Cách têm trầu đám hỏi

Mâm trầu cau đám hỏi là tráp cưới quan trọng và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong phong tục cưới xin của người Việt từ xưa đến nay. Việc lựa chọn mâm trầu cau bao nhiêu trái cũng ẩn sâu trong nó những hàm ý sâu xa, những ý nghĩa tốt đẹp dành cho đôi vợ chồng trẻ. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

Mâm trầu cau bao nhiêu trái?

Ngày xưa, trong nhà người Việt hầu hết nhà nào cũng trồng cây cau và một giàn trầu. Nếu như theo thông lệ xưa thì trước hôm tổ chức buổi lễ ăn hỏi người nhà sẽ trèo lên hái một buồng cau bằng tay từ cây cau trong vườn nhà. Người trèo hái thường là đàn ông và tuyệt đối không dùng dao để chặt vì quan niệm dùng dao chặt sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng sau này. Và tất nhiên buồng cau được lựa chọn phải là buồng cau đẹp nhất, hoàn hảo nhất với những quả cau tròn đều vừa tới, không quá già, vẫn giữ nguyên được các sợi râu của cau.

Không lựa những buồng cau già quá vì màu bị vàng đít, dễ bị nứt, không đẹp. Bề ngoài, buồng cau phải có hình dáng uốn cong cong, không thẳng đuột thì mới được gọi là một buồng cau đẹp. Người chặt buồng cau sẽ phải đếm có bao nhiêu quả cau trên buồng. Việc này cần cẩn thận để không bị nhầm lẫn. Thông thường những buồng cau có số quả chẵn sẽ được lựa chọn vì nó tượng trưng cho đôi lứa, lúc nào cũng có đôi có cặp. Buồng cau đẹp nhất là buồng có 60 quả hoặc 100 quả.

Sau khi đã hoàn tất việc chọn cau và chặt cau sẽ tiến hành trang trí buồng cau thật đẹp cũng như trang trọng nhất để chuẩn bị cho đám hỏi. 

Mâm trầu cau bao nhiêu trái có ý nghĩa gì?

Không đơn giản cứ chọn một buồng cau bao nhiêu trái là được. Số lượng các quả cau trong buồng sẽ là lời gửi gắm và chúc phúc tới đôi uyên ương trẻ. Thường thì các gia đình sẽ lựa chọn buồng cau xanh đẹp có số quả chẵn theo từng cặp. Số lượng quả sẽ từ 60 trở lên thì nhìn sẽ đẹp mắt, không bị bé quá. Mặc dù buồng cau bé nhưng số quả chẵn thì vẫn có thể sử dụng được nhưng nó sẽ khó tạo hình được đẹp và khó trang trí hơn.

Theo quan niệm có đôi có cặp thì mỗi quả cau sẽ đi kèm với hai lá trầu không. Buồng cau được đặt ngay ngắn và bày biện trên mâm quả thật đẹp và dán chữ hỷ đỏ lên mỗi quả cau. Cầu kỳ hơn thì nhiều gia đình còn bện thêm lá dừa thành cánh phượng tượng trưng cho long phụng sum vầy trông rất sang trọng.

Theo phong tục dân gian từ xưa đến nay, nhà trai sẽ lựa một buồng cau xanh, đẹp. không quá già và có râu với có số trái cau thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Buồng cau có 60 quả: với con số 60 này, nó tượng trương cho 60 năm cuộc đời - cô dâu và chú rể sẽ bên nhau 60 năm cuộc đời một cách trọn vẹn đến khi tuổi đã già và đầu đã bạc.
  • Buồng cau có 100 quả: với buồng cau này mang ý nghĩa “Trăm năm hạnh phúc” gửi đến cô dâu và chú rể.
  • Buồng cau có vài trăm quả: với buồng cau có số lượng quả nhiều như này thì buông cau càng to tượng trưng cho hạnh phúc càng đầy, sung túc và cháu con đầy nhà.

Ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, tục lệ cưới xin của người Việt đã đơn giản đi nhiều, mâm trầu cau bao nhiêu trái đã không còn là vấn đề quá quan trọng. Không nhất thiết lúc nào cũng phải theo quy chuẩn lựa chọn buồng cau càng to càng hạnh phúc. Tất cả mọi thủ tục được giản lược hay giữ nguyên tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh gia đình. Nhiều gia đình, không hái cả buồng cau mà  chỉ lấy một số lượng quả chẵn nhất định để có thể bày vừa tráp đẹp mắt, gọn gàng là được. Hoặc có những nơi chỉ làm một đĩa cau và quả cau sẽ bổ làm 6 miếng được têm với lá trầu thật đẹp. Trong các đám hỏi thì trầu thường được têm hình cánh phượng theo phong tục của người  dân miền Bắc hoặc được têm theo kiểu bánh ú của miền trong.

Như vậy, ngoài ý nghĩa theo quan niệm từ xưa “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thì khi nhà gái nhận mâm cau trầu của nhà trai tức là ngầm khẳng định với mọi người về việc gả con gái mình cho nhà thông gia và cô con gái đã chính thức trở thành nàng dâu mới của nhà chú rể. Trong văn hóa người Việt, mâm trầu cau sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc của cặp vợ chồng sau này. Số lượng quả cau trên buồng cau được chọn sẽ mang những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ý muốn của gia chủ và phong tục từng vùng. Nhưng dù hoàn cảnh gia đình thế nào đi chăng nữa thì tráp trầu cau vẫn bắt buộc phải có và mâm trầu cau bao nhiêu trái, trang trí sao cho thật đẹp thường được các bậc bô lão quan tâm và dành thời gian chuẩn bị nhiều nhất. 

Trầu cánh phượng trong những đám cưới, đám hỏi là một “điều nhỏ bé” nhưng không thể thiếu. Cách têm trầu cánh phượng sao cho đẹp không phải ai cũng biết. Thực tế têm trầu không khó, bạn chỉ cần tỉ mỉ với một vài bước đơn giản sau đây, chắc chắn bạn có thể làm được.

Hướng dẫn cách têm trầu cánh phượng Đẹp – Đơn giản – Chi tiết

Nguyên liệu làm trầu cánh phượng

Để làm trầu cánh phượng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Cau non
  • Lá trầu,
  • uế
  • Vôi, vỏ,
  • Một bông hoa hồng nhung

Nguyên liệu làm trầu cánh phượng

Cách bước thực hiện cách têm trầu cánh phượng đơn giản nhất

Bước 1: Chọn những lá trầu quế vừa phải, đều nhau, xếp lá trầu gập vào dọc theo sống lưng và cắt

Đầu tiên tiến hành tỉa 2 cánh, sau đó tỉa sống lưng và cuối cùng tỉa răng cưa. [Tham khảo theo thứ tự trên hình]

Cách cắt lá trầu têm cánh phượng

Sau khi cắt là trầu xong bạn sẽ nhận được lá như sau:

Lá trầu sau khi hoàn thành tỉa

Bước 2: Tỉa miếng vỏ trầu thành hình đuôi phượng [cắt vỏ và tỉa răng cưa]

Vỏ trầu tỉa răng cưa

Bước 3: Làm cau

  • Gọt cau, cau nhỏ thì một quả chia 3

Gọt cau, cau nhỏ thì một quả chia 3

  • Lấy 1/3 quả cau này gọt vỏ. Bạn nhớ chỉ gọt đến 1/2 quả để tạo khe hở sau này cắm trầu, vỏ, hoa vào. Tỉa phần vỏ tách ở trên [1/2 vỏ] hình răng cửa thành 5 múi nhỏ [như hình]

Tỉa cau tạo khe

  • Bẻ 2 cánh ở giữa sang 2 bên [như hình]

Bẻ 2 cánh trên trái cau đã tỉa

Bước 4: Têm và ghép trầu cánh phượng

  • Gập Lá trầu gấp cánh sang 2 bên và têm lại
  • Cài miếng trầu đã têm vào trái cau đã tỉa [tham khảo hình ảnh]

Cài lá trầu và cau

  • Cài cánh hoa hồng nhung vào
  • Cuối cùng cài vỏ trầu đã tỉa vào là hoàn thành [tham khảo hình ảnh]

Cài cánh hoa và vỏ trầu hoàn thành trầu têm cánh phượng

Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm trầu cánh phượng

Lưu ý: Vôi có thể quết vào sống lá trầu hoặc để riêng ở ngoài cũng được nhé!

Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành cách têm trầu cánh phượng đẹp mà hết sức đơn giản phải không. Tiếp theo hãy theo dõi cách trình bày nhé!

