Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Tìm hiểu khi nào cần rửa mũi và cách rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn và hữu hiệu ngay sau đây. Khi mà trẻ sơ sinh là các bé dưới 12 tháng tuổi dễ mắc các bệnh về mũi họng và cách để phòng ngừa hiệu quả nhất là vệ sinh nhỏ mũi.

Chúng ta nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi nào?

Khi các bé có dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè,… mẹ cần tiến hành rửa mũi cho trẻ ngay. Việc vệ sinh mũi cho trẻ là cần thiết nhất trong trường hợp trẻ nhiễm các chứng bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi. Thực hiện các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp cho con cảm thấy thoải mái hơn, thông thoáng đường thở để hô hấp dễ dàng hơn. Từ đó đảm bảo vệ sinh cho bé, rửa trôi đi dị vật, dịch mũi, tránh trường hợp nhiễm khuẩn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Rửa mũi cho trẻ khi trẻ bị sổ mũi

Theo nghiên cứu, cha mẹ rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày bởi nước muối sinh lý có nồng độ muối tương đương với độ muối trong máu và an toàn với bé. Với trường hợp bé nghẹt mũi, khò khè khó thở, cha mẹ nên kết hợp với nước muối ưu trương, đặc biệt là những loại có bổ sung thêm thành phần dưỡng ẩm Natri Hyaluronate để hiệu quả làm sạch được tốt hơn đồng thời an toàn với niêm mạc mũi của trẻ.

Tham khảo: Nước muối ưu trương 3% là gì?

Các mẹ cũng có thể yên tâm vì nước muối sinh lý và nước muối ưu trương rất an toàn và lành tính đối với trẻ, kể cả trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi.

Cách rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi đúng cách

Khi rửa mũi, mẹ cần kiểm tra xem mũi con có thông không. Bước tiếp theo các mẹ sẽ nhỏ 2-3 giọt nước muối vào một bên mũi trẻ sơ sinh. Đợi khoảng 15-30s cho dịch mũi mềm ra. Sau đó dùng khăn sạch và mềm lau khô dịch rỉ mũi cho bé. Làm tương tự như cách trên với bên mũi còn lại.

Cách rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi đúng nhất cần lưu ý:

+ Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

+ Không nên dùng xi lanh hay bóp quá mạnh khi rửa mũi cho trẻ vì áp lực quá mạnh sẽ làm tổn thương mũi bé và làm bé dễ bị sặc. Nên chọn sản phẩm có áp lực được kiểm soát ổn định phù hợp với trẻ sơ sinh.

+ Có thể sử dụng dụng cụ rửa, hút mũi được thiết kế dạng tròn mềm, thích hợp dùng cho trẻ sơ sinh

+ Chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ 2-3 lần/ngày. Buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Hoặc sau khi bé đi chơi bên ngoài, sau khi tắm.

+ Không nên rửa mũi quá nhiều lần trong ngày bởi khi trẻ có các triệu chứng viêm mũi, sổ mũi thì mũi sẽ trở nên khô rát và rất dễ bị tổn thương.

+ Không nên quá lạm dụng nước muối sinh lý khi sử dụng để rửa mũi hàng ngày cho trẻ vì nó sẽ dẫn đến tình trạng dễ bị viêm nhiễm do niêm mạc mũi bị tổn thương. Nếu trẻ không bị viêm mũi các mẹ chỉ cần vệ sinh mũi cho trẻ 1 lần/tuần là được.

+ Hạn chế sử dụng các loại nước muối tự pha. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương đã được kiểm định an toàn qua các sản phẩm trên thị trường.

Cách rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi

Với trường hợp trẻ nghẹt mũi nặng, cha mẹ nên kết hợp với các thiết bị rửa mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh như Nebial 3% Kit. Thiết bị này được thiết kế với áp lực phù hợp và được kiểm soát ổn định sẽ an toàn với niêm mạc mũi của bé. Ngoài ra, nó có khả năng phân tán dung dịch thành các hạt siêu nhỏ kích thước 16 micromet [tương tự như kích thước hạt trong phun khí dung] đi sâu vào các vị trí khó tiếp cận trong hốc mũi giúp làm sạch sâu và hiệu quả.

Tham khảo: Nebial 3% KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn

Khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh, mọi thứ đều phải thật cẩn thận. Và việc nhỏ mũi, vệ sinh mũi cho bé cũng không phải ngoại lệ. Các mẹ có thể tham khảo ngay cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn và hiệu quả dưới đây: 

Bước 1: Đặt bé nằm ngửa lên trên giường, hơi nghiêng đầu bé sang một bên. Dùng một tay để giữ lấy đầu bé. Điều này sẽ tránh cho bé cựa quậy khi nhỏ mũi, tránh trường hợp bị sặc hay khiến niêm mạc mũi bị tổn thương. 

