Cách chữa u bao hoạt dịch cổ tay

Home>Sống khoẻ>U bao hoạt dịch khớp cổ tay điều trị như thế nào?
Sống khoẻ

U bao hoạt dịch khớp cổ tay điều trị như thế nào?

560 7 phút đọc
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest

U bao hoạt dịch khớp cổ taylà tình trạng bệnh thường thấy của những người thường xuyên phải làm việc với cổ tay. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng khá lớn đến chức năng vận động của cổ tay.

Xem thêm: Những điều cần biết về viêm bao hoạt dịch

Contents

  • 1. U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay
  • 3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh
    • 3.1. Triệu chứng
    • 3.2. Biến chứng
  • 4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay
    • 4.1. Chẩn đoán
    • 4.2. Điều trị
      • 4.2.1. Cố định khớp cổ tay
      • 4.2.2. Thoát dịch khớp
      • 4.2.3. Phẫu thuật
  • 5. Một số lưu ý khi bị u bao hoạt dịch khớp cổ tay

1. U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh gì?

U bao hoạt dịch khớp cổ tay được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như u nang bao dịch hoạt cổ tay, thoát vị bao khớp cổ tay, viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay Tình trạng xuất hiện ở gần bao khớp hoặc bao cổ tay 1 khối u chứa những chất dịch không màu, có tính dẻo. Khối u tại những bao gân hoặc bao khớp của người bệnh khi sờ vào sẽ thấy độ cứng hoặc mềm tùy thuộc vào lượng dịch chứa bên trong túi.

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là một bệnh lý lành tính

Nếu khối u không quá lớn, nó sẽ không gây ra tình trạng viêm, sưng đau. Bệnh không có khả năng phát triển thành khối u ác tính. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đi thăm khám và điều trị sớm nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Theo một số thống kê mới nhất trong năm 2019, tình trạng u bao hoạt dịch cổ tay đặc biêt thấy nhiều ở nữ giới trong độ tuổi tử 20 40 tuổi, hiếm khi gặp ở nam giới hoặc trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa thể xác định được. Tuy nhiên theo các bác sĩ, yếu tố có thể gây nên tình trạng này thường là kết quả của một sự lỏng lẻo ở bao khớp, khiến cho các dịch khớp bị tràn ra ngoài. Các chấn thương ở vùng cổ tay, bong gân là nguyên nhân có thể gây lỏng lẻo bao khớp.

Nguyên nhân của u bao hoạt dịch khớp cổ tay chưa được xác định cụ thể

Tuy nhiên, dưới đây là 1 số lý do được các bác sĩ cho biết là yếu tố tăng nguy cơ phát sinh tình trạng bệnh:

  • Nghề nghiệp:Nhân viên văn phòng, vận động viên tennis, cầu lông, là những đối tượng thường xuyên sử dụng cổ tay để làm việc có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Chấn thương:Các chấn thương do bong gân hoặc những người có tiền sử về chấn thương ở cổ tay dễ mắc các bệnh viêm hoạt dịch và u nang hoạt dịch ở cổ tay.
  • Thường xuyên hoạt động khớp cổ tay:Những chấn động thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây thương tổn sụn khớp khiến kích ứng màng hoạt dịch và tạo nên chứng u bao hoạt dịch ở cổ tay
  • Bệnh lý khác:1 số bệnh lý như tiểu đường, gout,viêm khớp, bong gân, sẽ là những lý do gây ra chứng nang khớp vùng cổ tay
  • Tuổi cao:Những người cao tuổi có lớp sụn suy yếu và dễ thương tổn khiến khớp cổ tay mất tính ổn định và tạo nên những bao chứa dịch tại vùng khớp cổ tay.

3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh

3.1. Triệu chứng

Chứng u nang hoạt dịch cổ tay ban đầu sẽ phát triển từ từ, không quá nhanh và lành tính nên khiến nhiều người rất khó để nhận biết.

Tuy nhiên, khi những khối u tại vùng khớp cổ tay dần phát triển to lên, người bệnh sẽ thấy đau nhức, nóng rát tại chính những vùng có khối u phát triển.

Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy khi người bệnh mắc chứng u bao hoạt dịch khớp cổ tay:

  • Xuất hiện những khối u nhỏ trồi qua bề mặt da cổ tay không gây đau.
  • Một số trường hợp, những khối u này cũng có thể gây đau do chèn ép trực tiếp vào cùng khớp cổ tay.
  • Vùng khớp nóng đỏ, đau nhức, sưng tấy và cứng.

Vùng khớp cổ tay sưng đỏ

  • Vùng da cổ tay xuất hiện những khối u có thể bầm tím, sưng đỏ.
  • Khi ấn trực tiếp vào vùng bao chứa các dịch sẽ thấy cơn đau tăng dữ dội.
  • Những cơn đau có thể tự động biến mất từ 1 đến 2 tuần.

