, việc hút sữa của bé khi nằm cũng khá khó khăn hơn so với tư thế ngồi bú. Sữa nếu không được di chuyển xuống dạ dày, chúng sẽ trào ngược lại thực quản và việc bé bị nôn trớ sẽ rất khó có thể tránh khỏi.

Việc bé bị trớ khi bú sữa mẹ rất nguy hiểm, nhất là với những trẻ còn yếu. Khi trớ, sữa có thể chảy vào tai bé khi bú nằm gây tình trạng viêm tai. Nếu không được xử lý đúng cách, ngoài viêm tai, bé có thể gặp những vấn đề như sốt, thính lực suy giảm.

Khi bé nằm khi bú sẽ hình thành thói quen nằm 1 bên. Khi đó, khung xương đầu của trẻ còn yếu, các khớp xương sọ vẫn đang tách nhau. Việc nằm nghiêng 1 bên quá nhiều khi bú dần khiến đầu bé bị méo.

Do đó, với câu hỏi nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi thì câu trả lời là TƯ THẾ NGỒI ĐƯỢC XEM LÀ TỐT NHẤT KHI CHO BÉ BÚ. Chúng hình thành sự thoải mái cho cả mẹ và bé và hạn chế tối đa các tác hại khi bú nằm như viêm tai hay nôn trớ ở trẻ.

Mẹ nên cho bé nằm bú khi nào? 

Dù tư thế bú nằm không được khuyến khích nhưng tư thế này cũng mang tới nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Cách nằm bú giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tư thế này cũng giúp bé bú sữa nhanh chóng hơn. Khi bé đói, bé sẽ tự tìm ti của mẹ để bú sữa.

Tuy nhiên mẹ chỉ nên áp dụng tư thế cho bé nằm bú trong một số trường hợp như: mẹ sức khỏe yếu, mẹ cần hồi phục sau sinh mổ, mẹ có các vấn đề liên quan tới bệnh lý,... Với những mẹ có sức khỏe tốt, mẹ có thể đi lại thì mẹ nên ngồi cho bé bú.

Hướng dẫn thực hiện đúng các tư thế khi cho trẻ bú 

Việc nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ. Cho con bú thế nào đúng cách đúng tư thế là điều vô cùng cần thiết. Việc lựa chọn tư thế chuẩn khi cho con bú giúp cả mẹ và bé đều thoải mái trong quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

Tư thế bú ngồi

Khi cho trẻ bú, mẹ lựa chọn các tư thế ngồi sao cho mẹ cảm thấy thật sự thoải mái. Mẹ nên chọn những khu vực có điểm tựa phía sau tránh đau mỏi lưng, giúp thời gian cho bé bú được lâu hơn. Mẹ có thể kê thêm cho bé một chiếc gối nhỏ để gối đầu hoặc dùng tay đỡ cổ bé giúp bé có điểm tựa khi bú, bé sẽ thoải mái hơn.

Tư thế bú ngang

Tư thế bế ngang được đánh giá là tư thế phù hợp nhất mẹ có thể cho bé bú trong những ngày đầu bé bú mẹ. Để thực hiện tư thế này, mẹ cần lựa chọn điểm ngồi trên ghế sao cho thoải mái nhất và cần có chỗ để tay.

Mẹ đặt bé nằm ngang đồng thời cong người lại, để bé nằm xuôi theo phần cánh tay đỡ của mẹ. Khi đó toàn bộ cơ thể của bé đều nằm gọn trong cánh tay và lòng bàn tay của mẹ. Khi cho bé bú, mẹ tránh tuyệt đối việc gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức.

Tư thế bú nằm

Mẹ cần xác định cho bé bú bên phải hay trái để điều chỉnh cho phù hợp. Dùng gối mềm đỡ đầu và vai sẽ giúp cho mẹ không bị mỏi khi cho bé bú. Nâng cao đầu bằng cách đặt tay dưới đầu hoặc dùng gối đầu. 

Đặt một chiếc gối sau lưng, một cái kẹp giữa 2 chân và đầu gối để tránh mỏi và tê bì khi nằm lâu một tư thế. 

Đảm bảo tư thế nằm chuẩn khi cho con bú giúp bé luôn được an toàn và thoải mái

Cách nằm của bé: Đặt bé nằm song song với mẹ, nhẹ nhàng nâng đầu bé vào vị trí phù hợp gần ti mẹ, kéo chân bé lại chạm vào người mẹ, sao cho tư thế của hai mẹ con tạo thành hình chữ V là lý tưởng nhất. Bên dưới đầu lót một chiếc gối mỏng hay khăn xô để bé gối đầu và thấm mồ hôi. 

Đặt thêm một chiếc gối mềm sau lưng bé để bé tựa lưng và mẹ dùng một tay nâng ngực đưa bầu sữa tới miệng bé. 

Mẹ hãy cố gắng để cho đầu con luôn được thoải mái di chuyển theo ý muốn, giúp bé dễ dàng nhả ti mẹ khi cảm thấy no hay gặp khó khăn khi nuốt, tránh cho bé không bị ngạt thở. 

Về phía mẹ, khi bé mút mà mẹ cảm thấy đau thì hay nhẹ nhàng tách miệng bé và điều chỉnh lại vị trí phù hợp và thoải mái nhất. Mẹ cần luôn tỉnh táo khi cho bé bú nằm để xử lý những tình huống ngoài ý muốn kịp thời

Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng tay của mình để bé gối đầu, nhẹ nhàng ôm gọn phía sau lưng bé như một chiếc gối mềm và an toàn. Sau đó mẹ dùng tay còn lại để nâng ngực đưa đầu ti tới miệng bé, giúp bé ngậm ti dễ dàng hơn. 

Nên cho bé bú hết một bên sau đó bú tiếp bên còn lại để bé được cung cấp đủ lượng sữa, ngoài ra việc cho bú cả 2 bên ngực cũng giúp bầu ngực của mẹ được đều hơn. 

Trường hợp bé bị sặc sữa, mẹ cần hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng nâng bé, lau sạch sữa từ miêng đến tai. Luôn chú ý xem sữa có vào tai không để lau sạch, tránh tình trạng viêm tai giữa. 

Các động tác khi cho bé bú

Cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi, mẹ cũng cần thực hiện một số động tác nhất định trước khi cho bé bú. Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ phần đầu vú, quanh núm vú với khăn sạch. Sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay cái để giữ phần gần núm vú trong quá trình bé bú. Khi bé bú, mẹ nên chủ động đưa núm vú vào miệng bé giúp kích thích phản xạ bú của trẻ. Khi trẻ đã tiếp xúc với phần núm vú, bé sẽ nhanh chóng há miệng và bú. 

Việc nắm thông tin nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới dinh dưỡng của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Mẹ hãy lựa chọn tư thế thoải mái nhất để đồng hành cùng con yêu hấp thu nguồn dinh dưỡng từ cơ thể mẹ hiệu quả nhất.

Có khoảng 2/3 trẻ dưới 12 tháng tuổi gặp phải tình trạng nôn trớ. Vậy ba mẹ đã biết cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh cho giai đoạn này chưa? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! 
 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều ba mẹ

Nôn trớ là việc thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng, đôi khi bị tống ra khỏi miệng. 

Nguyên nhân trẻ dưới 12 tháng tuổi thường hay bị nôn trớ là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày vẫn ở tư thế nằm ngang, cơ thắt tâm vị hoạt động kém. Nên khi bé bú quá no, mẹ cho bé bú sai cách, mặc quần áo hoặc quấn tã quá chặt... cũng có thể khiến bé bị trớ. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay sau khi bé vừa ăn no, đang chơi, thay đổi tư thế đột ngột.

Một trẻ sơ sinh khỏe mạnh dưới 12 tháng tuổi được xem là mắc chứng nôn trớ sinh lý khi:

- Có hiện tượng trào ngược ≥ 2 lần mỗi ngày và kéo dài từ 3 tuần trở lên. Có rất nhiều trường hợp bé bị nôn liên tục, thậm chí còn nôn vọt thành dòng.

- Không kèm theo các triệu chứng: buồn nôn, chậm lớn, lười ăn, khó nuốt hoặc có các tư thế bất thường.  
 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh được xem là hiện tượng sinh lý bình thường thuộc quá trình phát triển của trẻ và không phải bệnh lý. Hầu hết trẻ đều vui vẻ và khỏe mạnh ngay cả khi chúng thường xuyên bị nôn trớ. Tuy nhiên, nôn trớ kéo dài gây ra lo lắng, căng thẳng không cần thiết cho ba mẹ và góp phần làm tăng áp lực công việc cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Như đã tìm hiểu thông tin ở những bài trước, chắc hẳn ba mẹ đã phần nào biết được trẻ sơ sinh bị nôn trớ do đâu. Vì vậy, chúng tôi sẽ không đề cập sâu thông tin tại đây nữa. Thay vào đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho ba mẹ một số cách chữa/giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh đã tổng hợp được. 

Đây cũng là một cách làm giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia y tế khuyến khích các mẹ áp dụng:
 

Với những trẻ bú mẹ: Khi mới bắt đầu bú, mẹ nên cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bên phải. Vì lúc này dạ dày của bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái để sữa dễ dàng xuống lưu giữ trong dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược ra ngoài.
 

Với những bé bú bình: Mẹ nên giữ để núm bình luôn đầy sữa, tránh để hở khiến bé nuốt phải nhiều hơi gây đầy bụng.
 

Cho bé bú đúng cách để hạn chế tình trạng nôn trớ

Quấn tã, mặc quần áo hoặc bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng cho bé.

Khi bé vừa ăn hoặc bú xong, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút kết hợp với vỗ ợ hơi, rồi mới đặt cho bé nằm. Nên cho bé nằm  nghiêng sang bên trái, đảm bảo cho đầu bé cao hơn thân người. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.
Tuyệt đối, không cho bé nằm ngay sau khi bú, giai đoạn sơ sinh hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển ổn định, dạ dày ở vị trí nằm ngang, cơ thắt tâm vị hoạt động yếu sẽ khiến bé dễ bị trớ sữa.

Vỗ ợ hơi là cách giúp bé tống được một lượng khí trong dạ dày mà nuốt phải trong quá trình bú mẹ hoặc bú mình, giúp hạn chế tình trạng nôn trớ, ọc sữa. Cách thực hiện: Bế vác bé lên vai hoặc đặt nằm sấp trên tay mẹ, miễn sao đảm bảo đầu bé cao hơn thân người. Sau đó dùng một bàn tay khum lại rồi vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi bé ợ được thành tiếng. Thời gian vỗ dao động từ 10-15p tùy vào lượng khí có trong dạ dày của bé.


Mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú, giảm tình trạng nôn trớ, đầy bụng

Đây có thể coi là một trong những cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. 

Men vi sinh là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ sự hình thành hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nên sử dụng các loại men vi sinh được phân lập đến chủng, có các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng chứng minh và được các tổ chức uy tín trên Thế Giới khuyên dùng.

Mẹ có thể tham khảo men vi sinh BioGaia - Sản phẩm đầu tiên trên thế giới được phân lập từ sữa mẹ và được công nhận mức an toàn cao nhất- GRAS từ tổ chức FDA Hoa Kỳ.
 

Men vi sinh BioGaia giảm 80% tình trạng nôn trớ sinh lý sau 4 tuần
 

L.reuteri Protectis [BioGaia] được chứng minh là có khả năng làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, do đó làm giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh và sinh non.
Một nghiên cứu gần đây về dự phòng các rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, đã chứng minh tác dụng của L.reuteri Protectis đối với việc cải thiện nhu động dạ dày và giảm tần suất nôn trớ. Nghiên cứu này cũng chứng minh sử dụng dự phòng L.reuteri Protectis góp phần làm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho gia đình và xã hội. Qua các nghiên cứu lâm sàng chứng minh, men vi sinh BioGaia hỗ trợ giảm 80% nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh sau 4 tuần sử dụng. 

Ở một số trường hợp bé mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản hoặc hẹp môn vị bẩm sinh, men vi sinh BioGaia giảm được ít hơn 80%.

Tính đến nay, BioGaia lưu hành trên toàn Thế Giới được 30 năm, phân phối ở hơn 100 quốc gia, có mặt tại Việt Nam vào năm 2015. Sản phẩm đã trải qua 152 nghiên cứu lâm sàng trên 14.500 đối tượng và được các tổ chức uy tín trên Thế Giới khuyên dùng như: Hội Nhi Khoa Châu Âu, WHO, WGO...

Mời ba mẹ xem thêm kinh nghiệm sử dụng men vi sinh BioGaia để giảm nôn trớ cho bé Peanut của mẹ Mỹ Thuận:


 

Men vi sinh BioGaia hiện đang được phân phối tại một số hệ thống bệnh viện lớn trên toàn quốc như: Vinmec, Từ Dũ, Việt Pháp, bệnh viện Sản - Nhi TW/HN..., hệ thống cửa hàng mẹ và bé: Bibomart, shoptretho, KidsPlaza, Tuticare, Gia Phú Baby..., nhà thuốc Pharmacity, Long Châu...

>>Tìm điểm bán BioGaia chính hãng trên toàn quốc TẠI ĐÂY

Để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, các ba mẹ nên mua tại các điểm phân phối chính hãng hoặc đặt online qua hệ thống website, fanpage, hotline của công ty.

- Website: //biogaia.vn/
- Fanpage: //www.facebook.com/biogaiavn/


- Hotline: 0246.2600.292 - 0243.684.9999 

BioGaia làm việc giờ hành chính từ T2 - T6 hàng tuần. Vào các ngày nghỉ chúng tôi sẽ trả lời vào thứ 2, mong quý khách hàng thông cảm nếu chưa nhận được hỗ trợ trong thời gian này.

Video liên quan

Chủ Đề