Cách sao lưu dữ liệu máy tính win 10

Không cần sử dụng ứng dụng của bên thứ ba bạn vẫn có thể thực hiện sao lưu dữ liệu máy tính Win 10 dễ dàng. Hệ điều hành Windows 10 cho người dùng thực hiện khá nhiều cách sao lưu cũng như phục hồi dữ liệu, nhưng tính năng Backup and Restore được xem là đơn giản và dễ sử dụng nhất. Biết cách thiết lập, nó sẽ giúp bạn lưu lại toàn bộ hệ thống rồi từ đó sử dụng cho việc phục hồi nếu không may máy tinh gặp sự cố. Ngoài điều đó, tính năng Backup and Restore còn cho phép người dùng truy cập vào bạn sao lưu để sao chép lại khi lỡ tay xóa nhầm các tập tin quan trọng.

Các bước tạo bản sao lưu dữ liệu máy tính Win 10

Bước 1: Nhấp vào "Start" => Sau đó mở "Control Panel" => Trên giao diện mới hiển thị hãy chọn "Backup and Restore [Windows 7]" => Sau đó chọn tiếp "Create a system image" từ trình đơn hiển thị phí bên trái.




Bước 2: Hoàn thành thao tác Windows 10 sẽ quét toàn bộ máy tính để tìm nguồn lưu trữ bản sao lưu. Và nguồn này có thể là ổ cứng cục bộ, ổ cứng gắn ngoài, USB ... đều được. Sau khi chọn được nơi lưu trữ bạn hãy nhấn tiếp vào “Start Backup” để bắt đầu quá trình sao lưu.



Bước 3: Thời gian tạo bản sao lưu diễn ra nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào lượng dữ liệu cùng cấu hình của thiết bị. Hoàn tất quá trình, hệ thống sẽ yêu cầu bạn tạo USB khôi phục hệ thống. Đây là yêu cầu giúp được bạn có thể khôi phục dữ liệu máy tính dễ dàng khi thiết bị gặp lỗi.



Lưu ý: Muốn xem bản sao lưu bạn chỉ cần mở thiết bị lưu trữ trước đó mà bạn dùng để làm nguồn lưu trữ rồi tìm đến thư mục "WindowsImageBackup" là được.



Chúc bạn thực hiện thành công. Nếu bạn có nhu cầu cần sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống mạng máy tính hãy liên hệ ngay với iSolution qua Hotline: 0902 799 646, kỹ thuật viên sẽ tư vấn và giải đáp tất cả thắc mắc mà hệ thống bạn đang gặp phải rồi từ đó đưa ra phương án khắc phục sự cố tốt nhất.

Windows 10 hỗ trợ khá nhiều cách sao lưu [backup] và khôi phục [recover] dữ liệu, tuy nhiên đơn giản và dễ sử dụng hơn cả vẫn là tính năng Backup and Restore. Về cơ bản, tính năng này sẽ giúp sao lưu lại toàn bộ hệ thống và sử dụng để phục hồi trong trường hợp máy tính không thể khởi động.

Thêm vào đó, nếu lỡ tay xóa nhầm các tập tin quan trọng trên Windows, người dùng cũng có thể truy cập vào bản sao lưu để sao chép lại. 

1. Cách tạo bản sao lưu toàn bộ dữ liệu trên hệ thống

Đầu tiên, bạn hãy nhấn chuột phải lên nút Start và chọn Control Panel, hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R, gõ control và nhấn Enter. Trong cửa sổ tiếp theo, người dùng chỉ cần chọn Backup and Restore [Windows 7] > Create a system image từ trình đơn bên trái.


Windows 10 sẽ tiến hành quét toàn bộ máy tính để tìm nguồn lưu trữ bản sao lưu, có thể là ổ cứng cục bộ, ổ đĩa gắn ngoài, ổ đĩa mạng hoặc sử dụng phương thức truyền thống là DVD. Khi đã chọn được nơi lưu trữ, bạn hãy nhấn Start Backup để bắt đầu quá trình sao lưu. 

