Cách làm của cậu be thông minh có gì đặc biết

Soạn bài Em bé thông minh – Văn 6. Trả lời câu 3 trang 45 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo – Phần suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi: Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Trả lời: Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:

– Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

– Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

Quảng cáo

– Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

– Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.

Cậu bé đã trải qua các thử thách theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Quảng cáo

Sự thú vị trong cách giải đố của cậu bé thông minh trong văn bản Em bé thông minh

Các câu hỏi tương tự

Với soạn bài Em bé thông minh Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng văn bản và suy ngẫm và phản hồi sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

Em bé thông minh

* Chuẩn bị đọc

Câu 1. Người như thế nào được xem là người thông minh?

Người thông minh là người có sự nhận thức, năng lực hiểu nhanh, tiếp thu nhanh mọi vấn đề, có khả năng ứng biến vả tìm ra cách xử lí nhanh chóng mọi tình huống, vấn đề khó khăn trong cuộc sống [ví dụ như giải một bài toán khó, tìm ra cách làm nhanh một vấn đề nan giải,…]

Câu 2. Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?

Theo em, người thông minh có thể giúp mọi người tìm được phương án giải quyết nhanh những khó khăn trong cuộc sống; tìm ra cách làm hay, rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả cao.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Dự đoán

Câu 1. Theo em ai sẽ là người giải quyết thử thách này? Người đó có thành công không?

 – Theo em, cậu bé sẽ tiếp tục giải câu đố của vua

– Em nghĩ cậu bé sẽ thành công vì vì trước đó cậu bé đã bộc lộ trí thông minh của mình qua câu đố đầu tiên.

Dự đoán

Câu 2. Liệu trong phần tiếp theo, em bé có phải vượt qua những thử thách nữa hay không?

 Em nghĩ, trong phần tiếp theo, cậu bé sẽ tiếp tục trải qua những khó khăn và thử thách lớn hơn.

Vì nhan đề của truyện là “Em bé thông minh” và qua việc trải qua những thử thách, giải những câu đố hóc búa thì trí thông minh của cậu bé sẽ tiếp tục được bộc lộ, khiến mọi người phải thực sự khâm phục.

Suy luận

Câu 3. Chi tiết em bé “hát lên một câu” cho em biết điều gì về nhân vật này?

 Chi tiết em bé “hát lên một câu” cho em thấy trước câu đố hóc búa không ai giải được, cậu bé vừa chơi đùa vừa cất lên câu hát,

Điều này thể hiện sự hồn nhiên của cậu bé, thử thách không khiến cậu phải cảm thấy sợ hãi.

* Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

– Truyện em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.

Câu 2. Đọc đoạn văn sau:

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. 

Đây là lời của người kể chuyện hay lời nhân vật? Vì sao em cho là như vậy?

– Đây là lời của người kể chuyện 

– Vì đây là phần lời người kể đang tường thuật lại sự việc diễn ra.

Câu 3. Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

– Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:

    + Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi trâu của cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

    + Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

    + Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

    + Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần hỏi làm sao để xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc xoắn dài.

– Ý nghĩa:

Cậu bé đã trải qua các thử thách theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. 

Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng.

Câu 4. Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?

– Truyện kết thúc có hậu, em bé được phong làm trạng nguyên, được tặng dinh thự. Đó là phẩn thưởng xứng đáng với tài năng, trí tuệ của em.

Câu 5. Theo em, chủ đề của truyện “Em bé thông minh” là gì?

– Theo em, chủ đề của truyện là đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.

Câu 6. Lời giải đó của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta.

– Lời giải đó của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ hiện thực đời sống rất quan trọng. 

Vì người ta thường nói “Trăm hay không bằng tay quen”. Những điều đó giúp chúng ta có thể giải quyết những tình huống từ thực tiễn mà sách vở không thể cung cấp hết cho chúng ta.

[4]. Em có nhận xét gì về cách giải đố của nhân vật ? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?


Đọc câu chuyện trên ta thấy, cách giải đố của nhân vật đó chính là dựa vào những hiện tượng, kiến thức trong đời sống hằng ngày [quả bưởi dù nặng hay nhẹ rơi xuống nước sẽ nổi].

Cách giải đố ấy rất lí thú, nó thể hiện ở chỗ đó là trí thức dân gian, được cha ông từ xưa đúc kết được. 


1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ? Tác dụng của hình thức này ?

2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? Lần sau có khó hơn lần trước không ? Vì sao ?

3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm ? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào ?

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 trang 74 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1 : Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ? Tác dụng của hình thức này ?

- Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích.

- Tác dụng của hình thức này là :

+ Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện.

+ Tạo ra sức hấp dẫn cho truyện.

+ Tạo ra thử thách cho nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất.

Câu 2 trang 74 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1 : Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? Lần sau có khó hơn lần trước không ? Vì sao?

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần :

+ Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.

+ Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.

+ Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.

+ Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.

- Qua bốn lần, cứ thử thách sau lại khó hơn lần trước, bởi vì :

+ Về vị trí quan trọng của người đố : lần đầu là viên quan, hai lần tiếp theo là vua và lần cuối cùng là em bé phải "đương đầu" với người nước ngoài.

+ Nội dung và yêu cầu của câu đố ngày càng oái oăm, khiến những thành phần giải đố [bố, dân làng, các đại thần] đều bất lực, vò đầu suy nghĩ, lắc đầu bó tay.


Câu 3 trang 74 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1 : 

Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm ? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào ?

- Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố :

+ Lần 1 :  đố lại viên quan

+ Lần 2 : hỏi lại vua, dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí mà vua đã đố.

+ Lần 3 : đố lại nhà vua

+ Lần 4 : dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.

- Những cách giải đó nói trên của em bé thông minh rất lí thú : khi thì làm cho người ra câu đố tự thấy tính chất phi lí của câu đố, khi thì khéo léo chuyển thế bí sang người ra câu đó. Đồng thời, cách giải đố của em bé không dựa vào kiến thức sách vở mà sử dụng ngay kiến thức trong đời sống, làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên và thán phục, chứng tỏ trí tuệ thông minh sắc sảo hơn người của em bé.


 Câu 4 trang 74 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1 : Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.

- Truyện đề cao trí thông minh của con người. Đó là trí thông minh được đúc rút từ kinh nghiệm phong phú của đời sống và khả năng vận dụng thích hợp trong thực tế.

- Truyện tạo ra các tình huống bất ngờ, đem lại tiếng cười thú vị.


II. Luyện tập

Câu 1 trang 74 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1 : Kể diễn cảm truyện này.

Học sinh tự thực hiện.

- Để kể diễn cảm truyện Em bé thông minh, cần xác định và nêu bật các tình huống truyện, đồng thời giọng kể và giọng đối thoại đặc sắc giữa em bé với người ra câu đố, câu nói của người cha...

- Riêng lời đối thoại của em bé, cần thể hiện sự hồn nhiên dí dỏm phù hợp với lứa tuổi của nhân vật chính.


 Câu 2 trang 74 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1 : Hãy kể một câu chuyện "Em bé thông minh" mà em biết.

Nội dung câu chuyện Em bé thông minh được kể phải có tình huống nổi bật để thể hiện những yếu tố thông minh của nhan vật được kể.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề