Cách làm tinh dầu hoa oải hương

Hoa oải hương không chỉ được ưa chuộng bởi vẻ đẹp, sự lãng mạn và ý nghĩa sâu săc [bạn có thể tham khảo bài viết Ý nghĩa hoa oải hương] mà tinh dầu của nó còn có tác dụng sát khuẩn, ngừa mụn và giúp tinh thần trở nên thư thái, giảm bớt căng thẳng nhờ hương thơm dịu nhẹ đầy quyến rũ. Bạn có thể tìm mua tinh dầu hoa oải hương trong các siêu thị, các tiệm mỹ phẩm hoặc nếu muốn bạn hoàn toàn có thể tự tay chiết xuất tinh dầu oải hương ngay tại nhà. Trong bài viết này, Wiki Hoa tươi sẽ hướng dẫn các bạn cách chiết xuất tinh dầu hoa oải hương ngay tại nhà theo từng bước cụ thể, chi tiết.

Cách làm tinh dầu hoa oải hương tại nhà

Để chiết xuất tinh dầu oải hương, bạn cần chuẩn bị sẵn hoa oải hương khô hoặc mua hoa tươi ở những shop hoa tươi gần nơi bạn ở. Ở trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm tinh dầu từ hoa oải hương tươi.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Với hoa oải hương tươi, điều đầu tiên bạn cần phải làm là cắt bỏ phần cuống hoa một đoạn khoảng 15cm hoặc dài hơn tính từ phần cuống hoa. Giữ lại phần cành phía trên và lá để ngâm cùng với hoa.

Bước 2: Phơi khô hoa

Sau khi đã cắt bỏ phần gốc, các bạn đem hoa ra phơi khô ở nơi khô và ấm nhưng không có ánh nắng [không phơi dưới ánh nắng trực tiếp bởi ánh nắng sẽ làm tinh dầu bay mất] hoặc bọc hoa bằng một miếng vải để làm tăng thêm mùi thơm của hoa cũng như để tinh dầu không bị hôi. Thông thường, bạn cần phải phơi trong khoảng 2 tuần để hoa oải hương khô toàn toàn.

P/s: Bạn có thể không cần phơi khô hoàn toàn, tuy nhiên làm như thế tinh dầu oải hương sau này sẽ không được thơm.

Bước 3: Vò nhẹ hoa và cho hoa vào trong lọ.

Sau khi hoa đã khô hoàn toàn, các bạn dùng tay vò hoa thật vụi hoặc cũng có thể dùng chày hoặc vật cứng để đập dập để hoa tiết ra tinh dầu. Nếu bạn muốn ngâm cả nụ hoa, hãy dùng tay hoặc giao nhọn tách các nụ ra. Sau đó, cho tất cả hoa và phần cành đã cắt nhỏ, đập dập vào một chiếc lọ thủy tinh hoặc lọ gốm sạch.

P/s: Ở bước này, bạn cần phải rửa sạch tay, lọ và để thật khô trước khi tiếp xúc với hoa oải hương. Tuyệt đối không để hoa dính nước vì nếu dính nước tinh dầu thu được sau này sẽ không thơm, thậm chí còn có mùi hôi.

Bước 4: Đổ dầu vào lọ hoa

Ở bước này, các bạn đổ ngập dầu ô liu, hạnh nhân hoặc dầu rum vào lọ đựng hoa oải hương khô đã đập dập để ngâm. Khi đổ, các bạn không nên đổ quá đầy mà nên chừa lại khoảng 1.5-2.5 cm đến miệng lọ. Các bạn có thể dùng những loại dầu khác để thay thế 3 loại dầu liệt kê ở trên, với điều kiện chúng phải không có mùi hoặc có mùi nhẹ để chúng không át đi mùi của hoa oải hương.

Bước 5: Ngâm hoa

Sau khi hoàn thành bước 4, các bạn dùng nắp đậy thật chặt miệng lọ, nếu cẩn thận hơn bạn có thể phủ thêm một lớp vải ở trên mặt lọ trước khi đậy nắp. Sau đó, đem phơi hỗn hợp ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời [sức nóng của ánh nắng mặt trời sẽ làm cho hoa oải hương tiết ra tinh dầu nhanh hơn]. Sau khoảng 48 tiếng thì bắt đầu xuất hiện mùi thơm, nhưng để dùng được thì bạn phải ngâm hoa trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tới 6 tuần.

Trong trường hợp trời không nắng, hoặc vào mùa đông các bạn có thể bỏ lọ hỗn hợp vào trong nồi hơp kép và ngâm trong khoảng thời gian từ 2-5 giờ ở mức nhiệt độ 38-49ºC

Bước 6: Tách dầu

Đây là bước cuối cùng trong cách làm tinh dầu hoa oải hương. Để tách dầu, bạn hãy lấy một miếng vải mỏng, đã được giặt sạch, đặt lên một chiếc lọ lớn và đổ hỗn hợp dầu lên đó. Miếng vải sẽ giúp tách riêng phần tinh dầu và loại bỏ phần xác hoa. Sau khi lọc xong, đậy nắp lọ và bảo quản tinh dầu ở nơi khô mát để tinh dầu giữ được hương thơm. Tránh để lọ tinh dầu tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp vì ánh nắng sẽ làm giảm mùi thơm của tinh dầu.

Tinh dầu oải hương mà bạn vừa làm, có thể bảo quản và sử dụng được trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng. Tinh dầu hoa oải hương có thể được thoa trực tiếp lên cơ thể để dưỡng da, chống viêm hoặc bạn cũng có thể nhỏ chúng vào bát nước nóng và để ở trong phòng để giúp căn phòng thơm hơn. Việc ngửi hương thơm của tinh dầu oải hương là một trong những liệu pháp thư giãn và giảm stress hiệu quả.

Tweet Pin It

Video liên quan

Chủ Đề