Cách thức nâng cao tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận với Doanh Nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận được xác định như sau:

Trong đó:

PM: là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong kỳ

P : Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ

M : Doanh thu bán hàng trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và ngược lại. Nếu đem so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp với ngành mà cho thấy thấp hơn điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn, hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn [có chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn] so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn [doanh lợi vốn]

Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được trong kỳ so với số vốn bình quân sử dụng trong kỳ bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

Công thức xác định:

Trong đó:

Pv : là tỷ suất lợi nhuận vốn trong kỳ

P : tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ

Vbq: Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

được xác định bằng công thức:

Trong đó:

V1,V2,, Vn: là vốn kinh doanh tại các thời điểm kiểm kê [ tháng, quý]

n là số thời điểm kiểm kê

Ý nghĩa: Chỉ tiêu kinh tế này phản ánh trình độ sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác phản ánh mức sinh lời của vốn kinh doanh, tức là cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tốt.

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định hay vốn lưu động trên cơ sở đó xác định hiệu quả sử dụng của từng loại vốn kinh doanh cuả doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận chi phí

Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ.

Công thức xác định

CFKD: là tổng mức chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

P : Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của lợi nhuận

Trong điều kiện hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, có tạo ra được lợi nhuận hay không?. Điều đó cho thấy lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường gồm có nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng vai trò chính tạo nên sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cũng chính là tạo ra thu nhập cho nhà nước, cho người lao động. Vì vậy lợi nhuận cũng có vai trò với nhà nước, với người lao động. Cụ thể vai trò của lợi nhuận được thể hiện ở các điểm sau:

Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp

  • Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường tuy mỗi giai đoạn có những mục tiêu và nhiệm vụ có thể khác nhau. Song cuối cùng các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà doanh nghiệp đề ra trong từng thời kỳ cũng chỉ phục vụ cho mục đích cuối cùng của mình đó là tạo ra lợi nhuận đạt được.

Kinh tế thị trường tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật qui định, tự hạch toán lấy thu bù chi, lỗ chịu lãi hưởng. Vì vậy, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Không có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không có vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi cũng như thực hiện việc tối đa hoá lợi nhuận. Cũng chính vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp không ngừng mở rộng và tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng nhu cầu thị trường dành thắng lợi trong cạnh tranh. Chỉ hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có tiền đề vật chất để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, hay nói cách khác để tồn tại và phát triển.

  • Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động đến mọi mặt quá trình sản xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu mà doanh nghiệp thu được với các khoản chi phí bỏ ra để thu được các khoản doanh thu đó.

Khi hiệu số giữa hai chỉ tiêu kinh tế này càng lớn thì có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi. Điều đó phản ánh rằng hoạt động của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu tự hạch toán lấy thu nhập trừ chi phí.

Ngược lại chỉ tiêu lợi nhuận càng nhỏ và có khuynh hướng âm thì chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù chi, hàng hoá không tiêu thụ hết còn ứ đọng trong kho.Tình trạng này cho thấy doanh nghiệp hiện nay không đáp ứng được nhu cầu đặt ra của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy khi xem xét lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có đề ra được những biện pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu và có những biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh.

  • Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng giúp doanh nghiệp đầu tư chiều sâu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, là điều kiện để củng cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Thật vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước và chia cho các chủ thể tham gia liên doanh, thì phần còn lại doanh nghiệp phân phối vào các quĩ như: quĩ đầu tư và phát triển kinh doanh, quĩ dự phòng tài chính, các quĩ này dùng để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi trang thiết bị máy móc, nghiên cứu trang thiết bị công nghệ mới, hợp lý hoá sản xuất với nhu cầu của thị trường, nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, dễ dàng đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất lao động tạo tiền đề cho việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Lợi nhuận tác động đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh và tình hình tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp.

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả có nghĩa là doanh nghiệp là doanh nghiệp có lợi nhuận, điều đó cho thấy không những doanh nghiệp bảo toàn được vốn kinh doanh mà còn có một khoản lợi nhuận bổ xung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì vốn có ý nghĩa rất quan trọng cho phép doanh nghiệp thực hiện các dự án có qui mô lớn, thực hiện đầu tư nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc.

Đối với chủ thể đầu tư và người lao động

Đối với các chủ thể đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường thì lợi nhuận đối với họ là niềm mơ ước, là khát vọng và ước muốn đạt được. Còn đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì lợi nhuận gắn liền và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, với họ lợi nhuận làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế của họ. Khi người lao động được trả lương thoả đáng, họ sẽ yên tâm lao động, phát huy được tinh thần lao động sáng tạo, có trách nhiệm và tinh thần hết lòng vì công việc và như vậy sẽ tăng được năng suất lao động chung của người lao động trong công ty đưa hoạt động của công ty ngày một tốt hơn.

Đối với Nhà nước

  • Lợi nhuận góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội.

Đối với nhà nước thì các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế sẽ có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế vào Ngân sách Nhà nước như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhà nước, Nhà nước có thể thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế quốc dân, thực hiện công bằng xã hội. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, thành lập, cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo công an việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội công bằng văn minh hiện đại.

  • Lợi nhuận là động lực phát triển nền kinh tế quốc dân

Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó chủ thể là các doanh nghiệp chiếm số đông và vì vậy sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp tạo nên sự phát triển lợi nhuận là mục tiêu, là động lực, là cơ sở tồn tại và phát triển thì đối với Nhà nước lợi nhuận cũng là động lực để phát triển nền kinh tế quốc gia.

  • Lợi nhuận là một trong những thước đo phản ánh tính hiệu quả của các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách vĩ mô của Nhà nước đúng đắn và thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt hơn, do đó sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận hoạt động của mình. Ngược lại nếu các chính sách vi mô không phù hợp, tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.

Tóm lại, lợi nhuận vừa là mục tiêu , vừa là động lực , là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhờ có lợi nhuận mà doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nguồn vốn và khả năng tài chính vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận góp phần vào việc đem lại thu nhập cải thiện cuộc sống và tái sản xuất sức lao động của người lao động, tạo công an việc làm, giải quyết thất nghiệp. Lợi nhuận còn là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất và mở rộng nền kinh tế quốc dân. Với tầm quan trọng như vậy mà các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận.

Share:

Bài viết tương tự

Kinh nghiệm kinh doanh trên Facebook

Kinh doanh trên Facebook được xem là bước khởi đầu đơn giản nhất cho các chủ shop kinh doanh online. Thiết lập một thương mục miễn phí, kết nối đồng đội và người bán có thể bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh của mình một cách nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên để []

Thất thoát TIỀN TỶ vì kinh doanh thiếu khoa học

Dùng sổ sách để ghi chép việc bán hàng xưa nay là phương pháp quản lý cửa hàng truyền thống mà đông đảo người ứng dụng vì nó không tốn quá nhiều mức giá. Ngoài ra, nó chỉ đúng khi sử dụng mô hình buôn bán nhỏ lẻ và không quá phổ biến hàng hóa, []

Kinh nghiệm bán hàng online 1000 đơn/ngày từ A-Z

Ngày nay, ai cũng biết việc kinh doanh online sẽ là xu thế trong thời đại kỹ thuật số này nhưng làm thế nào để kinh doanh online hiệu quả, đây là điều không phải ai cũng có thể biết bí kíp này. Hãy bỏ túi ngay 10 phương pháp vàng giúp bạn kinh doanh []

Bài viết liên quan

Hướng dẫn nhập mã giới thiệu tại eTop trên trình duyệt

Với mỗi tài khoản đăng ký trên phần mềm quản lý bán hàng eTop, chủ shop sẽ có riêng một mã giới thiệu cho mình. Bạn có thể hiểu mã giới thiệu tương tự như một số hiệu của bạn trên hệ thống của eTop. Tại hệ thống eTop, mã giới thiệu sẽ chính là []

Hướng dẫn thêm địa chỉ lấy hàng mới trên ứng dụng eTop

Một cửa hàng có thể có nhiều địa chỉ chi nhánh khác nhau. Hệ thống có kho lưu trữ thông tin địa chỉ vô hạn nên chủ shop hãy tận dụng nó để quản lý nghiệp vụ giao hàng tốt hơn nhé! Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên ứng dụng eTop. Cài đặt ứng []

Hướng dẫn gửi yêu cầu hỗ trợ trên ứng dụng eTop

Để thay đổi thông tin với các đơn hàng đã được tạo lệnh giao hàng với nhà vận chuyển, chủ shop chỉ có thể nhờ sự can thiệp của bộ phận CSKH eTop để yêu cầu hỗ trợ. Giờ đây, bạn có thể làm trực tiếp điều đó ngay trên ứng dụng điện thoại của []

Video liên quan

Chủ Đề