Cách trị tim đập nhanh khó thở

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhịp tim trên 100 lần/phút được gọi là đập nhanh. Tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể thực hiện cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh như thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc lá, nghỉ ngơi, ăn nhiều cá.

Nhịp tim lúc nghĩ là số lần tim đập mỗi phút trong trạng thái nghỉ ngơi. Đối với người lớn, phạm vi bình thường là từ 60 - 100 nhịp mỗi phút.

Nhịp tim khi nghỉ ngơi khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào:

  • Tuổi tác
  • Mức độ khỏe mạnh
  • Bệnh lý
  • Thuốc men
  • Kích cỡ cơ thể
  • Cảm xúc, nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài.

Nhịp tim theo độ tuổi của mỗi người

Khi nghỉ ngơi, nhịp tim giảm xuống là dấu hiệu của trái tim khỏe mạnh. Tim giảm nhịp giúp nó bơm máu nhiều hơn trong mỗi lần co bóp và dễ giữ nhịp tim đều đặn hơn.

Ngược lại, khi nghỉ ngơi, nhịp tim vẫn cao nghĩa là tim vẫn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi, bạn nên đi khám vì nhịp tim cao kéo dài có nguy cơ cao gây ra các bệnh lý tim mạch.

Nếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi thường xuyên thấp dưới 60 nhịp mỗi phút, bạn nên đi khám, đặc biệt nếu cảm thấy chóng mặt hoặc khó thở.

Thời gian tốt nhất để đo nhịp tim là vào buổi sáng, trước khi bạn rời khỏi giường và trước khi bạn uống cà phê hoặc trà buổi sáng.

Nhịp tim có thể được kiểm tra ở cổ tay. Đặt nhẹ ngón tay thứ 2 và thứ 3 của một bàn tay vào mặt trong của cổ tay còn lại, bên dưới gốc ngón cái. Bạn sẽ cảm thấy mạch đập dưới đầu ngón tay, đếm số nhịp trong một phút. Lặp lại để đảm bảo độ chính xác.

Hút thuốc lá làm cho động mạch và tĩnh mạch nhỏ lại dẫn tới nhịp tim của bạn tăng cao hơn

Một số biện pháp có thể áp dụng để giảm nhịp tim tại nhà bao gồm:

  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp rèn luyện trái tim làm việc hiệu quả hơn, giúp giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi. Có nhiều lựa chọn cho bạn để rèn luyện sức khỏe tim mạch như đi bộ, đi xe đạp hoặc lớp học yoga.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá làm cho động mạch và tĩnh mạch nhỏ lại dẫn đến nhịp tim cao hơn.
  • Thư giãn: Căng thẳng có thể khiến các hormone như adrenalinecortisol tăng cao trong máu gây tăng nhịp tim. Thiền và yoga có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. Về lâu dài, chúng cũng có thể làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi.
  • Ăn nhiều cá hơn: Một chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng của sức khỏe tim mạch. Ngoài rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất, bạn hãy bổ sung cá vào thực đơn của mình. Ăn cá thường xuyên có thể giúp giảm nhịp tim.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp khác như:

  • Cắt giảm cà phê hoặc rượu
  • Nhắm mắt lại và ấn nhẹ vào nhãn cầu
  • Thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

Máy tạo nhịp tim

Thông thường tim sẽ tự điều chỉnh khi nhịp tim tăng vọt trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp nhịp tim tăng đột ngột kéo dài, bạn cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ mũi và thở ra bằng miệng, bạt vào tai khi ở trên máy bay, ngâm mặt trong nước đá vài giây hoặc ho mạnh.
  • Thuốc: Thuốc được kê đơn giúp điều trị nhịp tim bất thường. Thuốc chẹn beta có thể giúp ngăn ngừa các đợt tái phát.
  • Máy tạo nhịp tim: Máy tạo nhịp tim là thiết bị có thể cảm nhận được nhịp tim nhanh. Khi đó, nó sẽ gửi một tín hiệu điện và giúp tim trở lại bình thường. Thiết bị này được cấy nó dưới da hay trong buồng tim.
  • Cắt đốt bỏ tín hiệu điện tim [RF]: Được thực hiện khi nguyên nhân gây tăng nhịp tim là do đường dẫn điện phụ trong tim. RF được thực hiện để làm cho mạch phụ không còn gửi tín hiệu nữa. Nó không cần phẫu thuật, chỉ được thực hiện khi thuốc uống không hiệu quả.

Có rất nhiều cách để làm giảm nhịp tim như duy trì chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp. Nếu trong trường hợp thực hiện, các triệu chứng nhịp tim không trở về trạng thái bình thường, người bệnh cần áp dụng các biện pháp mà bác sĩ chuyên khoa tim mạch khuyến cáo như sử dụng thuốc, máy tạo nhịp tim,... Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc bệnh tim mạch cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở thăm khám và điều trị uy tín.

Duy trì chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp có thể làm giảm nhịp tim

Khoa Tim mạch của Vinmec luôn nhận được nhiều sự tán dương, hài lòng từ khách hàng trong nước & quốc tế, là những người tiên phong ứng dụng thành công những kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới trong điều trị các bệnh lý tim mạch.

  • Đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: y bác sĩ có trình độ từ Thạc sĩ đến Giáo sư, Tiến sĩ, có uy tín trong điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp, được đào tạo chuyên sâu trong nước & nước ngoài. Đặc biệt, GS.TS.BS Võ Thành Nhân – Giám đốc Tim mạch Vinmec Central Park được công nhận là chuyên gia đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được trao chứng chỉ “Proctor” về TAVI.
  • Trang thiết bị tối tân, sánh ngang với các bệnh viện lớn trên thế giới: Phòng mổ hiện đại nhất trên thế giới; Máy chụp cộng hưởng từ không tiếng ồn hiện đại nhất Đông Nam Á; Máy CT có tốc độ chụp siêu nhanh chỉ 0,275s/vòng mà không cần sử dụng thuốc hạ nhịp tim; hệ thống PET/CT và SPECT/CT 16 dãy giúp phát hiện sớm những tổn thương của cơ quan tim mạch ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh.
  • Ứng dụng các kỹ thuật tim mạch chuyên sâu tiên tiến nhất trên thế giới trong điều trị: Mổ tim hở không đau; Can thiệp động mạch chủ qua da không gây mê toàn thân; Điều trị hở van 2 lá qua đường ống thông có tỉ lệ thành công 95%; Cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối kéo dài cuộc sống chất lượng trên 7 năm.
  • Hợp tác với các Trung tâm tim mạch hàng đầu Việt Nam và thế giới như: Viện Tim mạch quốc gia, Bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội, Đại học Paris Descartes - Bệnh viện Georges Pompidou [Pháp], Đại học Pennsylvania [Hoa Kỳ]... với mục đích cập nhật các phương pháp điều trị tim mạch hiện đại nhất trên thế giới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Tim đập nhanh là triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau, bao gồm sinh lý và bệnh lý. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các nguyên nhân làm tăng nhịp tim để điều trị hiệu quả và phòng tránh các biến chứng xảy ra.

Tim đập nhanh là nguyên nhân gây hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, vã mồ hôi

Thế nào là tim đập nhanh?

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành là từ 60-100 nhịp/phút. Còn nhịp tim nhanh [hay tim đập nhanh] là nhịp tim >100 nhịp/phút.

Khi tần số tim bình thường thì hoạt động ở buồng tim nhịp nhàng, khả năng bơm máu vào hệ tuần hoàn của cơ thể ổn định hơn. Ngược lại, tim đập nhanh sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu và lưu lượng máu đến các cơ quan, cả tim cũng sẽ bị thiếu oxy. Tình trạng này lâu dài có thể khiến cơ tim bị suy yếu hay gây biến chứng nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng phát hiện tim đập nhanh

Khi bị bệnh nhịp tim nhanh thì cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Hồi hộp: luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng.

  • Đánh trống ngực: cảm giác khó chịu ở lồng ngực.

  • Hụt hẫng: người bệnh cảm giác như tim bị hẫng một nhịp, tương tự như bị tim bỏ nhịp.

  • Hít thở khó khăn: hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, làm việc hay cả nghỉ ngơi cũng khiến người bệnh bị khó thở một cách thường xuyên. Tim đập nhanh gây ngộp thở, phải rướn người mới có thể thở được.

  • Chóng mặt: hai mắt tối sầm, dễ ngất xỉu, không thể nhìn rõ đồ vật. Triệu chứng này thường bị nhầm là trúng gió.

  • Vã mồ hôi: đi kèm với bệnh nhịp tim nhanh hồi hộp.

  • Không có sức lực: cơ thể luôn bị mệt, chân tay không thể hoạt động bình thường.

  • Run tay, chân: không thể cầm nắm đồ vật, đi lại và sinh hoạt khó khăn.

Hồi hộp, lo âu, bồn chồn, choáng váng, xây xẩm là dấu hiệu thường gặp khi tim đập nhanh

Xem thêm:

Những nguyên nhân phổ biến làm tăng nhịp tim

Nguyên nhân khiến tim đập nhanh xuất phát từ nhiều yếu tố như: từ tâm lý; từ chất kích thích; từ các hoạt động của cơ thể:

  • Cảm xúc nhạy cảm, dễ bị tác động. Cảm thấy căng thẳng và hoảng sợ.

  • Tác động từ chất kích thích như: caffeine, rượu bia, thuốc lá, cocaine.

  • Sử dụng thuốc ho, thuốc cảm cúm, thuốc hen suyễn, kháng sinh, …. gây ra tác dụng phụ.

  • Sốt

  • Hoạt động hoặc luyện tập quá sức.

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh bị thay đổi nội tiết tố.

  • Ăn nhiều tinh bột, chất béo, đồ mặn, bột ngọt, nitrat,...

Bên cạnh đó, nhịp tim nhanh cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc các bệnh lý như:

  • Bệnh tim mạch bẩm sinh hoặc thứ phát như: hở/hẹp van tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, cơ tim phì đại, suy tim…

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, trầm cảm

  • Cường giáp.

  • Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.

  • Rối loạn điện giải, khiếm khuyết gen di truyền [thường gặp ở hội chứng Brugada].

  • Đường huyết cao.

  • Bệnh phổi.

Phát hiện tim đập nhanh bằng cách nào?

Ngoài việc đo nhịp tim hay dựa vào các triệu chứng người bệnh mắc phải, các biện pháp sau được dùng để chẩn đoán chính xác bệnh nhịp tim nhanh:

  • Dùng điện tâm đồ: đánh giá nhịp tim, các rối loạn nhịp kèm theo.

  • Đo điện tim 24h: giúp ghi lại tất triệu chứng trên điện tim và thời gian xảy ra.

  • Siêu âm tim: giúp đánh giá chức năng tim, các thành tim, tốc độ dòng máu trong tim.

Ngoài ra, một số phương pháp dùng để xác định nguyên nhân gây tim đập nhanh được chỉ định khi cần thiết như: chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT, chụp mạch vành, chụp XQ tim. [2]

Thực hiện đo điện tim 24h giúp theo dõi liên tục mọi hoạt động của tim khi sinh hoạt bình thường

Biến chứng nguy hiểm khi tim đập nhanh

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế tùy vào nguyên nhân mà tim đập nhanh có thể rất nguy hiểm hoặc không. Ví dụ tim đập nhanh do lo lắng, stress chỉ gây ra 1 vài biến chứng nhẹ. Tuy nhiên nếu là người có tiền sử vấn đề tim mạch thì dễ dẫn đến các biến chứng nặng như:

  • Ngất xỉu: Tim đập nhanh kéo theo huyết áp bị tụt đột ngột, khiến người bệnh ngất đi. Lúc này có thể đã gặp tình trạng về tim bẩm sinh, cơn nhịp nhanh hay bệnh van tim.

  • Tim ngừng đập: rất ít xảy ra nhưng vẫn nguy hiểm đến tính mạng.

  • Đột quỵ: thường gặp ở người mắc bệnh rung nhĩ, cơ thể hình thành các cục máu đông khiến tắc mạch máu não.

  • Suy tim: Khả năng co bóp của tim kém hiệu quả gây rối loạn nhịp tim như: nhanh thất, rung thất, rung nhĩ, …

Để được hướng dẫn các giải pháp giảm triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu, bồn chồn, vã mồ hôi, mất ngủ và phòng tránh các biến chứng của bệnh nhịp tim nhanh từ thảo dược Khổ sâm, bạn đừng ngần ngại gọi ngay tới số 0981.238.219 để gặp chuyên gia tư vấn miễn phí.

Phòng ngừa tim đập nhanh như thế nào?

Để phòng ngừa và làm giảm tiến triển của bệnh tim đập nhanh, bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện các phương pháp sau đây:

  • Tập thói quen sống khoa học: đem lại nhiều lợi ích cho trái tim. Phương pháp này bao gồm giữ tâm trạng thoải mái, thường xuyên luyện tập thể thao bằng cách đạp xe, đi bộ, yoga, … , ngủ đủ 8 tiếng. Hạn chế chất béo, thịt đỏ, mỡ và bổ sung nhiều rau củ quả.

  • Duy trì cân nặng phù hợp: cơ thể thừa cân dễ bị mắc bệnh tim. Nên có kế hoạch giảm cân để cơ thể luôn khỏe mạnh.

  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol: nếu đang bị bệnh huyết áp hay mỡ trong máu cao thì nên dùng thuốc điều trị.

  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia, …

  • Cẩn thận khi dùng các loại thuốc không theo đơn như thuốc điều trị cảm cúm, thuốc chống nghẹt mũi.

  • Điều trị các bệnh nền như cường giáp, hen phế quản, sốt, tiêu chảy.

  • Khám tổng quát định kỳ 1 năm 1 lần.


Một chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau củ quả sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng tim đập nhanh hiệu quả

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Hiện nay, để điều trị nhịp tim nhanh bất thường có rất nhiều phương pháp như dùng thuốc, thay đổi lối sống, can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh trước. Khi đã tìm ra nguyên nhân thì cần tiến hành điều trị nguyên nhân ngay để tránh bệnh tiến triển và gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên cho bệnh nhân điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp thêm các biện pháp không dùng thuốc để giảm nhịp tim.

  • Dùng thuốc: Thường dùng nhất là thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn nhịp. Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc chống đông và thuốc điều trị bệnh nền.

  • Không dùng thuốc: Người bệnh tim đập nhanh nên ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó có thể kết hợp các thảo dược đã được chứng minh về tác dụng giúp ổn định nhịp tim như Khổ sâm để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Chỉ khi các biện pháp này kém hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định đốt điện tim, đặt máy khử rung tim… để phục hồi chức năng giúp tim đập ổn định hơn.

Tốt nhất khi bắt đầu chữa bệnh tim đập nhanh, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh như: cao huyết áp, tuyến giáp, đái tháo đường, … Việc này giúp bác sĩ kê toa đơn thuốc và chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất.


Sử dụng Khổ sâm là một cách giảm tim đập nhanh được nhiều người áp dụng

Lưu ý khi người bị tim đập nhanh đi khám bệnh

Thăm khám bác sĩ là việc cần thiết đối với những người gặp các vấn đề về bệnh tim mạch, đặc biệt là tình trạng tim đập nhanh. Khi đến khám, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Nên đi cùng bạn bè hoặc người thân để có thể hỗ trợ ghi nhớ thông tin khi bác sĩ căn dặn.

Liệt kê cụ thể từng triệu chứng đang gặp phải, thời điểm bắt đầu triệu chứng và cả những triệu chứng đi kèm mà có thể bạn cảm thấy không liên quan đến tim đập nhanh.

Nói cho bác sĩ những thông tin cần thiết như những yếu tố nguy cơ dẫn đến có thể khiến tim đập nhanh [ những thay đổi gần đây của cơ thể về tâm sinh lý, căng thẳng, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đột quỵ] và tiền sử bệnh của bản thân, người thân trong gia đình.

Chuẩn bị những câu hỏi nhờ bác sĩ tư vấn như:

  • Nguyên nhân khiến tim đập nhanh

  • Cần làm những xét nghiệm gì?

  • Cần làm gì, xử trí như thế nào nếu bệnh đột ngột tái phát?

  • Cần điều trị như thế nào, quá trình điều trị? [Đối với những trường hợp cần điều trị]

  • Nếu bạn có tiền sử bệnh lý khác, cần làm gì để kiểm soát những bệnh lý mà bạn đang mắc phải như thế nào?

  • Bạn có thể tự tìm hiểu thêm thông tin về bệnh của mình ở đâu?

Xem thêm:

Tim đập nhanh là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được nếu nắm rõ cũng như thực hiện theo các chỉ dẫn trong bài viết này. Để ổn định nhịp tim hiệu quả, bên cạnh thuốc điều trị, quan trọng nhất vẫn là có tâm lý thư thái, ổn định và một lối sống lành mạnh, khoa học.

DS Thanh Hoa

Tài liệu tham khảo:

[1] medicalnewstoday.com

[2] chemocare.com

[3] mayoclinic.org

[4] healthline.com

Video liên quan

Chủ Đề