Cach đánh giá thông khí ở bệnh nhân copd này

COPD [COPD - Chronic Obtructive Pulmonary Disease] là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới. COPD làm gia tăng đáng kể gánh nặng kinh tế xã hội. COPD còn tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ COPD và tình trạng già đi của dân số. Tuy vậy, COPD là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Việc phát hiện và điều trị sớm COPD giúp làm giảm diễn biến nặng nề của bệnh, giảm nguy cơ tử vong và giảm gánh nặng kinh tế xã hội.

  1. ĐỊNH NGHĨA

GOLD 2015 [Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] định nghĩa:

COPD là bệnh thường gặp có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày càng nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của đường thở và nhu mô phổi bởi các phần tử và khí độc hại.

Các đợt cấp và bệnh đồng mắc góp phần làm tăng mức độ nặng ở mỗi bệnh nhân.

II. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA COPD

  • Gene
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi nghề nghiệp, ô nhiễm không khí trong nhà như khói bếp, chất đốt sinh khối
  • Ô nhiễm không khí ngoài đường
  • Quá trình phát triển của phổi: giới, tuổi, bệnh nhiễm trùng hô hấp, tình trạng kinh tế xã hội, tăng tính phản ứng đường thở/ hen phế quản, viêm phế quản mạn tính

III. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ COPD

  1. CHẨN ĐOÁN:

- Chẩn đoán lâm sàng nên được nghĩ tới ở bất cứ bệnh nhân nào có khó thở, ho, khạc đờm mạn tính, và/ hoặc tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ của bệnh.

- Đo chức năng thông khí: được yêu cầu để khẳng định chẩn đoán khi có FEV1/FVC sau test giãn phế quản < 70%.

  1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG COPD:

Việc cần thiết đánh giá COPD nhằm mục đích:

Xác định mức độ nặng của bệnh, các tác động trên tình trạng sức khỏe bệnh nhân, và các nguy cơ trong tương lai [cơn kịch phát, nhập viện, tử vong]. Quan tâm các khía cạnh riêng rẽ sau:

  • Đánh giá triệu chứng
  • Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở
  • Đánh giá nguy cơ đợt cấp
  • Đánh giá bệnh kèm theo

1. Đánh giá triệu chứng: Đặc điểm triệu chứng COPD là các triệu chứng khó thở, ho, khạc đờm kéo dài và nặng dần.

Triệu chứng của bệnh nhân được đánh giá bằng 2 thang điểm mMRC [modified Medical Research Council] và thang điểm CAT [COPD Assessment Test]

Bảng 1. Bảng thang điểm mMRC

Bảng điểm đánh giá khó thở MRC

Điểm

Khó thở khi gắng sức mạnh

0

Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ

1

Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng.

2

Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng

3

Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo

4

Thang điểm CAT gồm 8 câu hỏi, cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, từ 0-5, tổng điểm từ 0->40 [như hình bên dưới]

Điểm CAT

Mức tác động

Hình ảnh lâm sàng về tác động của COPD theo điểm CAT

Hướng xử trí

\>30

Rất cao

Bệnh nhân không làm được tất cả các việc mà họ muốn. Không có ngày nào thấy thoải mái. Tắm hoặc gội đầu thường lâu hơn bình thường. Không thể ra khỏi nhà để đi chọ, hoặc làm việc nhà. Thường không thể đi xa khỏi giường hoặc ghế. Họ cảm thấy mình vô dụng

Bệnh nhân cần được xử trí ngay

Bên cạnh vai trò hướng dẫn cho các bệnh nhân, điểm CAT giúp

- Gợi ý chuyển bệnh nhân cho chuyên gia hô hấp [nếu bạn là bác sỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu]

Bên cạnh đó

- Thêm thuốc điều trị

- Phục hồi chức năng hô hấp

- Đưa ra tiếp cận tốt nhất giúp tránh đợt bùng phát

\>20

Cao

Không làm được hầu hết các việc mà họ muốn. Xuất hiện khó thở khi đi quanh nhà, giặt quần áo. Có thể có biểu hiện khó thở khi nói chuyện. Mệt khi ho. Ngủ không yên giấc do khó thở, ho về đêm. Họ thấy rằng tập thể dục không an toàn. Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi trong kiểm soát bệnh

10-20

Trung bình

COPD là bệnh nghiêm trọng nhất của bệnh nhân. Có một số ngày bình thường, với hầu hết các ngày có ho, khạc đờm, 1-2 lần bùng phát/năm. Khó thở hầu hết các ngày, và thường thức giấc vào ban đêm do nặng ngực, khó thở. Xuất hiện khó thở khi leo dốc, cầu thang chậm, có thể làm được việc nhà chậm hoặc có nghỉ ngắt quãng

Cần tối ưu thêm việc điều trị. Bên cạnh vai trò hướng dẫn cho các bệnh nhân CAT giúp

- Xem xét lại việc điều trị duy trì đã tối ưu chưa?

- Xem xét phục hồi chức năng hô hấp

- Đảm bảo tiếp cận tốt nhất nhằm tránh các đợt bùng phát

- Tránh các yếu tố kích phát

80% giá trị dự đoán

GOLD II: Trung bình

50% 15 giờ/ ngày] cho những bệnh nhân có suy hô hấp mạn tính được chứng minh làm gia tăng tỷ lệ sống ở những bệnh nhân giảm oxy máu nặng khi nghỉ.

Chỉ định điều trị oxy dài hạn: Bn COPD giai đoạn IV có biểu hiện: . PaO2 < 55 mmHg hoặc SaO2 < 88% có kèm hay không tăng CO2 máu. . PaO2 từ 55 – 60 mmHg hoặc SaO2 < 88%, có bằng chứng tăng áp phổi, phù ngoại biên, suy tim sung huyết, đa hồng cầu. . Dụng cụ cung cấp oxy nên là mặt nạ [face mask] hoặc ống thông mũi [nasal cannula], FiO2 từ 24 – 35%, tối thiểu 15 giờ/ngày.

- Thông khí hỗ trợ: Kết hợp thông khí không xâm lấn và oxy dài hạn có thể hữu ích ở một số bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân đã được biết có tăng CO2 ban ngày.

- Phẫu thuật giảm thể tích phổi [Lung volume reduction surgery - LVRS] là lựa chọn hiệu quả hơn điều trị nội khoa cho những bệnh nhân có giãn phế nang ưu thế thùy trên và khả năng gắng sức kém. LVRS hiệu quả kinh tế tương đối so với các chương trình chăm sóc không có phẫu thuật. Ở những bệnh nhân COPD rất nặng, được chọn lựa phù hợp, ghép phổi cũng được chứng minh làm cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động.

Tài liệu tham khảo:

. Global Initiative for Chronic Obstructive Pulmonary Disease: “Global strategy for the diagnosis, management and prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease”, update 2015

Chủ Đề