 

Thời gian tạo bản sao lưu nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào lượng dữ liệu cũng như cấu hình phần cứng của thiết bị. Khi hoàn tất, hệ thống sẽ yêu cầu bạn tạo USB khôi phục hệ thống, việc này sẽ giúp bạn có thể khôi phục lại máy tính dễ dàng khi thiết bị gặp lỗi.

 

Để xem lại bản sao lưu, bạn hãy mở ổ đĩa cục bộ, ổ đĩa gắn ngoài hoặc thiết bị dùng để lưu trữ trước đó và tìm đến thư mục WindowsImageBackup.


2. Những công cụ sao lưu và khôi phục khác trên Windows 10

Windows 10 có rất nhiều công cụ hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu, hữu ích trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố.

Đơn cử như tính năng PC Reset, cho phép bạn khôi phục Windows 10 trong khi vẫn giữ lại toàn bộ dữ liệu cũ, hoặc thậm chí hạ cấp [downgrade] về phiên bản trước của Windows [trong vòng 30 ngày sau khi nâng cấp].

Tương tự, bạn cũng có thể truy cập vào môi trường Advanced Recovery bằng cách nhấn và giữ phím Shift khi Restart để tận dụng các công cụ như System Restore, System Image Recovery, Startup Repair, Selective Startup và Command Prompt để tìm kiếm và xử lý sự cố ở mức độ nâng cao. 


Khi nói đến sao lưu và khôi phục file, bên cạnh tạo bản sao lưu hệ thống [system image], Windows còn có tính năng File History. Người dùng có thể thiết lập để máy tính tự động sao lưu các tập tin quan trọng vào ổ đĩa cục bộ hoặc ổ đĩa mạng riêng biệt. Nó tương tự như Time Machine trên macOS của Apple nhưng dành cho Windows.

Nếu tất cả giải pháp kể trên không hữu ích trong trường hợp của bạn, lúc này, bạn hãy nghĩ đến việc cài đặt mới lại toàn bộ hệ thống bằng file ISO hoặc đĩa cài tương ứng.

Hy vọng với những mẹo nhỏ mà Kynguyenso.plo.vn vừa giới thiệu bên trên, bạn đọc có thể dẹp bỏ nỗi lo mất mát dữ liệu khi Windows không thể truy cập hoặc bị virus làm hư hại các tập tin quan trọng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tham khảo một số cách chụp ảnh màn hình trên Windows 10 tại //bit.ly/2K49WVd hoặc ba cách tăng dung lượng trên Windows 10 tại //bit.ly/2I8QB39.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Sớm hay muộn thì ổ cứng trên máy tính của bạn cũng sẽ bị lỗi, hoặc các phần mềm độc hại tấn công và kiểm soát hệ thống của bạn hoặc những lỗi nghiêm trọng có thể làm hỏng các dữ liệu của bạn.

Hướng dẫn sao lưu toàn bộ dữ liệu trong Windows 10

Trên Windows 10 bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiều cách và công cụ được tích hợp sẵn để sao lưu toàn bộ hệ thống và các dữ liệu mà không cần phải nhờ đến các giải pháp, công cụ của bên thứ 3. Công cụ System image là một trong số đó.

System image là bản sao lưu chứa mọi thứ được lưu trữ trên máy tính của bạn, bao gồm các thiết lập, cài đặt đầy đủ trên Windows 10, các ứng dụng và tất cả các file dữ liệu quan trọng của bạn cũng như bất kỳ ổ đĩa nào mà bạn đã kết nối. Nếu máy tính của bạn bị lỗi, bạn có thể sử dụng System image để khôi phục máy tính của mình về trạng thái trước đó.


Sử dụng System image để tạo sao lưu toàn bộ hệ thống Windows 10

Mặc dù bạn có thể lưu trữ sao lưu trên ổ đĩa thứ cấp, mạng và thậm chí là sử dụng đĩa DVD trắng để lưu trữ các sao lưu. Tuy nhiên cách tốt nhất để sao lưu toàn bộ máy tính Windows 10 là bạn nên kết nối với ổ cứng gắn ngoài để có thể nhanh chóng ngắt kết nối và lưu trữ sao lưu ở vị trí an toàn.

Để tạo các bản sao lưu hệ thống bằng System image trên Windows 10, trước tiên bạn phải kết nối ổ cứng gắn ngoài có đủ không gian trống trên máy tính của mình, sau đó thực hiện theo các bước dưới đây:

Lưu ý: Nếu không biết chính xác cần bao nhiêu không gian trống để lưu trữ sao lưu, bạn có thể kết nối với ổ đĩa và thuật sỹ sẽ cho bạn biết.

Bước 1: Mở Control Panel.
Bước 2: Sau đó tìm và click chọn System and Security.
Bước 3: Chọn tiếp Backup and Restore [Windows 7].

Bước 4: Ở khung bên trái, tìm và click chọn link Create a system image.

Bước 5: Tại mục Where do you want to save the backup?, bạn chọn tùy chọn On a hard disk.

Bước 6: Tại menu dropdow On a hard disk, chọn ổ cứng gắn ngoài để lưu trữ sao lưu.

Bước 7: Click chọn nút Start backup.

Sau khi thực hiện xong các bước trên, thuật sỹ sẽ bắt đầu tạo một bản sao lưu toàn bộ hệ thống của bạn, bao gồm mọi thứ được lưu trữ trên ổ đĩa chính, cũng như các phân vùng riêng.

Trong quá trình sao lưu toàn bộ máy tính Windows 10 bạn cũng có thể sử dụng Shadow Copy, công nghệ này cho phép bạn tạo một bản sao lưu trong khi các file vẫn đang được sử dụng, tức là bạn có thể tiếp tục làm việc bình thường khi image đang được tạo.

Sau khi quá trình sao lưu kết thúc, bạn sẽ được thông báo tạo một đĩa khôi phục hệ thống - System Repair Disk để truy cập các tùy chọn khôi phục trong trường hợp nếu máy tính của bạn không thể khởi động. Tuy nhiên bạn cũng có thể truy cập các tùy chọn khôi phục bằng cách sử dụng ổ USB Bootable có chứa các file cài đặt Windows 10.

Mẹo hay: bạn có thể tạo ổ sửa chữa bằng cách click chọn link Create a system repair disc trong cửa sổ Backup and Restore [Windows 7].

Cuối cùng nhớ ngắt kết nối với ổ cứng gắn ngoài mà bạn sử dụng để lưu trữ các sao lưu và cất vào nơi an toàn.

Khôi phục Windows 10 từ System image backup

Trường hợp nếu máy tính của bạn không khởi động được hoặc muốn khôi phục lại trạng thái trước đó của máy tính Windows, hoặc bạn đang thay thế ổ cứng chính trên thiết bị của mình, thực hiện theo các bước dưới đây để khôi phục hệ thống từ sao lưu:

Bước 1: Kết nối ổ cứng gắn ngoài lưu trữ sao lưu hệ thống trên thiết bị của bạn.
Bước 2: Kết nối ổ đĩa khôi phục hệ thống- System Repair Disk [hoặc ổ USB bootable có chứa các file cài đặt Windows 10] với thiết bị của bạn.Bước 3: Khởi động lại máy tính.

Bước 4: Trên cửa sổ Windows Setup, bạn click chọn Next.

Bước 5: Click chọn link Repair your computer nằm ở góc dưới cùng bên trái.

Bước 6: Tiếp theo chọn tùy chọn Troubleshoot.

Bước 7: Chọn System Image Recovery.

Bước 8: Chọn hệ điều hành đích mà bạn muốn sử dụng [trong ví dụ dưới đây là Windows 10].

Bước 9: Trên cửa sổ Re-image your computer, tìm và chọn tùy chọn Use the latest available system image.

Bước 10: Click chọn Next.

Bước 11: Nếu đang khôi phục bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên một ổ mới, bạn có thể lựa chọn tùy chọn Format and repartition disks.

Lưu ý: Sử dụng tùy chọn này cẩn thận vì nó sẽ xóa bất kỳ phân vùng và ổ đĩa nào hiện có trên máy tính của bạn.

Bước 12: Click chọn Next.

Bước 13: Click chọn Finish.

Bước 14: Click chọn Yes để xác nhận bản sao lưu sẽ thay thế dữ liệu trên ổ đĩa.

Sau khi thực hiện xong các bước trên, quá trình khôi phục sẽ bắt đầu. Lưu ý rằng thời gian để hoàn thành quá trình khôi phục phụ thuộc vào lượng dữ liệu và cấu hình phần cứng của bạn.

Một điểm nữa là nhớ sử dụng Windows Update trong ứng dụng Settings để tải bản vá bảo mật mới nhất.

Thường thì sử dụng System image để tạo các bản sao lưu toàn bộ hệ thống trước khi nâng cấp lên các phiên bản Windows 10 mới, và các bản sao lưu này sử dụng trong trường hợp nếu quá trình nâng cấp bị lỗi hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn khôi phục hệ thống về trạng thái trước đó nếu thiết bị của bạn đang gặp sự cố sau khi Windows 10 tự động xóa các file cài đặt phiên bản trước.

Giải pháp lý tưởng là thường xuyên tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống để phòng trong trường hợp nếu hệ thống hoặc phần cứng bị lỗi, hoặc sau khi cấu hình hệ thống của bạn bằng cài đặt sạch.

Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trên hệ thống, chẳng hạn như hệ thống bị lỗi hoặc các phần mềm độc hại tấn công, …. Bạn hoàn toàn có thể khôi phục lại hệ thống của mình chỉ trong vài phút.

Chỉ có điều là bạn sẽ phải chủ động thực hiện sao lưu toàn bộ hệ thống của mình thường xuyên. Vì bạn chỉ có thể khôi phục hệ thống và các file kể từ bản sao lưu cuối cùng mà bạn tạo ra, bất kỳ tài liệu, hoặc các cài đặt và ứng dụng nào khác mà bạn thay đổi hoặc cài đặt sau quá trình sao lưu sẽ không thể khôi phục được.

Ngoài ra, đây là tính năng được thiết kế để khôi phục toàn bộ hệ thống của bạn, chứ không phải để khôi phục lại các file, các cài đặt và ứng dụng riêng lẻ.

Nếu muốn lưu trữ bản sao các file cập nhật, bạn nên nghĩ đến việc sử dụng công cụ System image kết hợp với sử dụng File History hoặc OneDrive.

Từ giờ nếu muốn tạo các bản sao lưu toàn bộ hệ thống để dự phòng trong trường hợp máy tính Windows 10 của bạn bị lỗi hoặc gặp phải sự cố nào đó, bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn sao lưu toàn bộ máy tính Windows 10 trên của Taimienphi.vn.

Nếu không thường xuyên thực hiện sao lưu hệ thống, các dữ liệu quan trọng, hình ảnh và các thiết lập mà bạn bỏ ra hàng giờ để cấu hình có thể bị mất trắng, trong bài viết Hướng dẫn sao lưu toàn bộ máy tính Windows 10 đưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn các bước để sao lưu hệ thống windows 10.

Cách sao lưu máy tính Windows 10 S Tạo bản sao lưu thư mục tạm thời trên Windows 10 Tạo Restore Point trên Windows 10 sử dụng PowerShell Cách sử dụng ShadowCopyView trên Windows 10 Tạo bản sao lưu và khôi phục hệ thống Windows 10 với Macrium Reflect Xóa file Pagefile hoàn toàn khi tắt máy tính Windows 10

Video liên quan

Chủ Đề