Cách nhớ lâu môn Địa lý

Muốn ôn thi môn Địa Lý hiệu quả thì một phương pháp học đúng đắn là không thể thiếu, bởi môn Địa Lý để học tốt học sinh cần có kỹ năng khái quát kiến thức, có khả năng tư duy logic và suy luận cao, có thể khai thác được những mối quan hệ giữa các đối tượng Địa Lý với nhau.

Dưới đây là những bí quyết nhớ bài lâu khi ôn thi môn Địa Lý mà bạn không thể bỏ qua.

1. Lập sơ đồ để nắm vững kiến thức cơ bản

Hầu hết những kiến thức trong môn Địa Lý đều có mối quan hệ với nhau, thậm chí đối với những môn học khác cũng không ngoại lệ.

Chính vì vậy trong quá trình học tập bản thân bạn cần phải có cách nắm vững được kiến thức cơ bản, trong đó xây dựng kiến thức cơ bản theo sơ đồ hình xương cá để xây dựng thành một hệ thống kiến thức dễ học và dễ nhớ hơn nhiều.

Trong đó khi xây dựng sơ đồ kiến thức môn Địa Lý bạn có thể chia làm 3 phần chính, gồm Địa Lý ngành nghề kinh tế, Địa Lý tự nhiên và Địa Lý vùng kinh tế, ở mỗi một phần bạn lại chia từng bài, ở từng bài chia thành từng ý lớn, từ đó có thể xây dựng được những khung cơ bản của chương trình học, ôn tập được phần khung, và khi nắm rõ phần khung rồi bạn chỉ cần chú ý đắp thịt vào trong bộ khung đó là được.

Trong quá trình làm bài thi Địa Lý thì một sơ đồ hình xương cá cũng giúp bạn nhớ bài nhanh hơn, triển khai được ý trong bài mạch lạc hơn, dùng vài phút để vẽ lại sơ đồ, chia ý lớn, ý nhỏ rồi trình bày mạch lạc trước sau theo từng đề mục là được, thêm chi tiết để có được câu hoàn chỉnh nhé.

Bạn cũng đừng lo lắng với những dãy số liệu quá dài, bởi bạn không cần thiết nhớ chính xác những con số, thay vào đó đưa ra các số tương đối là được.

Tuy nhiên bạn cũng phải có những số liệu cơ bản để làm dẫn chứng trong bài viết của mình.

2. Cách nhận dạng biểu đồ nhanh

Những dạng bài xây dựng biểu đồ, bản đồ là hết sức cần thiết trong môn Địa Lý, trong đó bạn phải đảm bảo vẽ biểu đồ, phân tích được bảng số liệu chắc chắn hơn, đảm bảo bạn phải có được kỹ năng làm bài nhanh chóng

Trong đó bạn cần ghi nhớ kỹ những dạng biểu đồ sau :

Biểu đồ cột đơn là biểu đồ biến động của một đối tượng qua nhiều năm khác nhau

Biểu đồ tròn là biểu đồ quy mô cùng cơ cấu của các đối tượng được tính theo tỉ lệ %

Biểu đồ cột chồng là biểu đồ tính quy mô và cơ cấu của đối tượng theo nhiều năm, tính tỉ lệ %

Biểu đồ cột kép là biểu đồ so sánh những đối tượng có cùng đơn vị theo từng năm

Biểu đồ đường là biểu đồ thể hiện diễn biến của những đối tượng khác nhau qua nhiều năm

Biểu đồ đường kết hợp cột là biểu đồ về những đối tượng có đơn vị khác nhau, nhưng lại có mối quan hệ với nhau theo từng năm

Chú ý khi phân tích biểu đồ thì số liệu tuyệt đối nên đổi sang tương đối, cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn.

3. Biết cách dùng Atlat

Biết cách sử dụng Atlat hiệu quả có thể giúp bạn vận dụng tốt được kiến thức thực tế vào bài thi và tạo ấn tượng cho bài thi của mình.

Có khá nhiều học sinh cũng không biết cách vận dụng được những tính năng của Atlat, bởi chúng là công cụ nhớ kiến thức nhanh chóng nhất mà bạn có thể sử dụng.

Bên cạnh đó những kiến thức ngoài sách giáo khoa cũng cần được tham khảo thêm, theo dõi thêm tin tức cùng sự kiện thực tiến để viết thành dẫn chứng thuyết phục trong bài thi của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề