Cách đánh dấu trong tiếng Việt

Dấu câu trong gõ tiếng ViệtDấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp [thay cho ngữ điệu khi nói]. Nó có tácdụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạocâu.Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp trong văn bản sẽ làmcho câu sai hoặc có nội dung mơ hồ.Trong tiếng Việt có các dấu câu sau đây:1. Dấu chấmDấu chấm dùng để kết thúc câu tường thuật [câu kể] trên văn bản.VD: Anh ấy nói rằng: “Sẽ tới một ngày ta đòi nợ non sông!”.2. Dấu chấm hỏiDấu chấm hỏi dùng trong câu nghi vấn [câu hỏi] nhất là trong trường hợp đối thoại.VD:- Bạn có biết gì về tình hình Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay?- Tôi không biết. Còn bạn?Cần chú ý:a. Dấu chấm hỏi có thể dùng trong câu tường thuật, đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị sự nghingờ.VD:- Chúng ta đã mất Trường Sa [?]- Chúng ta vẫn còn giữ được một số đảo!b. Không dùng dấu chấm hỏi trong trường hợp có từ nghi vấn trong cấu tạo của câu ghép với nghĩanêu lên một tiền đề cho ý kiến tiếp theo.VD: Trung Quốc là nước như thế nào, ai cũng biết.c. Nếu muốn tỏ thái độ khinh bỉ, mỉa mai, đồng thời hoài nghi thì dùng dấu chấm than và dấu hỏitrong một ngoặc đơn.VD: Người ta đồn rằng hắn là kẻ lừa đảo [!?].3. Dấu chấm thanDấu chấm than thường được đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnhlệnh.VD:- Câu cảm thán: Trời! Biển đảo Tổ quốc ta đẹp quá!- Câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh: Việt Nam ơi xin nắm chặt tay!Dấu chấm than còn có thể đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị thái độ mỉa mai hay dùngcùng với dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn để vừa biểu thị thái độ mỉa mai, vừa hoài nghi.VD: Hắn tự hào vì người ta không tìm được hắn [!]4. Dấu chấm lửngKhi nói, dấu chấm lửng được thay thế bằng từ vân vân. Khi viết cũng có thể dùng từ này[viết tắt “v.v…”] hoặc dùng 3 dấu chấm […]. Dấu chấm lửng dùng để:a. Đặt cuối câu khi người nói không muốn nói hết ý mình.VD: Sự thể là vậy nhưng hắn nào có muốn…b. Đặt cuối đoạn liệt kê khi người nói không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng,… trongmột chủ đề.VD: Câu trên cũng là 1 ví dụ.VD khác: Năm nay, các loại rau cỏ như: rau muống, mồng tơi, su hào, bắp cải,… đều lêngiá.c. Đặt sau từ, ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.VD: Tôi… không… còn… đủ… sức… nữa!d. Đặt sau từ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.VD: Phù… Thế là xong!e. Đặt sau đoạn biểu thị sự châm biếm, hài hước.VD: Đẹp trai không bằng… chai mặt.5. Dấu hai chấmDấu hai chấm dùng để:a. Liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ là hoặc trong thành phần vị ngữ có cáctừ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ: sau đây, như sau, để,…VD: Một số yêu cầu khi viết bài trên diễn đàn là:- Viết đúng chính tả;- Trình bày dễ nhìn;- Không sử dụng các ngôn từ thiếu văn hóa.b. Đánh dấu [báo trước] phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đóVD: Cầu vồng có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.c/ Đánh dấu [báo trước] lời dẫn trực tiếp [dùng với dấu ngoặc kép] hay với lời đối thoại [dùng vớidấu gạch ngang]VD:Bạn tôi hỏi:- Cậu rảnh hay sao mà lại tham gia vô mấy cái rắc rối đó?Tôi đáp:- Tôi không rảnh lắm nhưng tranh thủ chút thời gian vì tôi thấy mình cần phải làm một cáigì đó cho Hoàng Sa Trường Sa, cho đất nước.6. Dấu gạch ngangDấu gạch ngang dùng để:a. Chỉ ranh giới của thành phần chú thíchVD: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Savà Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mớib. Đặt trước những lời đối thoạiVD:- Anh đi đâu thế?