Cách tính tiền điện khi công tơ bị hỏng

Tổng công ty Điện lực Hà Nội thông tin về Phương pháp tính tiền điện với các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trong trường hợp ngành điện điều chỉnh lịch ghi chỉ số theo điều kiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn lưới điện và thay công tơ định kỳ theo quy định của Luật Đo lường. Cụ thể như sau:

a. Ngành điện điều chỉnh lịch ghi chỉ số:

Đối với khách hàng mua điện mục đích sinh hoạt: Các mức bậc thang để tính tiền điện được xác định trên cơ sở số ngày sử dụng điện thực tế của khách hàng, theo công thức:

Trong đó:

ti - Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện [kWh];

Mqi - Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá [kWh];

N - Số ngày tính tiền [ngày];

T - Số ngày [theo lịch] của tháng trước liền kề [ngày];

h - Số hộ dùng chung;

[Kết quả tính toán được làm tròn đến hàng đơn vị]

b. Thay công tơ định kỳ theo quy định của Luật Đo lường:

Cách tính lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện [S] = Sản lượng điện tiêu thụ trước khi thay công tơ [Sc]+ Sản lượng điện tiêu thụ sau khi thay công tơ điện [Sm]. Cụ thể:

Sc= chỉ số ghi được trên công tơ cũ vào thời điểm treo tháo công tơ – chỉ số công tơ tháng n.

Sm= chỉ số công tơ tháng [n+1] - chỉ số ghi được trên công tơ mới vào thời điểm treo tháo công tơ.

Ví dụ: Hóa đơn tiền điện tháng 4 từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016 [chỉ số công tơ tháng 3 là 9.998]:

Ngày 26/3/2016, Công ty Điện lực tiến hành thay công tơ định kỳ, chỉ số ghi trên công tơ cũ vào thời điểm tháo công tơ là 10.142, chỉ số ghi được trên công tơ mới vào thời điểm treo công tơ là 0.

Ngày 10/4/2016, Công ty ghi chỉ số công tơ tháng 4, chỉ số công tơ tháng 4 là 275.

Như vậy, Sc = 10.142 – 9.998 = 144 kWh, Sm = 275 - 0 = 275 kWh

Lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện [S] = 419 kWh.

Tiền điện phải thanh toán [có thuế VAT] trong kỳ hóa đơn từ 11/3 đến 10/4/2016 [có thay công tơ ngày 26/3/2016] là: 938.413 đồng.

3. Ảnh hưởng các đợt nắng nóng đến sản lượng điện tiêu thụ và hóa đơn tiền điện:

3.1. Kỳ ghi chỉ số phát hành hóa đơn đối với khách hàng mua điện mục đích sinh hoạt của Tổng công ty Điện lực TP Hà nội hầu hết kéo dài từ ngày 3 đến 20 hàng tháng và đặc thù của ngành điện là khách hàng dùng điện trước, thanh toán tiền sau. Do vậy EVN HANOI dự báo hóa đơn tiền điện của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng do các đợt nắng nóng như sau:

+ Hóa đơn tiền điện tháng 4 của khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nắng nóng do lịch ghi chỉ số của khách hàng vào trước thời điểm nắng nóng.

Bảng Thống kê sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng khi ảnh hưởng của nắng nóng năm 2016 Đợt 1:

Phiên ghi chỉ số

Số ngày chưa bị ảnh hưởng nắng nóng

Số ngày bị ảnh hưởng nắng nóng

Từ ngày 4/3 đến ngày 3/4/2016

24

7

Từ ngày 5/3 đến ngày 4/4/2016

23

8

Từ ngày 6/3 đến ngày 5/4/2016

22

9

Từ ngày 7/3 đến ngày 6/4/2016

21

10

Từ ngày 8/3 đến ngày 7/4/2016

20

11

Từ ngày 9/3 đến ngày 8/4/2016

19

12

Từ ngày 10/3 đến ngày 9/4/2016

18

13

Từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016

17

14

Từ ngày 12/3 đến ngày 11/4/2016

16

15

Từ ngày 13/3 đến ngày 12/4/2016

15

16

Từ ngày 14/3 đến ngày 13/4/2016

14

17

Từ ngày 15/3 đến ngày 14/4/2016

13

18

Từ ngày 16/3 đến ngày 15/4/2016

12

19

Từ ngày 17/3 đến ngày 16/4/2016

11

20

Từ ngày 18/3 đến ngày 17/4/2016

10

21

Từ ngày 19/3 đến ngày 18/4/2016

9

22

Từ ngày 20/3 đến ngày 19/4/2016

8

23

Tương tự như vậy, Hóa đơn tiền điện tháng 5, 6 và 7 : Tương tự các phiên ghi chỉ số như trên, số ngày sử dụng điện các tháng nằm trọn trong giai đoạn nắng nóng, dự báo hóa đơn tiền điện tháng 5, 6 và 7 tăng cao do nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát tăng cao.

3.2. Ví dụ điển hình khách hàng sử dụng điện khi chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng:

Ví dụ điển hình một hộ sử dụng điện thông thường

STT

Thiết bị

Đơn vị

Công suất

[kW]

Số lượng

Thời gian sử dụng

[giờ]

S.lượng bình quân ngày

[kWh]

Ghi chú

1

Đèn neon

bộ

0.04

8

7

2.24

2

Quạt trần

cái

0.075

2

5

0.75

3

Quạt cây

cái

0.048

3

10

1.44

4

Tủ lạnh

cái

0.15

1

24

3.6

5

Máy giặt

cái

0.4

1

1

0.4

6

Ấm đun nước

cái

1

1

0.3

0.3

7

Bàn là

cái

1

1

0.3

0.3

Bình quân sử dụng điện 1 ngày khi chưa sử dụng

thiết bị làm mát

9.03

8

Khi sử dụng Điều hòa nhiệt độ

[9000BTU]

cái

0.845

1

11

9.295

Dùng từ 19h đến 6h sáng hôm sau

Ví dụ cho hóa đơn tiền điện tháng 4 từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016 [có 17 ngày sử dụng điện chưa bị ảnh hưởng nắng nóng không dùng điều hòa và 14 ngày sử dụng điện nắng nóng, có dùng điều hòa].

Ghi chú:

1. Bình quân ngày không dùng điều hòa điện năng sử dụng là: 9.03 kWh

Nên sản lượng điện bình quân một tháng [từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016] khi không dùng điều hòa là: 9.03 x 31 ≈ 280 kWh

2. Bình quân ngày nóng dùng điều hòa khi thời tiết chuyển mùa [Điều hòa 9000BTU - loại điều hòa có công suất nhỏ nhất trên thị trường]:

2.1 Dùng 1 điều hòa điện năng sử dụng là: 18.325 kWh

Nên sản lượng điện bình quân một tháng [từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016] khi 17 ngày không dùng điều hòa và 14 ngày dùng 1 điều hòa là: 9.03 x 17 + 18.325 x 14 ≈ 410 kWh

2.2 Dùng 2 điều hòa điện năng sử dụng là: 27.620 kWh .

Nên sản lượng điện bình quân một tháng [từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016] khi 17 ngày không dùng điều hòa và 14 ngày dùng 2 điều hòa là: 9.03 x 17 + 27.620 x 14 ≈ 540 kWh

2.3 Dùng 3 điều hòa điện năng sử dụng là: 36.915 kWh

Nên sản lượng điện bình quân một tháng [từ ngày 11/3 đến ngày 10/4/2016] khi 17 ngày không dùng điều hòa và 14 ngày dùng 3 điều hòa là: 9.03 x 17 + 36.915 x 14 ≈ 670 kWh

Ta có bảng sau:

Nội dung

SL Bình quân tháng

[kWh]

Tiền điện

có thuế

[đồng]

So sánh

với tháng không dùng điều hòa

[lần]

SL

Tiền

Tháng không dùng điều hòa

≈ 280

≈ 559,691

Tháng nắng nóng dùng điều hòa

[9000BTU]

1 điều hòa

≈ 410

≈ 912,802

≈ 1.47

≈ 1,63

2 điều hòa

≈ 540

≈ 1,282,743

≈ 1.93

≈ 2.3

3 điều hòa

≈ 670

≈ 1,652,684

≈ 2.4

≈ 2,95

Mặt khác, giá điện sinh hoạt được xây dựng theo mức bậc thang, nếu khách hàng tiêu thụ điện năng càng nhiều thì mức giá điện càng tăng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng [từ kWh 401 trở lên khách hàng sẽ phải trả mức giá điện sinh hoạt bậc thang cao nhất: 2.587 đ/kWh].

Chuyên gia khuyến nghị về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả:

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi: Trời càng nóng thì máy điều hòa càng tốn điện. Có 2 nguyên nhân: Thứ nhất, trời càng nóng thì hiệu quả năng lượng của máy càng giảm. Thứ hai, nhiệt độ ngoài trời càng nóng thì tổn thất nhiệt từ ngoài môi trường vào trong phòng càng tăng, máy phải làm việc đầy tải và hết công suất nên tiêu tốn điện năng sẽ rất cao.

