Cách thông báo cho nhân viên nghỉ việc

11 Tháng Tư, 2020

Cho nhân viên nghỉ việc do dịch Corona đúng Luật là thắc mắc của nhiều đơn vị doanh nghiệp trong tình hình hiện tại. Dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều công ty. Cho nhân viênnghỉ việclà một biện pháp nhằm giảm chi phí, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này. Thông qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề trên.

Mùa dịch Covid cho nhân viên nghỉ việc vì công ty gặp nhiều khó khăn

Trường hợp nào công ty được cho nhân viên nghỉ việc

Tình hình dịch bệnhCOVID 19diễn biến hết sức phức tạp trong thời gianvừa qua khiến cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cho nhân viêntạm nghỉ.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều chỉ thị quyết liệt để hạn chế sự lây lan của virus trong đó có cả biện phápCách lyxã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Vì những lý do khách quan trên, nhiều công ty đã phải cho nhân viênlàm việc tại nhà do dịch corona, cho nhân viênnghỉ việcđóng cửa trụ sở..

Để vượt qua thời điểmsa sút, khó khăn này, các doanh nghiệp có thể thực hiện 4 nhóm giải pháp sau:

  • Chuyểnngười lao độnglàm một công việc khác với hợp đồng lao động;
  • Tạm ngưng việc làm của người lao động;
  • Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Đối với hai biện pháp đầu tiên là Chuyển người lao động làm một công việc khác so với hợp đồng lao động và Tạm ngưng việc làm của người lao động thì doanh nghiệp vẫn phảitrả lươngcho người lao độngthì doanh nghiệp vẫn phảitrả lươngcho người lao động theo quy định của pháp luật tại Điều 29 và Điều 99 BLLĐ 2019. Nhóm giải pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, có khả năng trảtiền lươngcho nhân viên, chống chọi và khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra.

Doanh nghiệp phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid 19

Nhóm giải pháp thứ hai bao gồm Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và Đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao độngđược thực hiện do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh đến sản xuất kinh doanh màdoanh nghiệpkhông thể tiếp tục thực hiện theo cácthỏa thuậntrong hợp đồng lao động. Nhóm biện pháp này được quy định tại Điều 30, Điều 36 BLLĐ 2019. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Mùa dịch corona, công ty có được phép chấm dứt hợp đồng với nhân viên không

Dịch Corona được xem là là sự kiện bất khả kháng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như đã phân tích ở trên, trong tình hình dịch bệnh này, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp có thể để ngăn chặn nhưng vẫn không thể vượt qua khó khăn do dịch bệnh lan rộng. Doanh nghiệp, công ty có thể áp dụng hai giải pháp để có thể cho nhân viênnghỉ việc đúng luậtđể giảm bớt chi phí phải trang trải:

  • Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 30 BLLĐ 2019, thì các trường hợp được hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  • Người lao động phải chấp hành quyết địnháp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  • Lao động nữ mang thai theo quy định;
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Trong tình hình dịch bệnh, người sử dụng lao động có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong trường hợp hai bên đã có thỏa thuận với nhau về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 hoặc điều khoản hợp đồng mà hai bên đã ký kết thể hiện sự kiện khách quan này là điều kiện để phía người sử dụng lao động có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí

Bên cạnh trường hợp tạm hoãnthực hiện hợp đồng lao động thì trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc thì công ty có thể Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019.

Trình tự chấm dứt hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đúng luật

Trường hợp tạm hoàn thực hiện hợp đồng lao động do ảnh hưởng của dịch Covid 19, người lao động phải thông báo cho người lao động về việc này.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 30 của BLLĐ 2019, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo quy định tại Điều 31 BLLĐ 2019.

Trong trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên thì phải thông báo trước cho nhân viên biết theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Với những trường hợp nêu trên, muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động thì chúng ta phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật.

Trên đây là một số biện pháp để các doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ việc do dịch corona đúng luật. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực lao động quý khách có thể truy cập Luật sư lao độngđể tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE để được tư vấn luật lao độngvà hỗ trợ. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .

Có thể bạn quan tâm

  • Cách trả lương trong thời gian dịch bệnh Covid
  • Cách giải quyết khi bị sa thải trái pháp luật
  • Bị công ty cho nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu

Scores: 4.3 [20 votes]

{{#error}}

{{error}}

{{/error}} {{^error}}

Thank for your voting!

{{/error}}
Error! Please check your network and try again!

Video liên quan

Chủ Đề