- Tôi đi loanh quanh đây thôi.c. Đặt ở đầu những thành phần liệt kêVD: Thi đua yêu nước để:- Diệt giặc đói;- Diệt giặc dốt;- Diệt giặc ngoại xâm.d. Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng, hay ở giữa hai con số ghép lại để chị một diên danh, một liên số:VD: Cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. HCM đã sẵn sàng.Văn học Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 có nhiều tác phẩm đáng để đọc.e. Dùng trong trường hợp phiên âm tiếng nước ngoàiVD: Lê-nin, pô-li-me,…7. Dấu ngoặc đơna. Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với từ ngữ trong thành phần chính của câu.VD: Tôi quen anh [rất tình cờ] qua một người bạn thân.b. Sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ. Theo thói quen,người dùng dấu này, người dùng dấu kia đối với thành phần chú thích. Tuy vây, cũng có thể nhậnthấy giữa hai loại dấu này có sự khác nhau như sau:- Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó, thì thường dùngdấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu ngoặc đơn.VD: Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai mươi sáu tuổi nhưng đã học nghềlàm ruộng đến mười bảy năm.[Ngô Tất Tố]Từ biệt mẹ, tôi đi Cô bé nhà bên [Có ai ngờ!] Cũng vào du kíchHôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn [thương thương quá đi thôi!][Giang Nam]- Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để giải nghĩa cho một từ hoặcmột yếu tố ngôn ngữ không thông dụng.VD: – Italia [Ý], Hàn Quốc [Nam Triều Tiên]- Tiếng trống của phìa [lý trưởng] thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.[Tô Hoài]8. Dấu ngoặc képa. Dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp. Trước dấu ngoặc kép,trong trường hợp này, thường dùng dấu hai chấm.VD: Thiếu úy Trần Văn Phương đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để chomáu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.b. Dùng để trích dẫn một danh ngôn, một khẩu hiệu. Trong trường hợp này không dùng dấu haichấm trước đó. Chữ cái đầu âm tiết của từ trong danh ngôn, tục ngữ, lời dẫn… cần được viết hoa.VD: Câu “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ” là có ý khuyênngười ta cẩn trọng trong ăn ở, đừng để tiếng xấu ở đời.c. Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, chế diễu của người viết hoặc trích dẫn từ, ngữ củangười khác hoặc đánh dấu một từ được dùng với nghĩa đặc biệt, khác với nghĩa thông thường..VD: Xem chừng các anh chị ở đây đều theo chiều hướng “trăm năm cô đơn” hết cả rồi!Khoảng cách sau các dấu câu bao giờ cũng là một [1] khoảng trắng, sau đó bắt đầu đến ký tự đầutiên của câu [vế] tiếp theo.Sau dấu chấm câu thì viết ký tự in hoa. Sau dấu phẩy [ , ], dấu chấm phẩy [ ; ] ngăn cáchcác vế của một câu thì không viết hoa.Đầu mối câu viết hoa ký tự đầu tiên. Tên riêng thì viết in hoa ký tự đầu.Các dấu bỏ ngay sau ký tự cuối cùng của câu [vế] mà không có khoảng cách.Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản được in ấn thì người ta vẫn để khoảng trắng trướccác dấu sau đây:- Dấu chấm hỏi;- Dấu chấm than;- Dấu hai chấm;- Dấu gạch ngang;- Dấu chấm phẩy.Nhưng đó chỉ là quy ước bất thành văn của các văn bản.[Sưu tầm]

Bài viết này giúp bạn: - Biết được các phần mềm gõ tiếng Việt hiệu quả.- Có được link tải phù hợp.

- Gõ tiếng Việt trong soạn thảo văn bản.

Trong soạn thảo văn bản nếu bạn soạn thảo không dấu rất dễ gây nên sự hiểu lầm cho người đọc đồng thời không đáp ứng được yêu cầu công việc. Bài viết dưới đây, Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn các bạn gõ chữ tiếng Việt có dấu trong văn bản thông qua việc cài đặt bộ font full trên máy tính nhé.

Gõ tiếng Việt có dấu trong soạn thảo văn bản với Unikey

Cách gõ chữ tiếng Việt có dấu trong soạn thảo văn bản

Chuẩn bị: Để gõ được tiếng Việt có dấu bạn phải chuẩn bị như sau
- Phần mềm gõ tiếng Việt: Hiện nay có 2 phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng là Vietkey và Unikey, bạn có thể lựa chọn để sử dụng 1 trong 2 phần mềm gõ tiếng Việt sau

* Tải và cài đặt Unikey tại đây: Download Unikey

* Tải Vietkey tại đây. Download Vietkey

- Bộ phông tiếng Việt: Để gõ tiếng Việt máy tính của bạn phải cài thêm phông chữ tiếng Việt, bộ font full. Download bộFont full

Sau khi tải về, bạn cài đặt Font chữ tiếng Việt vào hệ thống. Để gõ tiếng Việt các bạn cần thiết lập Kiểu gõ Bảng mã trong phần mềm gõ tiếng Việt.

Chọn kiểu gõ tiếng Việt
Để gõ tiếng Việt có dấu ta có 2 kiểu chính là TELEXVNI.
Kiểu gõ TELEXDùng phím chữ để gõ dấu.

Kiểu gõ VNI

Dùng các phím số để gõ thêm dấu.

Kiểu gõ có thế chọn tuỳ ý theo sở thích và thói quen của người sử dụng. Tham khảo hình 2 để biết cách gõ với 2 kiểu Telex và VNI.

Thiết lập bảng mã tiếng Việt

 Chú ý- Phải chọn bảng mã kết hợp với đúng kiểu font mới hiển thị được đúng Tiếng Việt.

Bạn nên sử dụng bảng mã Unicode sẽ hiển thị tốt trên mọi máy tính và trên Website khi bạn truy cập Internet.

Phần mềm gõ tiếng Việt Unikey phiên bản 4.0 đang sử dụng kiểu gõ Telex, Bảng mã Unicode

Cách gõ tiếng việt có dấu khi soạn thảo văn bản.
Để gõ tiếng Việt có dấu, bạn cần gõ nguyên âm [a, b, u, o,...] trước; sau đó gõ các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc sau. Ví dụ bạn chọn kiểu gõ Telex và bảng mã Unicode để gõ cụm từ "Tôi yêu Việt Nam" bạn sẽ phải gõ như sau: "Tooi yeeu Vieetj Nam". Nếu bạn dùng kiểu gõ VNI bạn sẽ phải gõ: "Toi6 yeu6 Viet65 Nam"

Trên đây Taimienphi.vn đã giới thiệu tới các bạn cách để gõ tiếng Việt có dấu khi soạn thảo văn bản, nếu tốc độ gõ của bạn chưa nhanh bạn có thể xem thêm kĩ thuật gõ 10 ngón giúp cải thiện tốc độ gõ khi soạn thảo văn bản, hiện có rất nhiều phần mềm và dịch vụ gõ 10 ngón trực tuyến khá hiệu quả và đa dạng về cách thể hiện để cải thiện khả năng gõ 10 ngón của người dùng.

Trong trường hợp lỗi font khi gõ văn bản hoặc khi in để khắc phục lỗi font tối đa và xuất ra được văn bản chuẩn nhất, các bạn cũng có thể tham khảo hướng dẫn về cách khắc phục lỗi font mà chúng tôi đã giới thiệu nhé.


Khi bạn cài unikey, bạn sẽ gõ tiếng Việt có dấu khi soạn thảo văn bản dễ dàng, giúp văn bản trở nên chuyên nghiệp, ấn tượng hơn. Chỉ cần bạn tải xuống, cài đặt và thực hiện một vài bước với Unikey là gõ tiếng Việt có dấu, không dấu đều được.

Gõ tiếng Việt không cần Unikey trên Bchrome Cách ngăn chặn mã độc tự xóa Vietkey, Unikey, Zalo trên máy tính Cách cài font TCVN3, thêm phông TCVN3 cho máy tính, laptop Sửa lỗi không gõ được tiếng Việt có dấu khi dùng Vietkey Thiết lập gõ tiếng Việt trên HTKK, iHTKK với Vietkey Phím tắt để bật tắt gõ tiếng Việt trên Unikey và Vietkey

Video liên quan

Chủ Đề