Tổn thất nhiệt này được tính bằng công thức Q = k.F.Δt. Trong đó: k là hệ số truyền nhiệt, coi như không đổi. F là diện tích của vách, trần, nền nhà cũng không đổi. Δt là hiệu nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và trong nhà, nó phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.

Ví dụ, nếu nhiệt độ ngoài trời là 30oC, nhiệt độ trong nhà đặt 25oC thì hiệu nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và trong nhà lúc này là 5 độ. Nếu nhiệt độ ngoài trời là 40oC thì hiệu nhiệt độ là 15 độ và tổn thất nhiệt sẽ tăng lên gấp ba. Khi đó, máy điều hòa phải làm việc gấp ba lần, lượng điện tiêu thụ cũng tăng lên gấp ba lần.

Thực tế thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu tốn điện năng cho điều hòa. Ví dụ, phòng ở không cách nhiệt tốt, không kín khí hoặc sử dụng máy điều hòa lâu năm, công nghệ cũ thì càng tốn nhiều điện hơn.

Lắp đặt máy điều hòa không đúng cách cũng làm tiêu tốn nhiều điện năng, thậm chí làm cháy, hỏng máy. Ví dụ như dàn nóng ở bên ngoài lắp ở vị trí mà ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc có vật cản che phía trước, dàn lạnh trong phòng nếu lắp không đúng vị trí khiến không khí điều hoà không được phân phối đồng đều trong phòng cũng là nguyên nhân gây tốn điện...

Ngoài ra, điều hòa tiêu tốn nhiều điện còn do thói quen của người sử dụng. Nhiều người bật máy lên là cài đặt nhiệt độ xuống thấp nhất có thể. Việc làm đó không làm cho nhà mát nhanh hơn mà còn lãng phí điện năng không cần thiết. Cứ giảm xuống 1 độ thì điều hòa đã tốn thêm 5-7% điện năng. Do đó, đặt nhiệt độ trong phòng càng gần nhiệt độ ngoài trời thì sẽ tiết kiệm điện. Hoặc nhiều người có thói quen chỉ tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa. Trong trạng thái này, điều hòa vẫn tiêu thụ khoảng 15 W điện chờ, tức là cỡ 2 bóng đèn nhỏ.

5. Khuyến cáo cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả của EVN HANOI:

- Rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện khi không sử dụng thiết bị.

- Lắp đặt thiết bị điện khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm.

[Sáng từ 9h30 – 11h30; Tối từ 17h00- 20h00].

- Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được dán nhãn ngôi sao năng lượng của Bộ Công thương.

- Điều hòa là thiết bị sẽ tiêu tốn nhiều điện năng nhất nên để giảm tiền điện khi sử dụng điều hòa Quý khách hàng cần lưu ý:

+ Cứ giảm 1oC của điều hòa thì sản lượng điện tiêu thụ sẽ tăng ít nhất 7%. Vì vậy, ban ngày nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa từ 25oC trở lên và ban đêm từ 27 – 28oC.

+ Cần định kỳ bảo trì: vệ sinh tấm lọc bụi của điều hòa ít nhất 3 tháng một lần, bảo dưỡng định kỳ điều hòa ít nhất 1 năm 1 lần.

+ Điều hòa sử dụng công nghệ inverter có thể tiết kiệm từ 30 đến 35% điện năng tiêu thụ.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giải đáp thỏa đáng thắc mắc của khách hàng sử dụng điện, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội kính đề nghị Quý báo gửi các ý kiến đóng góp, thắc mắc của độc giả về địa chỉ email: hoặc trực tiếp điện thoại tới Trung tâm chăm sóc khách hàng [trực 24/7]: 19001288 – [04]22222.000 để được tiếp nhận, tư vấn và giải đáp.

Page 2

Thực hiện Quyết định số 24⁄2017⁄QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3134⁄QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN].

Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN [Đoàn kiểm tra] bao gồm đại diện: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua, Đoàn kiểm tra đã kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ - EVN và một số đơn vị thành viên của EVN.    

Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra, Bộ Công Thương công bố nội dung về chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN như sau:

I. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 bao gồm các văn bản:

1. Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

2. Quyết định số 3134/QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

II. Nguyên tắc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện

Trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017, Đoàn kiểm tra đã căn cứ vào các nguyên tắc sau để phân tách và kiểm tra các thành phần chi phí:

1. Chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác.

2. Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành.

3. Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hoá có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện.

4. Chi phí sản xuất điện từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc EVN được xác định căn cứ vào số liệu chi phí đã được kiểm toán độc lập xác nhận.

5. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN do kiểm toán độc lập [Công ty TNHH Deloitte Việt Nam] kiểm toán; báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện [kiểm tra chọn mẫu]; tài liệu do các đơn vị được kiểm tra cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra. EVN chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của các số liệu báo cáo cho Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện.

6. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 không bao gồm thanh kiểm tra việc chấp hành của EVN đối với các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản, các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, các quy định về đầu tư, đấu thầu xây dựng công trình điện và mua sắm, thanh lý thiết bị.  Khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan, chi phí/giá thành sản xuất kinh doanh điện sẽ được hiệu chỉnh tương ứng.

III. Chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện các khâu

Năm 2017, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 174,65 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,24%, thấp hơn 0,36% so với kế hoạch và thấp hơn 0,33% so với tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2016 [7,57%].

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 291.278,46 tỷ đồng [thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện]; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 1.667,77 đ/kWh [tăng 0,15% so với năm 2016], trong đó:

- Tổng chi phí khâu phát điện là 220.915,64 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.264,89 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 17.997,75 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 103,05 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 51.249,16 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 293,44 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.115,91 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,39 đ/kWh.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017, cụ thể như bảng sau:

TT

Xã, huyện đảo

Giá thành SXKD điện

[đ/kWh]

Giá bán điện bình quân

[đ/kWh]

Tỷ lệ giá bán/giá thành

[%]

1

Huyện đảo Phú Quý [Bình Thuận]

5.283,86

1.581,32

29,93%

2

Huyện đảo Côn Đảo [Bà Rịa - Vũng Tàu]

4.805,04

1.635,26

34,03%

3

Huyện đảo Trường Sa [Khánh Hòa]

72.552,24

1.686,57

2,32%

4

Huyện đảo Bạch Long Vĩ [Hải Phòng]

8.135,14

1.851,35

22,76%

5

Huyện đảo Cồn Cỏ [Quảng Trị]

13.475,56

1.706,85

12,67%

6

Đảo Bé [huyện đảo Lý Sơn, Quảng Nam]

9.489,57

1.459,09

15,38%

7

Các xã, đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa

15.922,38

1.432,02

8,99%

Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo nêu trên là 184,33 tỷ đồng.

Doanh thu bán điện năm 2017 là 289.954,78 tỷ đồng [tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.660,19 đ/kWh].

Tình hình thủy văn năm 2017 tác động làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, một số yếu tố chủ yếu làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh điện gồm:

- Giá than năm 2017 tăng bình quân khoảng 5,7% so với năm 2016 và do giá dầu DO, FO bình quân năm 2017 tăng lần lượt 21,95% và 32,84% so với năm 2016.

- Giá dầu HSFO thế giới năm 2017 tăng 39,2% so với năm 2016 dẫn đến giá khí thị trường tăng cao.

- Thuế suất tài nguyên nước tăng áp dụng cho cả năm 2017 so với 2016 chỉ áp dụng thuế suất mới trong 6 tháng.

- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bắt đầu áp dụng từ ngày 01/9/2017.

- Tỷ giá đồng đô la Mỹ [USD] năm 2017 tăng so với năm 2016. Tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2017 là 22.749 đồng/USD tăng 250 đồng/USD so với tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2016 [22.399 đồng/USD], tương ứng với tỷ lệ tăng 1,56%.

Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2017 là 4.115,76 tỷ đồng, gồm:

- Thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng: 726,31 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN [từ lãi tiền gửi, thu nhập từ phí cho vay lại, lãi cho vay lại]: 1.637,04 tỷ đồng [trong đó lãi tiền gửi là 466,36 tỷ đồng; phí cho vay lại là 274,7 tỷ đồng; lãi cho vay lại là 895,98 tỷ đồng].

- Thu nhập hoạt động tài chính của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia [từ lãi tiền gửi]: 241,55 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của các Tổng công ty Điện lực [từ lãi tiền gửi, tiền cho vay]: 403,21 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia của Công ty mẹ EVN: 785,91 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng vốn của các Tổng công ty Điện lực: 321,74 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2017 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2017 EVN lãi 2.792,08 tỷ đồng [không tính tới thu nhập từ sản xuất khác].

Các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2017 gồm:

- Số dư chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia là 1.940,29 tỷ đồng. 

- Khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2017 khoảng 3.071,14 tỷ đồng.  

Ngoài ra còn có các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện các năm trước cũng chưa được tính vào giá điện./.

Page 3

  • Trang chủ
  • Ngành Điện
  • Ngành Xăng dầu
  • Văn bản pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề