Cách tính thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

[…]

Theo công văn số: 01/GĐ-TANDTC hướng dẫn về áp dụng thời hiệu thừa kế để thụ lý vụ án dân sự về tranh chấp di sản thừa kế như sau:

“Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự "Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.”.

Như vậy, bố mẹ bạn mất năm 1980, thuộc trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990, thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể: “Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990”.

Đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, trong trường này, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của bố mẹ bạn [chết năm 1980] sẽ được tính từ ngày 10/9/1990, đến ngày 10/9/2020 sẽ đủ 30 năm. Sau ngày 10/9/2020, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

Tại điểm 2.4 Phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP lại quy định về trường hợp không xác định thời hiệu phân chia di sản thừa kế như sau:

"a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

[…]

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.”.

Bởi vậy, trong trường hợp của bạn nếu các đồng thừa kế đều thừa nhận đây là di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản nêu trên được chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Nếu bạn muốn phân chia tài sản chung thì bạn có quyền khởi kiện vụ án chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất - Còn nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn

03/12/2014

Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang

Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất - Còn nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn Việc xác định thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét một tranh chấp cụ thể còn hay đã hết thời hiệu khởi kiện, từ đó các đương sự chủ động yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Kể từ khi có Pháp lệnh thừa kế năm 1990 [PLTK] đến nay thì thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế là thời điểm mở thừa kế [tức là thời điểm người để lại di sản chết], trừ trường hợp người để lại di sản chết trước khi có PLTK thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày công bố PLTK [10/9/1990]. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là từ khi có Hiến pháp năm 1980 đến trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 thì quyền sử dụng đất chưa được coi là di sản thừa kế. Do đó, những trường hợp người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết trước ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực 15/10/1993 thì thời điểm tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế được xác định như thế nào? Xung quanh vấn đề này đã có 03 quan điểm khác nhau về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện, cụ thể như sau:Quan điểm thứ nhất cho rằng, thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là từ khi mở thừa kế. Cách tính này dựa trên quy định tại Điều 36 PLTK: Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, trừ các trường hợp mở thừa kế trước ngày PLTK được công bố thì thời điểm tính thời hiệu 10 năm từ ngày công bố PLTK. Đối với di sản là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện. Thực tế xét xử cho thấy, trong thời gian tương đối dài, các bản án, quyết định của các Tòa án đều tính thời hiệu giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế hoặc từ ngày PLTK được công bố.Quan điểm thứ hai cho rằng, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là ngày 15/10/1993. Bởi vì, chỉ đến khi có Luật Đất đai năm 1993 thì Nhà nước mới công nhận cá nhân được thừa kế quyền sử dụng đất, cho nên việc tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất phải lấy từ thời điểm Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực. Và trên thực tế những năm gần đây, khi xét xử, các Tòa án thường áp dụng cách tính thời hiệu này.Quan điểm thứ ba cho rằng việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là kể từ ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực 01/7/2004. Bởi theo quy định tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó được coi là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế. Nghĩa là thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện kể từ ngày 01/7/2004.Theo ý kiến của người viết bài này thì thời điểm để tính thời hiệu thừa kế quyền sử dụng đất theo quan điểm thứ hai là phù hợp. Bởi lẽ, đối với trường hợp người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết trước ngày 15/10/1993 thì khi đó pháp luật chưa quy định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế và người dân chưa được thực hiện quyền này. Vì vậy, đây là khoảng thời gian không được tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế.Từ những cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa kế “quyền sử dụng đất”, xin được nêu ý kiến trao đổi cùng bạn đọc; đồng thời đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, góp phần giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất được thuận lợi./.

Chủ Đề