Cách làm bản vẽ hoàn công

Để hoàn thiện một công trình kiến trúc thì đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng đầy đủ các loại thủ tục, hồ sơ, giấy tờ để đưa công trình đó vào sử dụng. Trong số đó, không thể không nhắc đến bản vẽ hoàn công.

Để biết bản vẽ hoàn công là gì, hãy cùng Môi Giới Cá Nhân tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ chi tiết các bộ phận trong công trình xây dựng. Loại bản vẽ này thể hiện đúng tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây xong. Bản vẽ này thể hiện đúng kích thước ngoài thực tế so với kích thước bản thiết kế ban đầu.

1.1. Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công nhà?

Vì bản vẽ thể hiện đúng kích thước, chi tiết so với kích thước thiết kế ban đầu nên nó giúp chủ nhà biết rõ biết rõ hiện trạng, xác nhận thực tế các hạng mục công trình sau khi xây hay sửa chữa.

Bản vẽ hoàn công là căn cứ quan trong khi nhận bàn giao nhà

Bên cạnh đó, bản vẽ hoàn công cũng là giấy tờ để hoàn tất công việc nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu. Là cơ sở cho công việc quản lý của Nhà về mặt pháp luật, giúp xem công trình có được thực hiện chính xác theo giấy phép xây dựng không.

1.2. Vai trò của bản vẽ hoàn công

Là giấy tờ hướng dẫn để chủ sở hữu khai thác sử dụng, cũng là bản vẽ giúp cơ quan quản lý xác nhận và nắm được đầy đủ cấu trúc, thực trạng ban đầu của công trình. Vì vậy, bản vẽ hoàn công là giấy tờ vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bản vẽ hoàn công là loại bản vẽ thể hiện đúng tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây xong

Mục đích chung của bản vẽ hoàn công là đảm bảo việc khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình, qua đó có biện pháp sửa chữa phù hợp.

1.3. Bản vẽ hoàn công gồm những gì?

Theo quy định của Thông tư 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015, bản vẽ hoàn công bao gồm:

  • Giấy phép xây dựng
  • Hợp đồng xây dựng của chủ công trình ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng [nếu có].
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
Bản vẽ hoàn công gồm những gì?

1.4. So sánh bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế thi công

Về bản chất thì bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế hoàn toàn giống nhau về cách thể hiện hạng mục nhỏ, từng chi tiết, của tổng thể công trình. Khác là một bên làm trước khi thi công, tu sửa, một bên dùng khi đã hoàn thành.

Tuy nhiên, trong trường hợp bản vẽ hoàn công giống như thiết kế ban đầu thì kiến trúc sư, đơn vị giám sát, nhà thầu thi công và chủ đầu tư sẽ sử dụng bản vẽ thiết kế ban đầu đó làm bản vẽ hoàn công luôn.

2. Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

  • Phản ánh đúng kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường. Tuyệt đối không tự bỏ qua các sai số.
  • Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công.
  • Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
  • Phải thể hiện rõ những chỉnh sửa, thay đổi. Để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác, sử dụng và bảo trì công trình về sau.
Bản vẽ hoàn công phải phản ánh đúng kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường

3. Những bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công

Căn cứ khoản 2, điều 27, nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

Theo điều 11 thông tư số 39/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng, đối với nhà ở dưới 03 tầng hay có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 thì mọi cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm sẽ được làm công việc tương tự.

Đối với nhà ở từ 3 tầng trở lên hay có tổng diện tích xây dựng trên 250m2, nhà ở có tầng hầm hay thi công nâng tầng thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.

4. Bản vẽ hoàn công ai ký?

Khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã quy định về việc ký, xác nhận bản vẽ hoàn công như sau:

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công.

Theo đó, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Chính vì vậy, bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.

Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận

5. Thời gian lập bản vẽ hoàn thành công trình

Thời gian lập bản vẽ hoàn công tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A. Với dự án thuộc nhóm B là 7 năm và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C.