Bước 2: Đưa đầu lọ nước muối/dụng cụ nhỏ mũi vào gần lỗ mũi của bé và từ từ nhỏ vào mũi 1 – 2 giọt. Không nên nhỏ quá nhiều cùng lúc vì nếu bé chưa quen rất dễ bị sặc. Đợi khoảng 1 – 2 phút cho nước muối ngấm vào và làm loãng dần các dịch nhầy trong mũi. 

Đưa lọ nước muối tới gần mũi bé và nhỏ từ từ 1 – 2 giọt

Bước 3: Trong quá trình nhỏ mũi cho trẻ ít dịch nhầy, mẹ có thể lấy tăm bông hoặc khăn giấy thấm nhẹ hết phần dịch thừa bên trong lỗ mũi. Chú ý chỉ nên chấm nhẹ nhàng, không ngoáy hay đưa vào sâu bên trong có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương. Trường hợp bé bị nghẹt mũi, sổ mũi, trong mũi có quá nhiều dịch nhầy bị ứ đọng, mẹ có thể lấy dụng cụ hút mũi để lấy hết dịch ra ngoài. 

Bước 4: Lặp lại các thao tác trên khi nhỏ thuốc đối với bên mũi còn lại của bé. 

Bước 5: Sau khi dùng thuốc nhỏ mũi cho bé xong, dùng khăn giấy lau nhẹ nhàng phía bên ngoài mũi cùng các khu vực xung quanh để đảm bảo không còn dịch nhầy hay gỉ mũi còn sót lại. 

Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Dù các thao tác rửa mũi, vệ sinh mũi khá đơn giản nhưng nếu không thực hiện không đúng, niêm mạc mũi của bé rất dễ bị tổn thương, thậm chí là dẫn tới viêm nhiễm. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi thực hiện các bước theo cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng cần chú ý tới một số điều sau đây:

Tần suất thực hiện rửa mũi

Chỉ nên thực hiện nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh tối đa 3 lần/ngày

2 – 3 lần/ngày hoặc điều chỉnh tần suất theo chỉ định của bác sĩ. Không lạm dụng rất dễ gây khô rát mũi, làm mất cân bằng độ ẩm và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và dẫn tới viêm nhiễm. 

Thời điểm thực hiện

Trước khi cho bé ăn và trước khi cho bé đi ngủ. Do nếu vệ sinh mũi sau khi ăn, bú sữa mẹ, bé rất dễ bị buồn nôn. Còn nếu vệ sinh mũi khi trẻ sơ sinh đang ngủ, nước muối rất dễ ứ đọng ở bên trong và chảy ngược tới các cơ quan khác [họng, tai], tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp hay viêm tai giữa. 

Dung dịch vệ sinh mũi

Không tự ý pha nước muối tại nhà bởi nó không đảm bảo được chính xác nồng độ và mức độ vệ sinh. Mua đúng loại nước muối sinh lý/nước muối ưu trương dành cho trẻ sơ sinh, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, sản phẩm phải được vô khuẩn và không chứa chất bảo quản.

Sản phẩm vệ sinh mũi nước muối ưu trương Nebial 3% chuyên dùng cho trẻ sơ sinh

Nên chọn sản phẩm có dạng ống như nước muối ưu trương Nebial 3% hoặc lọ nhỏ với chất liệu dẻo, đầu tròn, kích thước vừa phải để không gây xước khi vệ sinh mũi cho bé. Hạn chế dùng dạng xịt có thể gây ra áp lực mạnh khiến bé giật mình, sợ hãi. 

Dụng cụ vệ sinh mũi

Trẻ sơ sinh không thể tự xì mũi ra được. Do đó, để đẩy hết các dịch nhầy, bụi bẩn ứ đọng bên trong khoang mũi thì cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các dụng cụ rửa, hút mũi chuyên dụng. Tuyệt đối không hút mũi cho bé bằng miệng không đảm bảo vệ sinh. Không dùng xilanh để rửa mũi cũng rất nguy hiểm. 

Tham khảo: Dụng cụ rửa mũi cho bé nào được các chuyên gia y tế khuyên dùng?

Vệ sinh tay và dụng cụ nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ

Để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm chéo, các mẹ chú ý vệ sinh tay thật sạch sẽ với nước sạch và xà phòng trước và sau khi tiến hành vệ sinh mũi cho bé. Đồng thời, với lau sạch phần đầu của ống/lọ nước muối. 

Nếu có sử dụng các dụng cụ vệ sinh mũi chuyên dụng thì cũng phải rửa sạch, khử trùng cẩn thận các bộ phận trước và sau mỗi lần sử dụng. Chú ý bảo quản nơi khô ráo, đậy kín, tránh để bụi bẩn bám vào. 

Trên đây là những thông tin về cách rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ có thể tham khảo để chăm sóc trẻ tốt hơn. Nếu sau 1-2 ngày thực hiện mà tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị.

Tham khảo thêm:

– 4 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà

– Có nên rửa mũi bằng nước muối tự pha cho bé và người lớn không?

Video liên quan

Chủ Đề