Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Ngày nay, thoái hóa đốt sống cổ không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người già, mà những người trẻ cũng có nguy cơ mắc bởi thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ cung cấp những điều cần biết về tình trạng này, cụ thể là nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

1. Sơ lược về bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là viêm xương khớp cổ là một bệnh lý mạn tính về xương khớp, do tình trạng suy yếu cột sống ở cổ gây nên. Bệnh bắt nguồn từ sự lắng đọng canxi trong dây chằng cột sống dẫn đến sưng viêm, gây thu hẹp các lỗ liên hợp. Hậu quả là lưu thông của dây thần kinh và mạch máu bị ảnh hưởng, dần dần hình thành bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ có thể gặp nhiều khó khăn

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là bằng nhau, người già từ 40 đến 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh do sự lão hóa gây nên những thay đổi ở khớp cổ. Ngoài ra, hiện nay, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đang dần trẻ hóa [từ 25 đến 30 tuổi] bởi thói quen sinh hoạt cũng như lao động thiếu khoa học. Dưới đây là những yếu tố, thói quen dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

  • Ít vận động, luyện tập thể thao.

  • Ngồi và nằm sai tư thế trong một thời gian dài.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không bổ sung đầy đủ các chất cần thiết như Magie, Canxi, Vitamin D.

  • Di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm xương khớp cổ.

  • Có tiền sử bị chấn thương ở vùng cổ.

  • Đặc thù công việc gây áp lực lên cột sống, ví dụ như: công việc có tính chất lặp lại các thao tác hoặc mang vác các vật nặng.

  • Thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Bệnh nhân béo phì.

2. Đâu là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống ở cổ?

Bên cạnh những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh, sau đây là những nguyên nhân chính hình thành thoái hóa đốt sống cổ. Việc nắm bắt các nguyên nhân này cũng có ý nghĩa quan trọng giúp quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Mất nước đĩa đệm

Đĩa đệm là miếng lót nằm giữa các đốt sống, đóng vai trò duy trì sự đàn hồi, giảm xóc giữa các đốt sống, góp phần bảo vệ các dây thần kinh ở cột sống và giảm ma sát cột sống giúp cơ thể vận động linh hoạt. Đĩa đệm có khoảng 85% nước, nhưng bởi vì nguyên nhân tuổi tác khiến cơ thể bị lão hóa, dẫn đến mất, khô nước. Từ đó gây ra các cơn đau ở vùng cổ.

Gai xương

Khi khớp gặp chấn thương, các gai xương sẽ hình thành với mục đích sửa chữa vùng khớp tổn thương. Đa số các gai không ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các gai xương này va chạm, cọ xát, đè lên các xương khác, dây thần kinh hoặc chèn ép vào những cơ, mô, tủy sống làm cho người bệnh cảm thấy rất đau.

Xơ hóa dây chằng

Dây chằng có chức năng bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương cột sống với nhau. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dây chằng bị xơ hóa khiến cho các chuyển động ở cổ gặp khó khăn.

Biến đổi cơ, dây chằng và các mô xương do hoạt động sai tư thế

Một số các hoạt động như ngồi học bài, làm việc không đúng tư thế, cúi hay ngửa nhiều lần, thường xuyên gập cổ để sử dụng điện thoại, mang vác vật nặng, ngồi làm việc trong một thời gian dài, ít vận động,… Thực hiện sai tư thế các hoạt động trong một thời gian dài sẽ dẫn đến đốt sống cổ bị thoái hóa gây đau nhức.

Ngồi làm việc trong thời gian dài, một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Từ những nguyên nhân trên, các đốt sống cổ bị tổn thương, suy yếu, lâu dần hình thành bệnh thoái hóa đốt sống ở cổ. Nếu có các tình trạng trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ sớm.

3. Những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ.

Trong thời gian đầu, các biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng, nhưng đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng mới xuất hiện rõ và người bệnh có thể cảm nhận được.