Thời gian trên được tính kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

6. Quy định về bản vẽ hoàn công mới nhất

6.1. Một số quy định của Nhà nước về bản vẽ hoàn công [trích Thông tư 26/2016/TT-BXD]

Quy định đối với nhà thầu về bản vẽ hoàn công

  • Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
  • Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
  • Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
Một số quy định của Nhà nước về bản vẽ hoàn công

Quy định với chủ đầu tư về bản vẽ hoàn công

  • Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
  • Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ hoàn công phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này. Sau đó, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
  • Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn công trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
  • Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
Trong hồ sơ bàn giao nhà bắt buộc phải có bản vẽ hoàn công

6.2. Quy định về đóng dấu bản vẽ hoàn công

Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.

Thông tư số 26/2016/TT-BXD về lập bản vẽ hoàn công có nêu các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ . Dấu đóng trên bản vẽ hoàn công là dấu bản vẽ hoàn công được quy định tại Khoản 2 Phụ lục 2 Thông tư số 26/2016/TT-BXD.

7. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công đúng chuẩn

Sau khi biết được bản vẽ hoàn công là gì, cách lập bản vẽ hoàn công theo hướng dẫn sau:

7.1. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

  • Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu chụp lại bản vẽ thiết kế thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh.
  • Khi ở công trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của đơn vị nhà thầu cần thực hiện đo vẽ hoàn công, ghi lại các trị số thực tế để xem có sự thay đổi so với trị số trong thiết kế hay không. Sau đó cần phải thể hiện được hết tất cả các chi tiết thay đổi, bổ sung lên trên bản vẽ copy và ký tên.
  • Nếu mọi thông số, kích thước thực tế thi công khớp với trên thiết kế bản vẽ thi công thì đó chính là bản vẽ hoàn công.
  • Khi nghiệm thu, kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công, nếu đúng với thực tế thi công thì các bên giám sát thi công của chủ đầu tư/tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công và ký tên xác nhận.
Bản vẽ hoàn công phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu công trình

7.2. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình

Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của đơn vị nhà thầu chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công mà đã được chủ đầu tư phê duyệt, giữ nguyên khung tên, không được thay đổi số hiệu của bản vẽ.

Ở hiện trường, người phụ trách kỹ thuật của nhà thầu thi công công trình đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ hoàn công như sau:

  • Nếu kích thước, thông số thực tế thi công khớp với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế chính là bản vẽ hoàn công.
  • Nếu các thông số không khớp, có sự thay đổi thì cần phải bổ sung, thể hiện chi tiết các sự thay đổi đó, bổ sung ngay trên bản vẽ.
Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

Lưu ý khi thực hiện bản vẽ hoàn công

Trong bản vẽ hoàn công cần phải có đầy đủ thông tin: Họ tên, chữ ký người lập bản vẽ hoàn công. Chữ ký và đóng dấu pháp nhân của người đại diện pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng.

Bên cạnh đó, phía trên khung bản vẽ hoàn công cần đóng dấu Bản vẽ hoàn công của đơn vị thầu thi công theo hướng dẫn của thông tư 2/2006/TT-BXD.

Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công phản ánh đúng thực tế thi công thì các bên giám sát thi công của chủ đầu tư, hoặc giám sát thi công của tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công và ký tên xác nhận.

8. Các loại bản vẽ hoàn công

Mẫu bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công được chia thành 6 loại chính dựa vào quy mô, bản chất của công trình:

  • Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình
  • Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị
  • Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình
  • Bản đồ hoàn công tổng thể công trình

Trên đây là bài viết giải nghĩa bản vẽ hoàn công là gì và cách lập bản vẽ hoàn công đúng chuẩn. Hy vọng bài viết Môi Giới Cá Nhân cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống.

5 / 5 [ 1 vote ]

Video liên quan

Chủ Đề