Trình bày sau khi hoàn thành làm trầu cánh phượng

  • Bày ra đĩa theo số lẻ 5,7,9 các miếng trầu bày phần đuôi ra ngoài giống như đàn chim phượng chụm đầu vào nhau

Sản phẩm khi hoàn thành cách têm trầu cánh phượng

  • Cắm que dài chừng 20 cm vào miếng trầu rồi cắm vào lọ xinh xinh bày bàn tiệc cùng với hoa quả rất đẹp và lạ

Sản phẩm trầu cánh phượng bạn có thể cắm nhìn rất lạ mắt

Đôi điều chi sẻ của chị Vĩnh Quyên – Yêu Bếp:

“Bà ngoại mình ngày xưa hay ăn trầu, trong nhà lúc nào cũng có tráp đựng trầu, vỏ, cau và bình vôi đựng vôi. Ngoài vườn , cạnh bể nước bà trồng một cây cau và giàn trầu quế, thứ trầu cay nồng mà lại thơm. Đến mùa cau, mình hay bổ cau cùng bà để phơi khô cất đi ăn dần, thi thoảng mình lại lấy miếng cau khô cọ vào răng cho trắng. Có lần lấy trộm trầu cau của bà ăn thử say gần chết.

Bà mất, giàn trầu cứ lụi dần rồi chết hẳn. Cây cau còn đấy nhưng chẳng có ai ăn trầu nên trông thật lẻ loi. Rồi các cô cậu lớn dần lấy vợ lấy chống cây cối chặt hết để lấy đất làm nhà.

Thế hệ mẹ mình thì thi thoảng vui miệng mới làm miếng trầu cho chắc răng. Sang đến thế hệ mình thì tuyệt nhiên không còn ăn trầu nữa.

Không ăn nhưng thành lệ, ngày rằm, mùng 1, Tết, giỗ, cưới hỏi, ma chay nhất nhất thiếu gì thì thiếu nhưng nhà mình không thể thiếu trầu cau. Những dịp cưới hỏi, đầy tháng, đầy tuổi mình còn phải có đĩa trầu têm cánh phượng để đấy thì mới thấy tự bằng lòng. Nhiều bạn bè cứ bảo cầu kỳ, giờ còn ai ăn trầu nữa đâu mà cứ bày vẽ. Nhưng mình thấy đĩa trầu têm cánh phượng rất đẹp, trang nhã mà lại không hề tốn kém nên cứ làm.

Cưới hỏi các con, mình hay bầy trầu têm cánh phượng trang trí trên bàn tiệc cùng hoa tươi, trông rất ấn tượng, quan khách đến cầm miếng trầu lên đều rất thích thú, các bà cô, bà bác ăn không hết thì xin về để cho hàng xóm. Vui phết.

Không biết xuất xứ của trầu têm cánh phượng từ đâu, nhưng nếu nhớ không nhầm từ ngày xửa ngày xưa trong truyện cổ tích Tấm cám đã có chi tiết nhà vua nhận ra Tấm qua miếng trầu têm cánh phượng khi ngài dừng chân ở hàng bà cụ bán nước.

Dù không biết chính xác truyện Tấm Cám có từ bao giờ thì theo phiên bản ghi lại của nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Đổng Chi, được cải tiến từ bản của G. Jeanneau [1886], của A. Landes [1886], hoặc của Đỗ Thận [1907] cũng cho thấy trầu têm cánh phượng xuất hiện cách nay đã hơn một trăm năm. Thị Màu trong trích đoạn chèo lên chùa cũng véo von thả thính Thị Kính:”Cau non tiện chũm lòng đào/ Trầu têm cánh phượng thiếp trao cho chàng!…

Trầu têm cánh phượng đi vào những tác phẩm dân gian như vậy nên mình cứ thích có đĩa trầu trong những dịp lễ tết quan trọng của gia đình như một cách lưu giữ những gì đẹp đẽ của quá khứ. Nếu không giữ e rằng sau này đọc truyện Tấm Cám bọn trẻ hỏi trầu cánh phượng là gì, chẳng còn mấy ai biết.”

Lần đầu có thể không được đẹp nhưng chỉ cần têm trầu đôi ba lần, quen tay chắc chắn bạn sẽ có được những miếng trầu cánh phượng ưng ý.

Chủ Đề