Cách đánh giá năng lực nhà vận tải

Với việc các công ty vận tải được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều như ngày nay. Thì việc tìm được một công ty uy tín, chất lượng thực sự là một việc không hề dễ dàng. Thay vào đó, các bạn nên dựa một một số tiêu chí sau đây, để đánh giá xem công ty đó có thực sự uy tín để cùng hợp tác không.

Đạt Phát với kinh nghiệm hơn 15 năm trên mọi nẻo đường

1. Các gói dịch vụ vận tải chất lượng:

Nói về công ty cung cấp dịch vụ vận tải container, điều đầu tiên cần đảm bảo dịch vụ của công ty đó phải chất lượng, uy tín và rõ ràng. Vậy nên đánh giá một công ty vận tải như thế nào, bạn cần phải tham khảo kỹ lưỡng qua các dịch vụ mà công ty này cung cấp. Thông qua internet, điện thoại, website và quan trọng là thông qua sự đánh giá của những khách hàng cũ của đơn vị này.

2. Chi phí vận chuyển:

Chi phí vận chuyển bao gồm nhiều khoản mục và tổng chi phí.

  • Cước vận chuyển: là chi phí lớn nhất được tính bằng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên quãng đường vận chuyển [tấn/km]
  • Chi phí cầu đường: đã được bao trọn trong cước vận chuyển.
  • Chi phí bảo hiểm: tùy thuộc vào giá trị lô hàng của từng khách hàng.

Chi phí vận chuyển phù thuộc vào phương thức vận chuyển, hình dạng hàng hóa, khối lượng hàng hóa và khoảng cách vận chuyển. Ngoài ra còn có thể có những phụ phí khác.

3. Thời gian vận chuyển:

Là thời gian vận chuyển hàng hóa kể từ khi chủ hàng hoàn thành các thủ tục giao nhận hàng tại nơi cần gởi đi, cho tới khi đến được nơi cần nhận, theo yêu cầu của họ trong đó bao gồm nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Đạt Phát luôn đảm bảo thời gian vận chuyện đúng theo kế hoạch

4. Độ tin cậy:

Độ tin cậy: được thể hiện qua uy tính – chất lượng và độ ổn định về thời gian vận chuyển hàng hóa trong những điều kiện khác nhau. Độ ổn định của các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển thường không ổn định vì phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan [thời tiết, hạ tầng giao thông, tháng cao điểm, các ngày lễ…] và cả những yếu tố chủ quan [chất lượng phương tiện, yếu tố con người,…]. Thời gian vận chuyển bị sai lệch là thước đo của độ tin cậy của doanh nghiệp vận chuyển.

5. Năng lực vận chuyển:

Năng lực vận chuyển: của đơn vị cung cấp dịch vụ được đánh giá qua khối lượng hàng hóa tối đa và địa bàn hoạt động của đơn vị vận tải có thể vận chuyển trong một khoảng thời gian. Được thể hiện qua số phương tiện vận tải và các thiết bị hổ trợ đi kèm cộng với số năm kinh nghiệm.

6. Tính linh hoạt:

Tính linh hoạt của đơn vị vận tải là khả năng xử lý những tình huống  phát sinh ngoài dự kiến. Ví dụ: điều kiện thời tiết không thuận lợi, khối lượng hàng hóa phát sinh lớn hơn số dự tính ban đầu.

7. An toàn hàng hóa:

Độ an toàn hàng hóa: là khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận một cách nguyên vẹn và thường thì các công ty vận tải chịu trách nhiệm cho những hàng hóa bị vỡ, va đập trên đường vận chuyển trừ trường hợp do yếu tố khách quan như thiên tai.

Đội xe của Đạt Phát luôn tăng trưởng về số lượng và chất lượng

Công ty Đạt Phát là doanh nghiệp vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container từ Cảng về Kho từ Kho đến Cảng uy tín hiện nay trên thị trường.

●      KHÔNG QUA BẤT KỲ TRUNG GIAN nào nên luôn đưa ra GIÁ TỐT, giá thật nhất.

●      GIÁ LUÔN ỔN ĐỊNH không thay đổi dù là mùa cao điểm.

●      Đảm bảo luôn ĐÚNG TIẾN ĐỘ, thời gian giao nhận luôn đúng kế hoạch.