  • Đau nhức vùng cổ: Đau từ gáy sang cổ, tai, đôi khi kéo theo cả đau đầu, bả vai và cánh tay. Vì vậy mà khiến người bệnh cảm thấy đau nhiều, khó khăn khi vận động ở cổ và dù đã nghỉ ngơi nhưng vẫn cảm thấy khó chịu.

  • Khi thực hiện những cử động ở cổ như xoay, cúi, ngửa cổ, người bệnh nghe thấy tiếng kêu phát ra từ vùng cổ.

  • Bệnh nhân gặp tình trạng cứng cổ, đau ê ẩm vùng gáy, đau đầu khi nằm không đúng tư thế, nằm lâu, mới thức dậy vào buổi sáng, thời tiết đột ngột thay đổi.

  • Dấu hiệu Lhermitte khiến người bệnh đột ngột khó chịu, cảm giác giống như có luồng điện đi qua cổ, xuống xương sống, tay và chân.

Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động vùng cổ

4. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ có nhiều cấp độ bệnh, vì vậy tùy theo mức độ bệnh mà có những phương án điều trị thoái hóa đốt sống cổ thích hợp. Dưới đây là những phương pháp điều trị với mục đích bảo tồn đốt sống cổ.

Thư giãn và nghỉ ngơi

Người bệnh tránh bị stress, hãy dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Lưu ý khi nằm, không kê gối quá cao, nên kê gối vừa phải.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Phương pháp này giúp giảm đau và lưu thông máu. Bệnh nhân chườm nóng trước, sau đó chườm lạnh, khi chườm lạnh, cần dùng tấm vải mỏng bọc đá lại rồi mới chườm vào vùng cổ bị đau.

Dùng thuốc

Dùng thuốc là một phương án điều trị cho những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc được dùng như: thuốc giãn cơ [cyclobenzaprine], thuốc chống viêm, giảm đau [nhóm không steroid] hay Corticosteroid và các loại thuốc khác.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp này nhằm hạn chế tình trạng co cứng khớp cổ, tăng cường sự lưu thông máu đến vùng cổ và giúp các cử động ở vùng cổ và vai gáy không còn khó khăn như trước.

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu đối với những bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ

Phương pháp phẫu thuật

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì việc áp dụng các phương pháp trên chưa thật sự tối ưu. Vì vậy, phẫu thuật là phương án cần thiết để điều trị bệnh. Phẫu thuật với mục đích loại bỏ một phần đốt sống hoặc đĩa đệm, xương bị thoát vị.

Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, việc áp dụng cần sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, nếu bạn đang có những thắc mắc về tình trạng, cấp độ bệnh hay phương pháp điều trị, hãy đến ngay khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia tại đây thăm khám và chữa trị kịp thời. Liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để tìm hiểu thêm về dịch vụ cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.

Thoái hóa đốt sống khiến người bệnh không những bị đau đớn mà khả năng vận động và chức năng của cơ thể đều bị ảnh hưởng. Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, triệu chứng, biến chứng cũng như kết quả chẩn đoán.

1. Tại sao thoái hóa đốt sống thường gặp ở người cao tuổi

Theo thống kê tại Mỹ, có đến 85% người trên 60 tuổi ở đất nước này bị thoái hóa đốt sống cổ, ngoài ra tỉ lệ mắc thoái hóa đốt sống lưng cũng rất cao.

Thoái hóa đốt sống là một tình trạng cột sống ảnh hưởng đến đốt sống dưới [xương cột sống]. Căn bệnh này khiến một trong những đốt sống dưới trượt về phía trước vào xương ngay bên dưới nó. Đây là một tình trạng đau đớn nhưng có thể điều trị được trong hầu hết các trường hợp. Cả hai phương pháp điều trị và phẫu thuật có thể được sử dụng. Các kỹ thuật tập thể dục đúng cách có thể giúp bạn tránh được tình trạng này.

