Cách on thi tiếng Anh hiệu quả

Một mùa thi tốt nghiệp nữa lại đang cận kề. Không ít các bạn học viên đang ôn luyện IELTS tại The IELTS Workshop [TIW] đang là những sĩ tử lớp 10, 11, 12. Các bạn hẳn đang tất bật chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. TIW xin chia sẻ với các bạn một số cách học ôn luyện để giúp bạn ôn thi môn tiếng Anh cho kỳ thi THPT Quốc gia tốt hơn.

2 phương pháp này là Active Recall và Spaced Repetition. Đây là phương pháp đã được nghiên cứu khoa học chứng minh về độ hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thấy trên Google khá nhiều case study [nghiên cứu tình huống] của các bạn học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh,… đã áp dụng 2 phương pháp này trong quá trình ôn thi và đạt được kết quả vô cùng thuyết phục như đạt vị trí thủ khoa, dành học bổng,…

Bài viết này sẽ làm rõ từng phương pháp cũng như cách ứng dụng vào việc học ôn môn tiếng Anh cho kỳ thi THPT Quốc gia.

Spaced repetition dựa theo nghiên cứu về Đường cong của sự lãng quên [The forgetting curve]. Cụ thể, đường cong này cho thấy rằng: Trong điều kiện không có sự ôn tập hay gợi nhớ, hầu hết thông tin mà một người học được sẽ mất đi một vài ngày sau đó.

Theo nghiên cứu, khoảng 80% kiến thức ta học được thường sẽ bị quên hết trong 2 ngày

Do đó, Spaced Repetition được áp dụng như một “giải pháp” cho não bộ. Bởi khi một người có ý thức ghi nhớ những kiến thức đã học bằng cách đều đặn ôn tập chúng trong nhiều lần, khả năng mà những kiến thức đó được đưa vào bộ nhớ dài hạn của họ tăng lên đáng kể. Kĩ thuật Spaced Repetition này rất phổ biến với việc học tiếng Anh, đặc biệt là học từ vựng.

Đó là phần “lặp lại“, còn “ngắt quãng” thì sao? Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ôn đi ôn lại một lượng kiến thức sẽ có 2 nhược điểm:

[1] Gây cảm giác mệt mỏi, chán nản cho người học
[2] không cho não cơ hội nghỉ ngơi.

Thế nên, việc “giãn cách” mỗi lần ôn tập này sẽ giúp giải quyết được hai vấn đề ở trên.

Tương tự như Spaced Repetition, Active Recall cũng dựa trên cơ sở về Đường cong lãng quên.

Nghiên cứu về phương pháp này cho thấy rằng: Người học cần có những hoạt động nhằm “gợi nhớ” [recall] lại những kiến thức và thông tin một cách chủ động [active] thì mới có thể ghi nhớ kiến thức đó lâu dài.

Thế nào là “chủ động”? Dưới đây là 3 hoạt động ôn luyện khác nhau. Bạn hãy thử đoán xem đâu là hoạt động áp dụng “Active Recall” nhé

  1. Bạn A dùng bút highlight in đậm những phần cần học trong sách.
  2. Bạn B làm bài test trắc nghiệm về những câu hỏi trong bài thi.
  3. Bạn C ngồi vẽ mind map cho kiến thức vừa học mà không dùng bất cứ tài liệu gì.

Dưới đây là kết quả và giải nghĩa:

  1. Cách ghi chú/highlight vào sách được gọi là “Passive Review” [Ôn luyện thụ động]

2. Mặc dù làm bài test cũng là một hình thức của active recall, những bài test cung cấp nhiều gợi ý về kiến thức [như trắc nghiệm] vẫn bị coi là 1 hình thức ôn luyện thụ động.

Hai phương pháp trên chỉ phù hợp khi học kiến thức mới, còn không đem lại hiệu quả đáng kể khi ôn lại kiến thức cũ. Lí do là vì bạn A và B chỉ đơn giản là tiếp nhận lại kiến thức có sẵn một lần nữa. Vì thế, khối kiến thức này không đọng lại cho đến lúc làm bài thi.

3. Đây là hoạt động áp dụng Active Recall. Bởi não bộ của bạn C đã phải “lục lọi” khối kiến thức học từ trước và sắp xếp chúng để đưa vào mind map.

Như vậy, bạn đã có cái nhìn cơ bản nhất về 2 phương pháp này. Vậy ứng dụng và kết hợp chúng vào trong việc ôn luyện thế nào?

Đây là công cụ học tiếng Anh để thi THPT Quốc gia hữu hiệu.

Bước 1: Khi ôn luyện, bạn hãy ghi những phần kiến thức [ngữ pháp/từ vựng] cảm thấy khó nhớ vào flashcard. Một mặt ghi từ vựng, cách dùng… bên kia ghi giải thích, ví dụ, hoặc đáp án.

Lưu ý: Bạn chỉ nên tập trung vào những thứ mình chưa nhớ, chưa hiểu hoặc cảm thấy quan trọng cho bài thi. Bạn không cần áp dụng cho tất cả các kiến thức. Active Recall sẽ hiệu quả hơn khi bạn thử thách não bộ với những nội dung khó và quan trọng.

Bước 2: Khi có flashcard rồi, ta sẽ áp dụng Spaced Repetition bằng việc định mức thời gian ôn tập cho mỗi hộp đựng flashcard:

[1] Hằng ngày[2] Cách 1 ngày[3] 1 lần 1 tuần[4] 1 lần 2 tuần

[5] Trước kỳ thi.

Ví dụ, khi học từ vựng theo flashcard ở hộp Hằng ngày, nếu bạn đã cảm thấy quen thuộc với từ đó, hãy chuyển nó sang hộp 2 – Cách 1 ngày sẽ ôn 1 lần. Nếu tiếp tục thuộc từ đó, hãy chuyển sang hộp tiếp theo cho đến khi bạn thực sự nắm được từ vựng. Nếu bạn chưa nhớ, hãy chuyển chúng về Hộp Hằng ngày để ôn tập lại.

Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả vào những từ khó, cần được ôn tập nhiều, hơn là học tất cả các từ vựng với thời gian bằng nhau.

Bạn làm gì với vở ghi sau buổi học trên lớp hoặc buổi học thêm? Thay vì chỉ đọc chạy lại những gì thầy/cô dạy, bạn hãy viết ra một số câu hỏi về nội dung bài học hôm đó vào cuối vở. Bạn cũng có thể áp dụng cách này khi đọc tài liệu tự học. Cách này giúp bạn luyện tư duy chủ động, biết được đâu là kiến thức quan trọng và thậm chí có thể đoán trước đề thi phần nào.

Ví dụ: Khi luyện đề các câu trắc nghiệm về Phân biệt Phát âm, hãy ghi ra các câu hỏi:

“Khi nào thì từ vựng đuôi -s/es được phát âm là /z/?”
“Những từ vựng đuôi -ed nào có âm đuôi là/-id/”

Sau khi có bộ câu hỏi và câu trả lời rồi, bạn tiếp tục ứng Spaced Repetition bằng cách giãn thời gian học ra vài giờ / vài ngày rồi quay lại ôn tập..

Xem thêm:  Đề thi và Đáp án chính thức môn Toán thi THPT Quốc gia 2021

Sử dụng mind map [Sơ đồ tư duy] rất có ích để ghi nhớ những chuyên đề Ngữ pháp phức tạp và nhiều kiến thức. Ví dụ: Câu điều kiện, Câu bị động,… hay học Collocation theo chủ đề.

Bước 1: Bạn nên đóng tài liệu lại và vẽ mind map theo trí nhớ. Sau đó, bạn mở tài liệu, kiểm tra và hoàn thiện mind map theo kiến thức trong tài liệu. Đây là cách não bộ gợi nhớ và lưu trữ kiến thức tốt hơn.

Bước 2: Sau đã đối chiếu kiến thức chuẩn rồi, bạn tiếp tục ứng dụng Spaced Repetition như trên.

Active Recall và Spaced Repetition đã được khoa học chứng minh là phương pháp ôn luyện hiệu quả trong các kỳ thi. Các phương pháp này cũng hoàn toàn có tính ứng dụng cao với việc học tiếng Anh nói chung hay luyện thi IELTS nói riêng. Mỗi người có trình độ, thời gian và lượng kiến thức cần ôn luyện khác nhau. Do đó, các thí sinh nên tham khảo và chủ động thử nghiệm để tìm ra cách học ôn tiếng Anh cho kỳ thi THPT quốc gia hiệu quả nhất cho bản thân.

Tham khảo:
Brainscape, What is Active Recall? How to use it to ace your exams
Chi Nguyễn, The Present Writer, Ôn thi hiệu quả bằng phương pháp khoa học Active recall & Spaced Repetition
Wikipedia

Tham khảo các khóa học IELTS của The IELTS Workshop

Nhằm cung cấp cho các bạn học sinh những hướng dẫn đầy đủ và hữu ích nhất về cách ôn thi môn tiếng Anh để vượt qua kỳ thi THPT với kết quả tốt nhất. Chúng tôi sẽ tổng hợp phương pháp ôn luyện hay từ các bạn học sinh giỏi và các thầy cô giàu kinh nghiệm trong bộ môn này.

Nhiều người tin rằng muốn học giỏi tiếng Anh cần có năng khiếu. Nhưng thực ra điều này không đúng, năng khiếu chỉ là một phần rất nhỏ, điều quan trọng nhất phụ thuộc vào phương pháp học và mức độ rèn luyện chăm chỉ của bạn.

Tìm hiểu cấu trúc đề thi

Đề thi tiếng anh THPT hiện nay cũng là đề áp dụng chung để xét tuyển đại học, mỗi đề có 50 câu trắc nghiệm với tổng thời gian làm bài là 60 phút.

Cấu trúc đề thi với các dạng bao gồm:

  • 14 câu chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu
  • 6 câu chọn một từ trong các đáp án có nghĩa khác biệt/tương đồng với nghĩa của từ được gạch chân ở câu trên
  • 2 tìm từ được phát âm khác so với những từ còn lại trong các đáp án
  • 5 câu chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn
  • 15 câu đọc hiểu [7 câu bài đọc ngắn, 8 câu bài đọc dài]
  • 5 câu viết lại sao cho gần nghĩa nhất với câu gốc [3 câu viết lại, 2 câu kết hợp câu]
  • 3 câu [chọn đáp án được gạch chân khiến câu bị sai]

Tham khảo chi tiết: Bộ 24 mã đề thi chính thức môn tiếng Anh THPT quốc gia 2018 chính thức của Bộ GD-ĐT

Nắm được thời gian và cấu trúc đề thi sẽ giúp bạn tập trung ôn luyện hiệu quả hơn và biết cách phân bổ thời gian làm bài hợp lý.

Vì tổng thời gian là 60 phút cho 50 câu, vậy trung bình là bạn chỉ có 1.2 phút mỗi câu. Do đó không việc gì bạn phải quá cố gắng với những câu khó mà bỏ qua câu dễ, vì số điểm mỗi câu là bằng nhau.

Những câu còn chưa chắc chắn, hãy đánh dấu lại ở đề thi và chuyển sang câu kế tiếp để không ảnh hưởng tới thời gian làm bài, sau khi đi hết một lượt đề thì quay trở lại với những câu khiến bạn vân vân lúc trước. May mắn đôi khi là yếu tố quan trọng để học sinh đạt đủ kiểm trong kỳ thi, thế nên không bao giờ để trống đáp án cho tới phút cuối cùng, sử dụng trực giác để loại trừ các đáp án ít có khả năng đúng và chọn một đáp án để giúp kiếm thêm điểm ở những phần thi không chắc chắn.

Chia sẻ bí kíp ôn thi tiếng Anh hiệu quả

Ôn từ vựng

Các câu hỏi đơn giản và phức tạp phân chia xen kẽ, rải rác trong bài theo tỷ lệ khoảng 40% câu khó : 60% câu cơ bản. Các câu kiểm tra khả năng từ vựng là nhiều nhất, do đó bạn cần tập trung ôn luyện việc học từ mới đều đặn mỗi ngày trước kỳ thi, từ vựng rất đa dạng và có thể nằm ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống, do đó để tránh bị “bội thực” khi học, bạn cần phân chia ra các chủ đề riêng lẻ, bám chắc nội dung trong sách giáo khoa và tập trung học.

Cách đơn giản nhất để hệ thống các chủ đề lớn của từ vựng là nhìn vào mục lục, vì nội dung kiến thức sẽ bao trùm toàn bộ chương trình học THPT do đó đừng học tủ và cũng đừng bỏ qua bất cứ một nội dung nào. Quá trình học rất dài và hầu như không có điểm dừng, do vậy bạn nên chọn một khoảng thời gian phù hợp trong ngày khi mà bạn cảm thấy tập trung nhất để ôn luyện ví dụ 30 phút buổi sáng lúc mới thức dậy

Học từ vựng, đừng chỉ học từ đơn, hãy rèn luyện thói quen đoán nghĩa của từ, học các từ liên quan đi kèm để tạo thành câu hoàn chỉnh, tìm các từ có nghĩa tương đồng, nghĩa trái ngược, hoặc cùng âm khác nghĩa để bổ trợ cho các 6 câu hỏi tìm từ ĐỒNG NGHĨA – TRÁI NGHĨA. Học từ vựng không đơn giản là việc nhớ nghĩa tiếng Việt, bạn cần nhớ cách phát âm để áp dụng cho 2 câu hỏi về phần tìm từ phát âm khác biệt so với các từ còn lại trong 4 đáp án

Tiết lộ: 2 phương pháp học từ vựng cực đơn giản, thuộc nhanh nhớ lâu

Ôn luyện phần trọng âm

Bạn cần học các quy tắc nhấn trọng âm cơ bản trong tiếng anh, trọng âm giữa từ một âm tiết và từ nhiều âm tiết khác nhau ra sao. Một quyển từ điển chắc chắn là cần thiết, mặc dù phương pháp này có vẻ thủ công và mất nhiều thời gian nhưng nó khá là hiệu quả. Nếu bạn không muốn sử dụng từ điển giấy, hãy tải ngay bộ từ điển online trên điện thoại, vừa tiện tra cứu lại có thể học phát âm.

Tham khảo: 13 quy tắc cơ bản về trọng âm trong tiếng Anh

Các dạng ngữ pháp hay gặp nhất trong đề thi

Hoàn thành câu: Tỉ lệ số câu hỏi ngữ pháp và từ vựng: 8/6. Số lượng câu hỏi trong phần này được tăng lên 2 câu kiểm tra về ngữ pháp. Các kiến thức ngữ pháp đã học trong chương trình THPT xuất hiện trong đề thi là: Mạo từ, câu điều kiện, thì động từ, mệnh đề nhượng bộ, giới từ, Word phrase, phân từ, bị động với danh động từ. Các câu hỏi ở các chuyên đề này cũng không gây khó khăn cho học sinh vì chỉ ở mức độ dễ và trung bình.
Dạng bài nối câu: sử dụng thức giả định và đảo ngữ để nối câu. Trong phần này cũng không gây khó khăn cho học sinh, chỉ cần đọc kỹ là có thể làm được luôn.

Mỗi tuần, các bạn hãy dành thời gian để học kỹ một chuyên đề ngữ pháp lớn kể trên, song song với việc thực hành bài tập để củng cố, tránh việc học nhồi nhét, học không có thứ tự, học trước quên sau. Luôn ghi chép đầy đủ, trình bày khoa học, tiện cho việc tra cứu và ôn lại.

Xem thêm: 3 mẹo học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản hiệu quả nhất

Làm đề thi thử

Không phương pháp ôn luyện nào hiệu quả bằng cách thực hành trực tiếp trên đề thi. Bạn có thể thử làm các đề thi chính thức của những năm trước hoặc những bộ đề thi thử trong trường hay các trung tâm ôn luyện tiếng anh. Làm đề thi thử không những giúp trau dồi kiến thức thực tế, mà còn giúp học sinh vững tâm lý hơn khi đối diện với đề thi thực.

****

Có thể bạn muốn biết:

Video liên quan

Chủ Đề