●      Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp vận chuyển tốt nhất.

Chỉ cần bạn đưa ra nhu cầu của mình, còn lại các nhân viên tư vấn của Đạt Phát sẽ làm việc hết công suất để tư vấn gói dịch vụ phù hợp nhất với bạn. Không nên ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0989.037.137 để được giải đáp mọi thắc mắc.

Phải phân tích đánh giá nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển theo định hướng của người nhận hàng, tức là đứng từ góc độ của người nhận hàng để đánh giá đơn vị vận chuyển [ là định hướng đến khách hàng] . Hai vấn đề cần xem xét là “dịch vụ” và ” chi phí” có thể phân thành 6 chỉ tiêu [ chi phí, thời gian, độ tin cậy, năng lực vận chuyển, tính linh hoạt, an toàn của hàng hóa]. Mỗi tiêu chí được xác định theo hệ số phù hợp với quan điểm của người nhận hàng. Cách xếp hạng mức độ quan trọng theo tứ tự “1” là quan trọng nhất, “3” là ít nhất.

Đánh giá đơn vị vận chuyển hàng hóa qua các tiêu chí:

  • Chi phí vận chuyển
  • Thời gian vận chuyển
  • Độ tin cậy
  • Năng lực vận chuyển
  • Tính linh hoạt
  • Tính an toàn

Tiêu chí đánh giá vận chuyển hàng hóa

Đánh giá bằng cách cho điểm với thang điểm từ 1 đến 3, với 1 là tốt nhất và 3 là kém nhất. Tổng điểm đánh giá bằng cách nhân điểm tiêu chuẩn với điểm đánh giá từng tiêu chuẩn, sau đó cộng điểm đánh giá sẽ được tổng điểm. Đơn vị vận chuyển hàng hóa nào có tổng điểm thấp nhất là có năng lực cao nhất.

Với những doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa mà ta chưa từng sử dụng dịch vụ thì có thể thu thập thông tin qua các đối tác đã sử dụng dịch vụ của đơn vị đó rồi hoặc có thể xem qua đánh giá từ internet, báo chí….. để từ đó có được sự lựa chọn khách quan và chính xác nhất.

Mô hình năng lực cạnh tranh thể hiện nhóm kiến thức, kỹ năng và khả năng liên quan, ảnh hưởng đa số đến sự phát triển nghề nghiệp của một nhân sự. Do đó, mô hình có khả năng dẫn dắt và định hướng đối với bất kỳ nhân sự nào trong ngành, kể cả nhân sự mới vào ngành Logistics.

Transportation, Distribution, and Logistics Competency Model được thiết kế bởi Employment and Training Administration United States Department of Labor – ETA trực thuộc bộ Lao động của chính phủ Hoa Kỳ với mục tiêu cung cấp các dịch vụ đào tạo, việc làm , thông tin thị trường lao động và các dịch vụ duy trì thu nhập.

Mô hình gồm các tầng được sắp xếp theo hình chóp. Các tầng của mô hình hình không thể hiện thứ bậc về năng lực mà thể hiện sự chuyên môn hoá ngày càng cao và tính cụ thể hoá trong việc áp dụng các kỹ năng qua các cấp. Những khối nhỏ trong các tầng đại diện cho các kỹ năng, kiến thức và khả năng ứng dụng cần thiết để xử lý thành công các vấn đề trong khối ngành Logistics – Phân phối – Vận tải.

Từ tầng 1 đến tầng 3 là các năng lực nền tảng, tạo thành các năng lực cần thiết để sẵn sàng bắt đầu một công việc.

Tầng 1 – Năng lực trong Hiệu quả cá nhân

  • Interpersonal skills: Kỹ năng giao thiệp
  • Integrity: Sự chính trực
  • Professionalism: Sự chuyên nghiệp
  • Initiative: Sự chủ động
  • Dependability & Reliability: Sự uy tín và đáng tin cậy
  • Adaptability & flexibility: Khả năng thích ứng và linh hoạt
  • Lifelong learning: Khả năng học tập suốt đời

Đây là những kỹ năng cần thiết cho tất cả các vai trò trong cuộc sống. Những kỹ năng này thường là kỹ năng mềm mà con người học được một cách tự nhiên trong gia đình, cộng đồng; được củng cố, rèn dũa thông qua môi trường giáo dục và làm việc. Những kỹ năng này đại diện cho đặc trưng của mỗi cá nhân, vì thế rất khó để con người đánh giá và đào tạo lại.

Tầng 2 – Năng lực trong Học thuật

  • Communication – Visual & Verbal: Kỹ năng giao tiếp 
  • Reading: Kỹ năng đọc
  • Locating & Using information: Khả năng định vị và sử dụng thông tin
  • Writing: Kỹ năng viết
  • STEM: Khả năng xử lý các bài toán sơ cấp về Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Toán học
  • Critical and Analytical Thinking: Tư duy phản biện và phân tích
  • Information Technology Fundamentals: Kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin

Đây là các kỹ năng rất quan trọng đối với nhân sự khối ngành Logistics mà đã được học tại trường học. Năng lực về Học thuật bao gồm năng lực nhận thức và phong cách tư duy và năng lực này đều có thể áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực và nghề nghiệp.

Tầng 3 – Năng lực trong Môi trường làm việc

  • Teamwork: Kỹ năng làm việc nhóm
  • Customer Focus: Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
  • Planning and Organizing: Kỹ năng lên kế hoạch và sắp xếp
  • Problem Solving and Decision Making: Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
  • Working with Tools and Technology: Kỹ năng làm việc với các Công cụ và Công nghệ
  • Scheduling and Coordinating: Kỹ năng lên kế hoạch và điều phối
  • Checking, Examining, and Recording: Kỹ năng Kiểm tra, Thẩm định và Đánh giá
  • Business Fundamentals: Kiến thức cơ bản về kinh doanh

Đây là các đặc trưng và đặc điểmm cũng như là phong cách quản lý giữa các cá nhân và bản thân. Điều này rất cần thiết cho môi trường làm việc thuộc một cộng đồng hoặc tổ chức và thường được áp dụng trong đa phần các lĩnh vực và nghề nghiệp.

Từ tầng 4 đến tầng 5 là các năng lực riêng cho nhân sự ngành Logistics – Phân phối – Vận tải.

Tầng 4 – Năng lực trong Kỹ thuật nghề nghiệp khối ngành

  • Industry Fundamentals: Kiến thức cơ bản về ngành nghề
  • Design and Development: khả năng nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm / dịch vụ
  • Operations and Management: Khả năng vận hành và quản lý
  • Maintenance and Repair: Kỹ năng duy trì và sửa chữa thiết bị, hệ thống
  • Technology Applications: Khả năng ứng dụng công nghệ
  • Regulations: Khả năng tuân thủ quy định
  • Safety and Security: Quản trị rủi ro liên quan đến an toàn và bảo mật

Tầng này đại diện cho các kỹ năng và kiến thức phổ biến trong các ngành Logistics – Phân phối – Vận tải. Những kỹ năng ở tầng này có thể có được thông qua việc học và được sử dụng để giải quyết những vấn đề trong ngành nghề. Có thể thấy, các năng lực thuộc tầng 4 không là sự phát triển dựa trên các năng lực tầng 1, 2, 3 mà là sự chuyên sâu và cụ thể.

Tầng 5 – Năng lực trong Kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành

  • Air Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển đường Hàng không
  • Rail Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển đường tàu hoả
  • Maritime Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển biển
  • Highway Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển đường cao tốc
  • Public Transit and Ground Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng
  • Warehousing: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ kho
  • Pipeline: Tác vụ trong công tác vận hành vận chuyển vật chất bằng đường ống
  • Scenic and Sightseeing Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp phương tiện du lịch, ngắm cảnh quan.

Các năng lực ở tầng này đại diện cho sự chuyên môn trong kỹ năng và kiến thức thuộc về các lĩnh vực chuyên sâu trong khối ngành Logistics – Phân phối – Vận tải.

Đối với nhân sự mới gia nhập khối ngành Logistics – Phân phối – Vận tải, việc đào sâu về các chuyên môn trong khối ngành là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh của bản thân. Để làm được điều đó, nhân sự cần nắm các chức năng công việc quan trọnglĩnh vực kỹ thuật thuộc từng khối nhỏ trong tầng 4 và tầng 5.

Video liên quan

Chủ Đề