Cách tính đập đầu cọc khoan nhồi

Xin hỏi thông thường khi đổ bê tông cọc khoan nhồi thì bị đổ vượt so với thiết kế từ 10 đến 20 % . vậy có tiểu chuẩn hay định mức hao phí cho phần bê tông đổ vượt này không. và liệu có được đưa vào dự toán 10 đến 20 % hao phí này không

và hao phí ống vách là 3,5 % [ cái này nghe nói thôi ] liệu có được đưa vào dụ toán và cách xác định đơn giá

Last edited by a moderator: 21/10/09

Xin hỏi thông thường khi đổ bê tông cọc khoan nhồi thì bị đổ vượt so với thiết kế từ 10 đến 20 % . vậy có tiểu chuẩn hay định mức hao phí cho phần bê tông đổ vượt này không. và liệu có được đưa vào dự toán 10 đến 20 % hao phí này không

và hao phí ống vách là 3,5 % [ cái này nghe nói thôi ] liệu có được đưa vào dụ toán và cách xác định đơn giá

Phần hao hụt trong quá trình đổ bêtông và hao phí ống vách đã được tính trong định mức rồi. Bạn xem kỹ lại nhé

fly without wings!!!!!!!!!

Thi công cọc khoan nhồi 1. Hao hụt bê tông: - 1,15 là hệ số hao hụt trong thi công [theo định mức], trong thực tế có thể lớn hơn tùy thuộc vào điều kiện địa chất; - Chiều dài thiết kế được tính từ cao độ đáy bệ tới cao độ mũi cọc, ngoài ra khi tính khối lượng bê tông còn phải cộng thêm bê tông của 15cm ngàm vào bệ và đầu cọc phải đập bỏ đi [chiều dài bằng 1 lần đường kính cọc]. 2. Cách tính khấu hao ống vách: Giả sử một mố [trụ] có 10 cọc khoan nhồi L= 40m, D= 1m thi công [khoan đất bằng máy khoan gàu xoay] trong vòng 1 tháng, biện pháp thi công sử dụng 1 ống vách D= 1,1m, L= 8m, dày 10mm ta có cách tính khấu hao ống vách như sau: - Trọng lượng ống vách: [1,1]*3,14*0,01*7,85*8 = 2,17T - Khấu hao ống vách: 2,17T*[1,17%+3,5%*10] = 0,78T trong đó: + 1,17% là tỷ lệ khấu hao do nằm trong công trình 1 tháng; + 3,5% là tỷ lệ khấu hao cho 1 lần đóng nhổ [ở đây có 10 lần đóng, nhổ] - Số md ống vách cần đóng, nhổ: 8*10 = 80m.

Thân!

Cách tính khấu hao ống vách Gửi bạn son_vq121!

Bạn làm ơn cho mình hỏi định mức khấu hao 1,17%/tháng thi công và 3,5%/1lần đóng nhổ được quy định ở đâu vậy? Mình cũng đang mắc vấn đề này đây. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn xem kỹ lại trong định mức, cái đó được dùng cho đóng cọc, mã hiệu AC.10000.

cọc khoan nhồi

em đang làm đồ án tốt nghiệp về cọc khoan nhồi.anh chị nào biết về tổ hợp lồng thép và biêu đồ cung ững bê tông cho 1 coc? giup em với em đọc nhiều tài liệu mà không có.hix

[

Ý kiến nangmai rất hợp ý với mình. Mình xin đưa ra vài ý nhỏ, vì mình chưa bao giờ làm cọc khoan nhồi nếu các bạn đồng nghiệp nào đã có kinh nghiệm trong vấn đề này cùng chia sẻ nhé? - Ý của mình thế này: Về hao phí thành phần vữa bê tông, theo định mức công việc bê tông cọc khoan nhồi thì thành phần hao phí là 1,15. Thực ra hao phí vật liệu vữa bê tông vượt 15% cho 1m3 bê tông đó chính là hao phí trong quá trình thi công bê tông chứ không phải phần bê tông đã tăng hơn so với thiết kế bạn ạh. [Hao hụt này sinh ra ở quá trình sản xuất, vận chuyển, đổ bê tông ...].

- Thành phần hao phí về ống vách: NHư triình bày của bạn son_vq121 là rất hợp lý.

em đang làm đồ án tốt nghiệp về cọc khoan nhồi.anh chị nào biết về tổ hợp lồng thép và biêu đồ cung ững bê tông cho 1 coc? giup em với em đọc nhiều tài liệu mà không có.hix [

Mình chưa hiểu ý bạn, "biểu đồ cung ứng bê tông" nghĩa là thế nào? Tổ hợp lồng thép thường dùng bu-lông [cóc] thép để nối các lồng lại với nhau.

Thân!

Xin nhờ diễn đàn tư vấn giúp: - Cọc khoan nhồi đường kính D=1m. - Công nghệ dùng ống vách, đường kính trong ống vách theo quy định phải lớn hơn đường kính cọc ví dụ D1=1.1m. Vậy khi đổ bê tông cọc khoan nhồi đoạn có ống vách khối lượng bê tông = D1^2/4*L = 1.1^2/4*L Khi thiết kế tính toán khối lượng bê tông cọc khoan nhồi ta tính theo cách nà o dưới đây thì chính xác:

Cách 1: Tính bình thường theo đường kính cọc D=1m. Phần chênh lệch do đường kính trong ống vách lớn chính là khối lượng hao hụt 1,15 trong định mức.


Cách 2: Tính khối lượng ứng với đường kính D1=1.1m

Xin nhờ diễn đàn tư vấn giúp: - Cọc khoan nhồi đường kính D=1m. - Công nghệ dùng ống vách, đường kính trong ống vách theo quy định phải lớn hơn đường kính cọc ví dụ D1=1.1m. Vậy khi đổ bê tông cọc khoan nhồi đoạn có ống vách khối lượng bê tông = D1^2/4*L = 1.1^2/4*L Khi thiết kế tính toán khối lượng bê tông cọc khoan nhồi ta tính theo cách nà o dưới đây thì chính xác:

Cách 1: Tính bình thường theo đường kính cọc D=1m. Phần chênh lệch do đường kính trong ống vách lớn chính là khối lượng hao hụt 1,15 trong định mức.


Cách 2: Tính khối lượng ứng với đường kính D1=1.1m

theo tôi thì chênh lệch không đáng kể để mà phải tính riêng phần ống vách. Nếu tách ra thì phần ống vách không thể nhận hao hụt 15% được. con số này phải thấp hơn rất nhiều Nếu tính theo cọc mà không tính ống vách riêng thì phần này vẫn được tính hao hụt 15%.

Trên thực tế, 15% là con số có tính trung bình, không phải cái nào cũng 15%. Đôi khi lớn hơn mà cũng có khi lại nhỏ hơn. Do vậy chia tách ra là không cần thiết nếu chênh nhau không nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề