Cách học toán tư duy

Nên bắt đầu dạy toán tư duy cho trẻ em từ lúc nào? Cách dạy con học toán tư duy liệu có khác biệt so với cách thấy cô giảng dạy môn toán trong trường phổ thông?

Trong bài viết này, Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu đến bạn:

  • 7 chiến thuật dạy toán tư duy cho trẻ mầm non đơn giản: Cách dạy toán tư duy cho trẻ mầm non ở giai đoạn đầu đời;
  • 10 phương pháp học toán tư duy logic hiệu quả: Hướng dẫn cách học toán tư duy cho trẻ ở giai đoạn tiểu học và phổ thông.

Đây chính là những giai đoạn mang tính nền tảng, trẻ yêu thích và học toán hiệu quả sẽ có nhiều lợi thế tiếp tục học tốt môn Toán ở những bậc học cao hơn.

Vì sao cần cho dạy bé học toán tư duy cho trẻ mầm non từ sớm?

Toán tư duy là ngôn ngữ của tư duy logic. Bạn có thể sử dụng nó như một công cụ để hình thành và rèn luyện tư duy cũng như các kỹ năng mềm cần thiết khác cho trẻ nhỏ. Và, nó sẽ đạt hiệu quả cao khi dạy toán tư duy cho trẻ mầm non ngay từ sớm. Bởi, đây là thời điểm não bộ trẻ đang trong thời gian phát triển hoàn thiện, trẻ có thể tiếp thu mọi thứ một cách nhanh chóng.

Theo đó, một nghiên cứu của tiến sĩ Jie-Qi Chen đã chứng minh, trẻ em có tư duy và kỹ năng mềm hình thành sớm sẽ có năng lực tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đây là một trong những lợi thế không thể bàn cãi để phụ huynh quyết định dạy toán tư duy cho trẻ càng sớm, càng tốt.

Trẻ sinh ra với kỹ năng học toán một cách tự nhiên

Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng trẻ sinh ra với kỹ năng học toán một cách tự nhiên. Ngay từ 6 tháng tuổi trẻ nhỏ đã có thể nhận biết được sự thay đổi về số lượng đối tượng. Có nghĩa, trẻ có thể nhanh chóng xác định số lượng đối tượng nhiều hơn hay ít đi ngay cả khi không có kiến thức về đếm số hay khái niệm về toán học.

Toán tư duy giúp trẻ hiểu số một cách mới mẻ hơn

Bằng cách ứng dụng các bài giảng đa dạng, thú vị, toán tư duy giúp trẻ hiểu và có góc nhìn về Toán học mới mẻ, thích thú hơn. Trẻ vừa học kiến thức, vừa được áp dụng các kiến thức học được vào thực tiễn.

Trẻ có thể học về không gian thông qua các blocks học toán

Bạn hoàn toàn có thể dạy toán tư duy cho trẻ về kiến thức không gian, hình học thông qua các hoạt động gần gũi như:

  • Cùng con chơi trò Lego
  • Lặp đi lặp lại các khái niệm: trên dưới, trái phải, bên trong bên ngoài trong quá trình đọc sách.
  • Giúp con nhận diện các dạng hình học cơ bản trong môi trường xung quanh như: cái bàn có hình vuông, đồng hồ hình tròn

Các hình mẫu mô hình không chỉ đẹp mà còn giúp trẻ hình thành các kỹ năng xử lý thông tin có liên quan

Theo nghiên cứu của Zero to Three, dạy trẻ toán tư duy về hình mẫu mô hình sẽ giúp trẻ học cách đưa ra dự đoán, sử dụng các tư duy logic để suy luận và giải quyết vấn đề. Bên cạnh vai trò chủ yếu giúp xây dựng tư duy thẩm mỹ cho trẻ.

Xây dựng kỷ luật khi học toán

Việc tạo dựng cho trẻ sự yêu thích Toán học và niềm tin rằng chúng sẽ thành công vô cùng cần thiết. Thái độ quyết định đến hành động và hành động tạo ra kết quả.

Khi trẻ có tâm thái học Toán tích cực, thoải mái, hứng khởi thì việc học diễn ra dễ dàng và kết quả đạt được sẽ cao hơn.

7 chiến thuật dạy toán tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả

Dạy toán tư duy cho trẻ mầm non: Bắt đầu từ số đếm

Khi trẻ em tập đếm, chúng thường có thói quen đếm từ số bé nhất cho đến mốc cần thiết. Ví dụ bạn cần 8 chiếc bút chì, các con sẽ nhặt và đếm từng chiếc từ 1 đến 8. Ban đầu, trẻ em đém số trong vô thức mà chẳng cần để ý đến số lượng thực tế.

Đừng quá lo lắng về vấn đề này bạn nhé, chúng tôi sẽ đưa ra một hoạt động bổ ích để phát triển kỹ năng toán học cho bé.

Bạn có thể thử thách con bằng cách yêu cầu chúng đếm đến số cao nhất có thể. Các con cần đếm một cách chậm rãi và không bị ngắt quãng, không được nhờ sự trợ giúp. Các đồ vật có kích cỡ tương đương như: sỏi, viên bi, mảnh xếp hình,thường được sử dụng để các con luyện đếm.

Đếm các đồ vật quen thuộc hàng ngày

Trong quá trình dạy con tập đếm, bạn nên tận dụng bất cứ đồ vật nào xung quanh con. Từ những bộ phận gần gũi nhất là ngón tay, ngón chân, thức ăn, đồ chơi đến các sự vật trong thiên nhiên như: đá, lá cây, cành cây, quảThậm chí, đồ dùng hàng ngày cũng có thể trở thành công cụ học toán tư duy như: quần áo, giày dép, mũ, nắp chai, cuộn giấy

Ngoài ra, sự hiếu động của trẻ em cũng có thể là động lực học không hề nhỏ. Hãy thử thách bé đếm các bậc cầu thang xem chúng có thể đứng ở bậc cao nhất hay không nhé.

Chơi các trò chơi đố vui toán tư duy cho trẻ mầm non

Một kỹ năng mà trẻ cần có khác chính là khả năng so sánh về: màu sắc, độ dài, kích cỡ, tính chất, phân loại. Các bài toán tư duy dạng này hướng đến các kỹ năng nắm, chạm, di chuyển để tìm ra khoảng cách nhất định.

Ví dụ con có thể sắp xếp các đồ vật và gọi chúng là đồ chơi, một và thứ khác gọi là đồ ăn.

Theo cách này, trẻ em sẽ được dạy kỹ năng tổ chức và tư duy một cách khoa học.

Đếm bánh quy

Sau khi việc tập đếm đã trở nên thành thục, bé sẽ làm quen với các phép cộng và phép trừ cơ bản.

Ví dụ, nếu bé thích ăn bánh quy, hãy để bé đếm xem trên đĩa có tổng cộng bao nhiêu miếng. Sau đó, trong trường hợp con muốn ăn thêm, đó sẽ là một phép cộng hoàn hảo. Ngược lại, mỗi khi con ăn hết 1 chiếc bánh thì số lượng sẽ giảm đây là ví dụ cụ thể để hướng dẫn con thực hành phép trừ.

Ngoài việc đếm số, bé cũng có thể nhìn một cách trực quan vào thể tích của đồ ăn trong đĩa. Thể tích sẽ tăng lên khi được cho thêm và rút bớt khi ăn hết.

Cha mẹ cũng cần để ý xem đâu là những đồ vật, sự vật mà bé thích thú. Các bạn có thể tận dụng chúng như mồi câu giúp các con có động lực học hơn. Hãy tạo nhiều bối cảnh, mô hình dạy toán tư duy khác nhau để bé không cảm thấy nhàm chán nhé.

Có thể thử bàn tính Abacus

Bạn có thể ít khi nghe đến bàn tính Abacus nhưng hiểu một cách đơn giản, đây là loại công cụ đếm với các hạt trên que trong cùng một khung gỗ. Phần khung thường được chia làm 2 phần, phần trên và phần dưới.

Theo quy tắc, 1 hạt ở phần trên có giá trị bằng 5 và 1 hạt ở phần dưới có giá trị là 1. Trong khi đó, mỗi que lại có một ý nghĩa khác nhau lần lượt là: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn và hơn thế nữa tùy vào số lượng các que.

Số que trong một bàn tính luôn là số lẻ và không bao giờ ít hơn 9. Mô hình cơ bản nhất thường chỉ có 3 que, nhưng hiện tại số lượng này có thể lên đến 29 hoặc 31 để tính các con số khổng lồ.

Kỹ thuật sử dụng bàn tính luôn là từ trái sang phải, điều này khiến một vài em nhỏ cảm thấy khó khăn vì thói quen làm toán từ phải sang trái thông thường. Tuy hơi phức tạp, nhưng kỹ thuật tính toán này có thể phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của các em. Từ đó nâng cao tốc độ và rèn luyện sự nhanh nhẹn của trẻ trong tư duy toán học.

Xem thêm: Chương trình Toán tư duy Soroban: Tính nhanh Luyện trí não

Sử dụng các flash cards học toán

Nhắc đến flash card, có lẽ nhiều bạn chỉ nghĩ đến bộ ngôn ngoại ngữ và chủ yếu dùng chúng để học từ vựng. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức học toán vô cùng hiệu quả.

Việc chia nhỏ các nội dung toán học như: dấu, phép tính, con số,khiến bài học trở nên thú vị và dễ hiểu hơn. Các em có thể sử dụng flashcard như một công cụ học từ vựng toán học bằng tiếng Anh.

Do sự khác biệt về ngôn ngữ, các em sẽ cảm thấy bối rối ngay cả khi gặp một phép tính cực kỳ đơn giản như 2 + 3 hay 7 + 2. Trong tiếng Anh, các phép tính này được quy về chữ cái như: compute to find the sum [tính toán để tìm tổng], calculate the equation to identify the difference [tìm hiệu số của phép tính].

Biến toán tư duy thành hoạt động thường nhật của trẻ

Trẻ em thường có xu hướng vừa thích học, vừa thích chơi chứ không muốn ngồi im một chỗ. Bạn hãy tìm cách biến hoạt độngtoán tư duy thành những thử thách nhở để luyện tập với các con mỗi ngày, ở bất cứ đâu nhé. Bạn có thể đưa ra các bài tập đếm đơn giản khi con còn ở độ tuổi mẫu giáo bằng các cách: đếm đồ dùng học tập, đếm đồ ăn, đếm bộ phận cơ thể,

Để áp dụng thành công các chiến thuật dạy toán tư duy cho trẻ mầm non trên, bạn hãy tìm hiểu thêm về các phương pháp giảng dạy cũng như các hoạt động Toán tư duy cho trẻ mầm non hữu ích sau:

Thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non

Hướng dẫn dạy toán tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả.

Để quá trình dạy toán tư duy cho trẻ mầm non thành công và đạt hiệu quả cao, người dạy cần biết các trọng tâm sau:

Thiết kế lộ trình học cho trẻ từ dễ đến khó. Đồng thời, ngời dạy phải luôn quan sát và theo dõi khả năng tiếp thu của trẻ để có hướng điều chỉnh cách dạy, bài giảng sao cho phù hợp.

Hướng dẫn và tạo môi trường thuận lợi để trẻ áp dụng kiến thức toán tư duy vào đời sống. Khuyến khích trẻ tự phân tích và tìm hướng giải quyết các vấn đề độc lập.

Phải lên kế hoạch dạy toán tư duy, học và ôn tập kiến thức mỗi ngày cho trẻ. Qua đó giúp trẻ củng cố kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non để có thể vận dụng tốt hơn.

Trọng điểm dạy toán tư duy cho trẻ mầm non

Với bản tính thích khám phá cái mới, ham chơi ở trẻ thì làm sao để thuyết phục trẻ học toán nghiêm túc? Bạn có thể dạy toán tư duy cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động toán tư duy nhé. Với các hoạt động này, trẻ có thể vừa học vừa chơi mà không hề cảm thấy nhàm chán. Bật mí cho bạn một số hoạt động toán tư duy dễ thực hiện như: Trò chơi xếp ly, săn tìm các dạng hình học cơ bản, Trò chơi Bingo

Bạn sẽ có hàng tá hoạt động để dạy toán tư duy cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, dù là sử dụng hoạt động nào thì cũng vì truyền tải 4 kiến thức trọng điểm này cho trẻ:

  • Học đếm: Cho trẻ mầm non làm quen với các chữ số. Học đếm chuỗi chữ số từ đơn giản đến nâng cao và hiểu được nguyên tắc đếm 1 1.
  • Phép cộng và phép trừ: Mục tiêu cho trẻ mầm non hiểu phép cộng là gộp vào và phép trừ là bớt ra. Và cho trẻ làm quen với việc thực hiện phép tính cộng/ trừ bằng phương trình.
  • Đo lường và dữ liệu: Trẻ mầm non biết so sánh giữa các đối tượng với nhau, nhận diện và phân loại đối tượng. Trẻ có thể sử dụng các từ ngữ chính thống hoặc không chính thống về so sánh, đo lường, chỉ hướng
  • Hình học: Trẻ cần làm quan và nhận diện các dạng hình trong hình học gồm hình phẳng 2 chiều và hình khối 3 chiều.

Lựa chọn thời điểm và phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non phù hợp là giai đoạn rất cần thiết mà người dạy cần lưu ý. Đây là bước quan trọng không chỉ quyết định vạch xuất phát của trẻ so với bạn bè, mà nó còn là bước đầu xây dựng nền tảng tư duy, kỹ năng và kiến thức toán học cho trẻ.

Xem thêm: Hướng dẫn thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non

Học toán tư duy logic: Hiểu tính chất và cách thức học tập của trẻ là vô cùng quan trọng

Những thước đo này rất quan trọng giúp người lớn hướng dẫn cho trẻ phương pháp học toán tư duy logic hiệu quả. Nhờ vậy bé có cải thiện tốt hơn mỗi ngày.

Tính chất của toán tư duy logic

Tính chất của toán tư duy logic là sử dụng suy luận logic và trình tự logic để tiếp nhận thông tin. Điểm mạnh của phương pháp này nằm ở chỗ giúp người học nhìn vào các mẫu để giải quyết vấn đề.

Quá trình học toán tư duy logic giúp trẻ dần yêu thích cách con số. Đồng thời bé còn biết cách tìm ra cách suy luận khoa học để trả lời các câu hỏi. Hành trình này giúp con chủ động sắp xếp và phân loại mọi thứ dễ dàng.

Thay vì hằng hà sa số các thông tin rối rắm không đầu không cuối, nhờ toán tư duy logic, con biết cách nhóm những phần giống nhau lại. Nhờ vậy, mọi thứ đơn giản và dễ hiểu hơn.

Thực tế đã cho thấy, trẻ học tốt toán tư duy logic thường:

  • Thích học toán học, công nghệ thông tin, soạn thảo máy tính, hóa học,ở trường hơn.
  • Đối với các công việc/bài tập/yêu cầu có tổ chức, bé hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hơn.
  • Học sinh giỏi toán tư duy logic có kỹ năng phân tích hình ảnh chi tiết. Trẻ cũng nhớ dai hơn và giải quyết các vấn đề nhanh nhạy hơn.

Nói cách khác, những người học toán tư duy logic thường có xu hướng tìm kiếm ra các nguyên tắc, định luật trong mọi sự việc. Họ sở hữu tư duy hệ thống tốt hơn, làm việc quy củ nên có hiệu suất tốt, giảm thiểu tối đa rủi ro trong mọi vai trò được giao.

Cách thức làm việc của người học toán tư duy logic

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người học toán tư duy logic có thay đổi tích cực hơn cả khi giáo trình giảng dạy mang đến các tài liệu trực quan. Các thông tin có thể định lượng được sẽ giúp trẻ tiếp nhận môn học tốt hơn.

Thực tế cũng chứng minh, người giỏi toán tư duy logic thường thích các nghiên cứu thống kê hơn một các tài liệu phân tích. Họ thích các biểu đồ, bảng biểu, mốc thời gian, phân loạihơn là các nhận định chung chung, diễn giải dông dài.

Khi là một phần trong nhóm, người có tư duy logic sẽ có xu hướng:

  • Đóng góp thông tin dạng danh sách
  • Thiết lập mục tiêu số.
  • Xếp hạng các ý tưởng.
  • Sắp xếp các bước thực hiện thành một trình tự hợp lý.
  • Theo dõi tiến trình của nhóm.
  • Xây dựng các báo cáo sau khi công việc hoàn thành.
  • Khắc phục sự cố bằng cách sử dụng logic, phân tích số liệu và các công thức toán học.

10 phương pháp học toán tư duy logic hiệu quả

Phương pháp học toán tư duy logic không phức tạp như một số phụ huynh vẫn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể giúp con có kỹ năng suy luận, sắp xếp tốt hơn. Bằng 10 phương pháp sau đây, không ít ba mẹ đã nhìn thấy rõ sự tiến bộ của con mình:

Rèn luyện não bộ mỗi ngày

Não bộ đóng vai trò chỉ huy toàn bộ các hoạt động khác của cơ thể. Muốn có tư duy tốt, học tập hiệu quả, nhớ dai,trước tiên sức khỏe trí não phải tốt.

Một bộ não khỏe mạnh giúp bé tư duy logic, lập luận tốt hơn. Vì vậy, từ 4-14 tuổi, ba mẹ nên sớm để bé tiếp cận với các chương trình học có khả năng:

  • Rèn luyện sự phát triển đồng đều cả bán cầu não phải và não trái.
  • Tiếp cận các câu đố toán tư duy logic, bài tập toán tư duy giúp trẻ rèn khả năng suy luận và tư duy phù hợp mỗi ngày.
  • Tận dụng công cụ bàn tính gảy giúp con tính toán nhanh nhạy, tư duy tốt hơn.

Học toán từ cơ bản đến nâng cao để có nền tảng vững chắc

Gia đình và nhà trường cần đảm bảo để trẻ có các kiến thức toán học cơ bản vững chắc. Đây còn là bước đệm để con học tập hiệu quả hơn trong các chương trình nâng cao.

Chỉ khi có nền tảng toán học vững, bé mới có thể biết tư duy logic tốt hơn. Nhờ vậy, khi gặp bất cứ bài toán hay vấn đề nào cần giải quyết, con sẽ linh hoạt xử trí dễ dàng.

Dựa vào các kiến thức đã học để tiếp nhận bài học mới

Dễ nhận thấy, quá trình học hỏi của trẻ bao gồm hai nội dung. Một là kiến thức cũ bé đã được học, được hiểu, áp dụng và thực hành trước đó. Hai là kiến thức mới chuẩn bị được học.

Hiện nay cả trẻ và nhiều phụ huynh còn lầm tưởng, khi học bài chỉ ôn luyện, nhớ kỹ những thông tin đã được học ở bài trước đó. Tuy nhiên, bạn nên hướng để bé chủ động học kiến thức mới từ các bài học đã biết.

Điều kể trên giúp bé dần có thói quen chủ động tìm kiếm thông tin. Quá trình này còn mang đến khả năng tiếp nhận bài học hiệu quả, sâu hơn. Đặc biệt đây cũng là bước quan trọng để rèn luyện tư duy logic.

Nghiên cứu để tìm ra phương pháp học hiệu quả

Phương pháp học tập có vai trò chiến lược trong việc học. Nó là hướng đi, cách tiếp cận giúp trẻ nắm được kiến thức tốt hơn. Do đó, bạn nên giúp trẻ tìm đúng cách học phù hợp. Mỗi trẻ tiếp thu tốt hơn khi phương pháp học tập phù hợp với khả năng, sở thích và ưu thế của trẻ.

Xem thêm: 7 phong cách học tập bạn cần nắm bắt khi dạy trẻ học

Việc thiết kế một thời gian biểu hợp lý, nghiêm túc, cân bằng giữa chơi, nghỉ cũng sẽ giúp trẻ có hiệu quả học tập tốt hơn đáng kể. Mặt khác nhờ thế, não bộ cũng có thói quen tư duy, suy luận tốt hơn mỗi ngày.

Tận dụng các trò chơi để rèn luyện tư duy logic

Sẽ là sai lầm nếu bạn ép bé vào một khuôn khổ cứng nhắc. Thay vào đó, người lớn cần thấu hiểu đặc tính của trẻ em: ham khám phá, yêu thích chơi đùa.

Do vậy, người hướng dẫn cho con nên tận dụng triệt để điều này để phát triển tư duy logic. Thông qua các trò chơi học toán, bạn có thể giúp não bộ của con suy luận tốt hơn:

  • Các câu đố tư duy.
  • Trò chơi trí não.
  • Trò chơi xếp hình tháp và lâu đài.
  • Trò chơi ghép hình.
  • Trò giải mê cung.

Nhờ thế, con có cảm giác thoải mái, không bị gò bó ngay cả khi đang được rèn tư duy logic.

