Cách tính thời gian của người Trung Quốc xưa

Đồng hồ mặt trời là một trong những dụng cụ chỉ giờ thời quá khứ - Ảnh: Getty Images

Đồng hồ mặt trời

Những năm 3500 TCN, người Ai Cập bắt đầu xây dựng những cột lớn, đặt dưới ánh nắng và theo dõi bóng của cột thay đổi hướng và chiều dài để xác định sáng trưa chiều.

2.000 năm sau, người Ai Cập sáng tạo chiếc đồng hồ mặt trời với hệ thống đĩa tròn chia làm 12 phần bằng nhau và một kim hứng bóng mặt trời.

Mặt đồng hồ mặt trời cổ nhất [khoảng năm 1.500 TCN] của người Ai Cập tại Thung lũng các vị vua - Ảnh tư liệu

Giữa trưa, người ta xoay chiếc đồng hồ 180 độ để chỉ giờ chiều. Sau này phát triển nhiều loại đồng hồ mặt trời có quay 360 độ.

Tuy nhiên loại đồng hồ này có khá nhiều hạn chế như không hoạt động vào ban đêm hay những ngày không mặt trời. Đồng hồ cũng không chính xác khi những góc chiếu mặt trời khác nhau sẽ cho bóng phản chiếu khác nhau.

Đồng hồ sao

Merkhet của người Ai Cập cổ đại - Ảnh: Alamy

Chính người Ai Cập phát minh phương pháp canh thời gian ban đêm bằng dụng cụ thiên văn merkhet vào khoảng những năm 600 TCN. Dụng cụ này còn được biết đến với tên gọi dân gian là đồng hồ sao.

Dụng cụ gồm 1 thanh thước thẳng gắn với một dây dọi [dây có buộc một vật nặng ở đầu dưới, dùng để xác định phương thẳng đứng]. Các nhà thiên văn đặt dây dọi thẳng đứng và thanh thước hướng về sao Bắc Cực tạo thành một đường Bắc - Nam.

Người ta tính giờ bằng cách quan sát một số ngôi sao nhất định di chuyển qua lại đường ranh giới này.

Đồng hồ nước

Một đồng hồ nước bằng đất gốm khoảng cuối thế kỷ thứ 5 TCN trưng bày tại Athen - Ảnh: Marsyas

Đồng hồ nước đo thời gian chảy của một lượng chất lỏng nhất định, thường là nước.

Đồng hồ nước cơ bản nhất thường gồm bộ phận chứa nước và bộ phận hứng.

Người Ai Cập sáng tạo đồng hồ nước đầu tiên để khắc phục những hạn chế của đồng hồ mặt trời. Từ Ai Cập, đồng hồ nước phố biến sang Hi Lạp và các nước Ả Rập.

Theo thời gian, người ta xây dựng hệ thống đồ hồ nước phức tạp hơn sử dụng hệ thống bình thông nhau để chỉ giờ.

Đồng hồ nến

Một mẫu đồng hồ nến của Đức - Ảnh: Wikipedia Commons

Đồng hồ nến hoạt động đơn giản sử dụng một cây nến đang cháy cùng một bảng chia vạch được đánh dấu liên tục. Nến cháy bao nhiêu tương ứng với những khoảng thời gian trôi đi.

Chưa biết chính xác đồng hồ nến ra đời khi nào và ở đâu nhưng các nhà khoa học cho rằng loại đồng hồ này thịnh hành ở các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 11.

Vào thế kỷ 14, vua Ả Rập Al-Jazari [1136-1206] phát minh ra một loại đồng hồ nến tiên tiến nhất khi thiết kế thêm mặt đồng hồ chuẩn xác kèm theo một khớp vặn giúp giữ nến chặt hơn.

Đồng hồ cát

Bức tranh Biểu tượng của chính quyền hiệu quả của Ambrogio Lorenzetti năm 1338 có hình ảnh đồng hồ cát - Ảnh tư liệu

Theo nhiều tài liệu để lại, đồng hồ cát lần đầu được biết đến rộng rãi do tu sĩ người Pháp Luitprand ở nhà thờ lớn Chartres chế tạo vào thế kỷ thứ 8. Lúc bấy giờ chỉ có nhà giàu mới sắm đồng hồ cát, vừa để xem giờ, vừa để trang trí trong gia đình.

Mãi đến thế kỷ 14, đồng hồ cát mới xuất hiện phổ biến và được các thủy thủ sử dụng nhiều để xem giờ khi đi biển.

Người ta thiết kế đồng hồ cát chủ yếu để đo những quãng thời gian ngắn khác nhau: 1 giờ, 30 phút hay thậm chí vài phút. Do đó đồng hồ cát là một biểu tượng cho thời gian trôi nhanh, thường xuất hiện trong các lĩnh vực nghệ thuật.

Đồng hồ đèn dầu

Một loại đồng hồ đèn dầu - Ảnh: Wikimedia

Đồng hồ đèn dầu tương tự như đồng hồ nến. Đồng hồ được thiết kế với một khung chứa dầu, thường là dầu cá voi dùng để đốt đèn. Trên khung chứa dầu ghi những con số cho biết khoảng thời gian qua đi.

Các nhà khoa học chưa biết chính xác loại đèn dầu này ra đời khi nào và ở đâu nhưng chúng được sử dụng thịnh hành vào thế kỷ 18 trên thế giới.

Đồng hồ voi

Bản vẽ mô phỏng hệ thống đồng hồ voi thời vua Al-Jazari - Ảnh tư liệu

Đỉnh cao của hệ thống đồng hồ nước chính là phát minh đồng hồ voi của Al-Jarazri [1136-1206] vị vua Ả Rập nổi tiếng. 

Đây là một hệ thống máy móc hoạt động phức tạp [xem hình]. Bên trong chú voi rỗng là một bể nước và một thùng nước được khoét lỗ dưới đáy. Thời gian để thùng chìm trong bể là 1 giờ 30 phút.

Khi chìm, thùng giật dây kéo con chim trên đỉnh tháp quay báo giờ và làm rơi 1 một trái banh vào miệng con rồng.

Con rồng có trục quay tiếp tục đưa trái bóng rơi trúng vào điểm kích hoạt người máy ngồi trước voi giật dây kéo thùng chìm trong bể lên mặt nước trở lại.

Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ voi - Nguồn: YouTube

Cứ thế tiếp tục. Cách 1 giờ 30 phút, người dân sẽ được thông báo giờ giấc.

Đồng hồ nhang

Đồng hồ nhang - Ảnh: Pinterest

Người Trung Hoa phát minh ra cách đo thời gian bằng nhang vào thời nhà Tống [960-1279] sau đó phổ biến đến những quốc gia lân cận như Nhật Bản, Cao Ly.

Cấu tạo thường gặp của loại đồng hồ này gồm những quả cầu kim loại được buộc dọc thanh nhang theo khoảng cách đều nhau bằng những sợi dây. Khi nhang cháy hết một đoạn, dây tuột ra làm rơi những quả cầu rớt xuống tạo ra tiếng động báo giờ.

Một loại đồng hồ nhang khác sử dụng thanh nhang có từng đoạn màu sắc hoặc mùi hương khác nhau để đánh dấu những khoảng thời gian khác nhau.

Facebook phát minh đơn vị thời gian mới nhỏ hơn 1 micro giây

TRỌNG NHÂN [tổng hợp]

Bạn có từng thắc mắc thời xưa khi chưa phát minh ra đồng hồ thì người ta xem giờ bằng cách nào không? Ở thời kỳ vua chúa, làm sao để vận hành cả một hệ thống triều đình đúng giờ đúng giấc được? Mọi bí mật đều nằm trong Giao Thái Điện của Cố Cung.

  • Bí mật ít người biết và ý nghĩa đặc biệt về căn phòng nhỏ nhất Tử Cấm Thành, ngoài Càn Long đế thì Hoàng đế đời sau không dám vào
  • Giải mã bí ẩn về 27 chiếc giường trong Tử Cấm Thành thời nhà Minh, chứa đựng âm mưu tày trời của dàn cung nữ đối với Hoàng đế
  • Đôi tượng sư tử cụp tai trong Tử Cấm Thành có gì mà trở thành nỗi khiếp sợ của nữ nhân chốn hậu cung

Giao Thái Điện là một kiến trúc cung điện thời Minh Thanh, là một trong ba cung thuộc Nội Đình của Cố Cung Bắc Kinh [Trung Quốc]. Giao Thái Điện nằm ở Càn Thanh cung và Khôn Ninh Cung, lấy tên theo ý nghĩa "Thiên địa giao hợp, Khang thái mỹ mãn" trong "Dịch Kinh".

Ở thời Minh Thanh, Giao Thái Điện là nơi để cử hành những buổi lễ long trọng như hôn lễ của Hoàng đế, lễ sách phong Hoàng hậu, lễ Hoàng hậu nuôi tằm vào mùa xuân,…

Bên trong Giao Thái Điện có đặt hai món đồ dùng để đo thời gian, đó là: Bình đồng nhỏ giọt và Đồng hồ tự động báo giờ.

Bình đồng nhỏ giọt là dụng cụ đo thời gian cổ xưa nhất của Trung Quốc. Vào khoảng 3.000 năm trước, người dân Trung Quốc đã biết cách tính thời gian bằng phương pháp nhỏ giọt nước. Cỗ bình đồng nhỏ giọt đặt trong Giao Thái Điện được tạo ra vào năm thứ 10 Càn Long đế [1745].

Bình đồng nhỏ giọt là một tổ hợp gồm 5 bình lớn được lắp ráp lại với nhau. Người ta đổ nước vào chiếc bình trên cao nhất. Sau đó, nước sẽ nhỏ từng giọt từng giọt xuống những bình phía dưới và nối tiếp nhau.

Trong chiếc bình cuối cùng có một pho tượng nhỏ bằng đồng hình người, tay cầm phiến đồng có màu vàng kim, ngồi trên một chiếc thuyền. Đặc biệt, trên phiến đồng màu vàng kim có khắc những kí hiệu thời gian.

Khi nước trong bình dâng lên, tượng người đồng cũng sẽ từ từ nổi lên. Theo đó, người ta có thể biết được thời gian giờ giấc khi mặt nước ngang với kí hiệu trên phiến đồng. Tổ hợp bình đồng dựa vào phương pháp nhỏ giọt nước đã tính được thời gian tương đối chính xác, tuy nhiên không thể tuyệt đối hoàn toàn.

Vào thời nhà Minh, tu sĩ người Ý tên Matteo Ricci đã đến Trung Quốc để tuyên truyềntôn giáo khác. Ông đã mang theo chiếc đồng hồ tự động báo giờ để làm quà tặng dâng lên Hoàng đế. Thế nhưng đó không phải là cỗ đồng hồ được đặt trong Giao Thái Điện hiện tại.

Đồng hồ tự động báo giờ đặt trong Giao Thái Điện được triều đình Trung Quốc mô phỏng chế tạo theo mẫu đồng hồ phương Tây vào năm Khang Hi thứ ba [1798].

  • Bí mật ít người biết và ý nghĩa đặc biệt về căn phòng nhỏ nhất Tử Cấm Thành, ngoài Càn Long đế thì Hoàng đế đời sau không dám vào

  • Giải mã bí ẩn về 27 chiếc giường trong Tử Cấm Thành thời nhà Minh, chứa đựng âm mưu tày trời của dàn cung nữ đối với Hoàng đế

Chiếc đồng hồ được chế tạo bằng những hộp gỗ tinh xảo, có chiều cao 5.8m, gồm có ba tầng. Phía sau đồng hồ có bậc thang nhỏ. Mỗi một tháng, thái giám phụ trách sẽ leo tầng cao nhất của tháp đồng hồ để lên dây cót. Mỗi lần lên dây cót là đồng hồ có thể chạy liên tục trong vòng một tháng.

Bình đồng nhỏ giọt và Đồng hồ tự động báo giờ được đặt lần lượt bên phải và bên trái trong Giao Thái Điện, cùng tồn tại song song với nhau.

Cứ mỗi một giờ, đồng hồ sẽ tự động reo lên. Tiếng reo vang vọng từ Giao Thái Điện ra bên ngoài. Theo đó, những tháp chuông trong Tử Cấm Thành cũng sẽ có người đánh theo để báo giờ khắc cho toàn bộ kinh thành.

Kể từ khi có Đồng hồ báo giờ tự động thì Bình đồng nhỏ giọt không còn được sử dụng nữa. Nhưng người ta vẫn giữ nguyên vị trí của nó như một vật kỉ niệm minh chứng thời gian. Cứ thế, Bình đồng nhỏ giọt và Đồng hồ tự động báo giờ được đặt lần lượt bên phải và bên trái trong Giao Thái Điện, cùng tồn tại song song với nhau.

[Nguồn: Kknews, 360kuai]

Bí mật ít người biết và ý nghĩa đặc biệt về căn phòng nhỏ nhất Tử Cấm Thành, ngoài Càn Long đế thì Hoàng đế đời sau không dám vào

Video liên quan

Chủ Đề