3.2. Biến chứng

Là một bệnh lành tính, nhưng nếu không được chữa trị, u bao hoạt dịch khớp cổ tay cũng có thể gây ra biến chứng: viêm khớp, tràn dịch khớp, chấn thương dây thần kinh khớp, liệt khớp cổ tay,

Bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại làm hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sức khoẻ

  • Làm hạn chế sự vận động của tay. Nếu các khối u chưa lớn, bệnh sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tay. Nhưng nếu u to, nó sẽ làm chèn ép lên cơ, gân khiến cổ tay không thể hoạt động được một cách bình thường. Thậm chí không thể gập duỗi cổ tay.
  • Trong trường hợp các khối u dính vào gân tay, người bệnh có thể cảm thấy lực ở bàn tay bị yếu đi. Đồng thời khiến cho các ngón tay không còn khả năng cử động.
  • Nghiêm trọng hơn, nếu các u này bị vỡ do va đập hoặc sang chấn có thể làm khớp bị bội nhiễm. Điều này sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác nữa.

Bệnh có thể gây ra biến chứng. Do đó, bạn không thể chủ quan khi bị u bao hoạt dịch khớp cổ tay. Thay vào đó, hãy đi khám và được chữa trị nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay

4.1. Chẩn đoán

Thông thường, u bao hoạt dịch khớp cổ tay sẽ được chẩn đoán và điều trị như sau:

Đầu tiên bác sĩ sẽ nắm rõ tiền sử bệnh lý, các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Đồng thời tiến hành khám thực thể khối u vùng cổ tay. Nang hoạt dịch vùng cổ tay sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Sờ không cảm thấy đau.
  • Kích thước của khối u sẽ có sự thay đổi cùng với sự thay đổi tư thế ở vùng cổ tay.
  • U nang không thay đổi hoặc biến mất trong một thời gian dài.

Chẩn đoán lâm sàn ban đầu

Sau khi đưa ra các chẩn đoán ban đầu, người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành khám cận lâm sàng. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định được chính xác mức độ bệnh lý. Qua đó, đưa ra được các hướng điều trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được áp dụng bao gồm:

  • Chụp X quang: Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguy cơ người bệnh bị u xương.
  • Siêu âm: Giúp bác sĩ phân biệt được u bao hoạt dịch khớp với các khối u phần mềm khác như bước bã, bướu mỡ
  • Chụp MRI: Phương pháp chẩn đoán này thường được chỉ định cho các trường hợp bị các khối u nhỏ, khó có thể nhìn thấy.

4.2. Điều trị

Với những trường hợp triệu chứng của bệnh quá nặng làm cho người bệnh xuất hiện tình trạng đau đớn, khó chịu, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những phương pháp điều trị bệnh như sau:

4.2.1. Cố định khớp cổ tay

Việc thương xuyên vận động khớp cổ tay là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng u bao hoạt dịch ở cổ tay.

Cố định khớp cổ tay

Do đó, việc cố định khớp cổ tay bằng nẹp sẽ giúp hạn chế sự vận động và giúp màng dịch ổn định, hạn chế các u nang chèn ép lên các dây thần kinh tại khớp cổ tay.

4.2.2. Thoát dịch khớp

Nếu các nang phát triển quá lớn hoặc người bệnh bị đau ở vùng u phát triển thì người bệnh sẽ xem xét sử dụng phương pháp chọc hút dịch để thoát bớt dịch tại đây.

Tuy nhiên, phương pháp này thường ít được sử dụng vì có khả năng tái phát rất cao.

4.2.3. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật u nang sẽ được sử dụng khi những khối u phát triển quá lớn và gây đau đớn cho người bệnh.

Phẫu thuật là phương án được chọn lựa khi khối u phát triển quá lớn

Với cách làm này, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ tất cả những nang chứa hoạt dịch và khâu phần cuống đi thông với khớp cổ tay.

5. Một số lưu ý khi bị u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Việc thăm khám và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, để bệnh nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một vàimẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay như sau:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động khi đang bị đau hoặc mới được phẫu thuật.
  • Chườm lạnh để làm giảm cảm giác đau đớn.
  • Nếu được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, cần phải sử dụng đúng theo liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm giàu protein và canxi

Chế độ ăn nhiều rau xanh tốt cho người bị u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, bạn có thể tham khảo các biện pháp như sau:

  • Tránh cử động mạnh hoặc lặp lại một động tác trong thời gian dài. Bạn nên thay đổi tư thế và các động tác làm việc thường xuyên. Chúng sẽ làm giảm được nguy cơ gây tổn thương bao hoạt dịch.
  • Phòng ngừa và điều trị triệt để bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp,gai xương khớp gối
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, protein. Bởi chúng sẽ giúp xương của bạn khỏe mạnh hơn, làm giảm được nguy cơ mắc bệnh.
  • Siêng vận động, tập luyện thể dục thể thao. Không chỉ làm cho cơ thể thoải mái, nó còn giúp các cơ xương khớp được khỏe mạnh hơn. Nguy cơ bị các bệnh về xương khớp cũng sẽ được giảm bớt.

Với những thông tin về chứng bệnhu bao hoạt dịch khớp cổ tay, mong rằng người bệnh sẽ áp dụng được những thông tin trên hiệu quả để việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh được tiến triển tốt hơn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và nhiều niềm vui!

Đánh post giá
Tags
cố định khớp cổ tay thoát dịch khớp u bao hoạt dịch
Share
Facebook Twitter LinkedIn Tumblr Pinterest Print

Video liên quan

Chủ Đề