Khuyến khích trẻ phản biện

Tư duy phản biện rất có lợi cho trẻ khi học hỏi. Khi phản biện, trẻ cần phân tích và nhìn nhận, xâu chuỗi vấn đề lại. Nhờ đó, nó giúp quá trình rèn luyện tư duy logic thêm hiệu quả.

Qua thời gian, thói quen phản biện giúp trẻ hình thành kỹ năng phân tích, mổ xẻ vấn đề nhanh hơn. Nhờ đó việc tư duy của bé cũng cải thiện tốt hơn. Người lớn nên giúp trẻ biết tư duy phản biện bằng những câu hỏi.

Chẳng hạn như, tại sao thịt sẽ thiu nếu không bảo quản trong tủ lạnh? Tại sao vào mùa thu lá lại rơi? Những bé lớn hơn, bạn có thể để bé tự nhìn vào vấn đề và đưa ra câu hỏi. Quá trình tìm lời thỏa đáng cho các thắc mắc kể trên sẽ giúp con suy luận logic hiệu quả hơn nhiều.

Rèn cho con biết cách tập trung

Tuy vậy cũng không hợp lý nếu ba mẹ thả để con tự do. Học là cả một quá trình và bạn cần biết cách uốn từ từ. Giai đoạn bé còn nhỏ, người lớn vẫn nên rèn cho con biết cách tập trung.

Bằng cách sau, bạn có thể giúp trẻ tập trung tốt hơn khi học:

  • Tạo ra môi trường học yên tĩnh.
  • Thư giãn một chút nếu bé chưa tìm ra cách giải một bài toán khó.
  • Nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng.
  • Kiên nhẫn cùng trẻ xử lý xong việc cần làm để chuyển sang các phần khác.

Học ngoại ngữ

Có vốn ngoại ngữ tốt không chỉ giúp bé học hỏi được nhiều kiến thức mới từ tài liệu đa dạng. Hơn thế nữa quá trình học cũng giúp các em tư duy logic hơn.

Quá trình tập trung học từ vựng tiếng Anh, học cấu trúc ngữ pháp, cách phát âmlà cách hay để con tìm ra quy luật, biết sắp xếp và suy luận hiệu quả.

Ý nghĩa của việc học tiếng Anh, Pháp, Nhậttừ cơ bản đến nâng cao cũng tương tự như khi học toán tư duy. Qua đây, trẻ suy luận, kết nối thông tin tốt hơn nhiều.

Hướng dẫn người khác

Khuyến khích trẻ giúp đỡ, hướng dẫn người khác một mặt giúp bé có kỹ năng xã hội, kết nối, hợp tác,khi làm việc nhóm tốt hơn.

Đồng thời, quá trình này còn gợi mở để trẻ sử dụng các quy luật, nguyên tắc,để chỉ cho bạn mình cách làm việc/học/giải toán hiệu quả hơn, nhanh hơn.

Quá trình kể trên sẽ giúp bé dần rèn được cách suy luận logic, biết sắp xếp các sự vật, hiện tượng một cách thông minh. Tin rằng qua đây, con cũng có tư duy tốt hơn mỗi ngày.

Vận dụng toán tư duy logic vào mọi tình huống đời sống

Ứng dụng của toán tư duy logic không chỉ tốt cho trẻ trong quá trình học tập của trường. Hơn thế nữa phương pháp suy luận hay mà môn học mang lại còn mang đến khả năng chủ động, linh hoạt hơn khi trẻ đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.

Phụ huynh nên tận dụng điều này để giúp con có cơ hội vận dụng các kiến thức từ môn kể trên vào tình huống thực tế. Đó có thể là:

  • Khuyến khích để trẻ hướng dẫn, giúp em mặc đồ.
  • Sắp xếp vật dụng trong gia đình ngăn nắp đúng cách.
  • Đi chợ/siêu thị và cùng ba mẹ chọn mua, sắp xếp đồ trong giỏ.
  • Tự đặt ra các tình huống khác để con có cơ hội rèn luyện tư duy logic.

Quá trình học toán tư duy sẽ kích thích khả năng ham học hỏi, sự tò mò vốn có và niềm yêu thích khám phá cái mới ở các em. Hi vọng bài viết của Sylvan Learning Việt Nam sẽ hữu ích với bạn trong quá trình dạy bé học toán tư duy.

Video liên quan

Chủ Đề