Thoái hóa đốt sống xảy ra ở khoảng 4% đến 6% dân số trưởng thành. Bạn có thể sống chung với chứng thoái hóa đốt sống trong nhiều năm mà không biết về nó, vì bạn có thể không có triệu chứng.

Thoái hóa đốt sống lưng [xảy ra do quá trình lão hóa và hao mòn cột sống], phổ biến hơn sau 50 tuổi và phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Khi đau lưng xảy ra ở thanh thiếu niên, thoái hóa đốt sống chậm [thường do thoái hóa đốt sống] là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.

Thoái hóa đốt sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và vận động của người bệnh

Vị trí thoái hóa khá đa dạng và gây triệu chứng, đau đớn khác nhau như:

  • Gai cột sống gây thoái hóa đốt sống phần giữa.

  • Thoái hóa đốt sống thắt lưng khi tình trạng này xảy ra ở các đốt sống lưng dưới.

  • Phần ngạnh của khớp xương nhô ra ảnh hưởng đến nhiều phần của đốt sống.

Thoái hóa đốt sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, gây giảm vận động, giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Không ít người phải chịu đựng sống chung với căn bệnh này suốt đời do điều trị không đúng cách hoặc chậm trễ.

2. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống như thế nào?

Triệu chứng thoái hóa đốt sống khá điển hình, đó là tình trạng đau nhức, âm ỉ ở cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ tùy theo vị trí bị thoái hóa. Cùng với đó, cơ lưng, cơ vai gáy dễ bị cứng vào buổi sáng sớm, khiến người bệnh mất thời gian dài xoa bóp mới có thể vận động được. Ngoài ra, thoái hóa đốt sống còn gây tê bì, yếu tay chân, sốt, mệt mỏi, chóng mặt,…

Thoái hóa đốt sống gây đau và khó khăn trong vận động

Thoái hóa đốt sống nặng sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: rối loạn tiền đình, rối loạn dây thần kinh thực vật, biến dạng cột sống, chèn ép dây thần kinh, đau tức ngực,… Dù triệu chứng khá rõ ràng song để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần chẩn đoán kết hợp cả triệu chứng lâm sàng lẫn xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

Chụp X-quang

X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh, đơn giản và phổ biến nhất. Qua hình ảnh chụp, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng tổn thương cột sống bao gồm: chấn thương xương, mất đĩa, mất sụn, gai đốt xương,…

Chụp cộng hưởng từ MRI

Với các chấn thương phần mềm, chụp X-quang không có giá trị chẩn đoán cao, thay vào đó phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI cho hình ảnh rõ nét hơn. Cụ thể là các tổn thương dây thần kinh, tổn thương đĩa đệm vùng cột sống bị thoái hóa.

Xét nghiệm khác

Bên cạnh chẩn đoán hình ảnh là phương pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống chính, bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để loại trừ nguyên nhân bệnh lý khác như: lao cột sống, viêm cột sống dính khớp,…

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống bằng xét nghiệm hình ảnh

3. Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống chính bao gồm: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp bệnh lý khác nhau. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết.

3.1. Điều trị nội khoa thoái hóa đốt sống

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa đốt sống sẽ được cải thiện bằng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc giãn cơ.

  • Thuốc chống viêm không Steroid.

  • Thuốc giảm đau Paracetamol, Paracetamol kết hợp với Codein.

  • Corticoid tiêm tại chỗ.

  • Thuốc điều trị triệu chứng như thuốc ức chế IL1, Glucosamine Sulfate.

Các loại thuốc trên về cơ bản chỉ có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng thoái hóa đốt sống tạm thời, không có tác dụng triệt để khắc phục vấn đề về cấu trúc cột sống đã thoái hóa. Vì thế, khi ngưng dùng thuốc, đau đớn do thoái hóa đốt sống sẽ quay trở lại và đôi khi còn nghiêm trọng hơn.

Điều trị không phẫu thuật, còn được gọi là điều trị kéo dài, là phương pháp điều trị giãn đốt sống được khuyến cáo trong hầu hết các trường hợp có hoặc không có các triệu chứng thần kinh. Hầu hết bệnh nhân thoái hóa đốt sống đều đáp ứng với điều trị bảo tồn. Điều trị bảo tồn chủ yếu bao gồm vật lý trị liệu, nẹp ngắt quãng, tập thể dục nhịp điệu, can thiệp dược lý và tiêm steroid ngoài màng cứng. Đa số bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không cần can thiệp phẫu thuật.

Thuốc giảm đau chỉ giúp giảm triệu chứng đau do thoái hóa đốt sống tạm thời

Điều trị nội khoa được sử dụng trong các đợt đau cấp do thoái hóa đốt sống hoặc giảm đau trong thời gian chờ phương pháp điều trị khác. Lạm dụng thuốc điều trị này có thể gây hại đến dạ dày, vì thế bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Điều trị thoái hóa đốt sống bằng ngoại khoa

Thoái hóa đốt sống nếu không can thiệp rất khó để phục hồi chức năng cột sống cũng như giảm đau đớn triệt để, song, phẫu thuật cột sống là can thiệp khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Rủi ro khi phẫu thuật thoái hóa đốt sống bao gồm rủi ro từ quá trình gây mê toàn thân như tổn thương não, đột quỵ, đau tim, đau họng, buồn nôn, ớn lạnh, khô miệng, tổn thương não,… Ngoài ra, cuộc phẫu thuật có thể gây rối loạn đông máu, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thần kinh và đau nhức nghiêm trọng hơn.

Do đó, với trường hợp cần điều trị ngoại khoa, bệnh nhân nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa, chẩn đoán chính xác vị trí thoái hóa đốt sống cũng như tình trạng bệnh, dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó sẽ xem xét có can thiệp ngoại khoa trực tiếp vào khu vực gặp vấn đề hay không.

3.3. Điều trị thoái hóa đốt sống bằng trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu

Hiện nay, điều trị thoái hóa đốt sống bằng trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu,… là an toàn và hiệu quả lâu dài, thay cho dùng thuốc hay phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi luyện tập phù hợp, dần dần bệnh nhân có thể được nắn chỉnh lại cấu trúc cột sống bị sai lệch về đúng vị trí, đồng thời giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Vật lý trị liệu có thể đánh giá và giải quyết các bất thường về tư thế và vận động bù trừ. Vật lý trị liệu chủ yếu bao gồm các bài tập kéo dài và uốn cong cột sống với trọng tâm là ổn định cốt lõi và tăng cường cơ bắp. Đặc biệt, thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể được điều trị các bài tập ổn định cốt lõi tập trung vào cơ bụng dưới, thắt lưng, gân kheo và cơ gấp hông, có thể cải thiện tạm thời hoặc vĩnh viễn các triệu chứng và cải thiện chức năng chung.

Vật lý trị liệu đem lại kết quả điều trị thoái hóa đốt sống khá tốt

Một số bệnh nhân có thể cảm thấy những lợi ích từ việc nẹp kết hợp với vật lý trị liệu. Ngoài ra, nẹp được phát hiện có lợi khi được thực hiện ngay sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, đặc biệt là ở những bệnh nhân có khuyết tật nội khớp vùng thắt lưng. Các bài tập như đi xe đạp, tập elip, bơi lội và đi bộ được coi là các bài tập aerobic có tác động thấp và được khuyến khích để giảm đau.

Khi tình trạng này được cải thiện, triệu chứng sẽ thuyên giảm tận gốc, an toàn và không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, một số phương pháp tác động khác điều trị thoái hóa đốt sống có hiệu quả khá tốt gồm: xoa bóp, châm cứu, điều trị bằng siêu âm, nắn chỉnh cột sống, kích thích điện,…

Người bị thoái hóa đốt sống cũng cần lưu ý điều chỉnh tư thế ngồi, đi, đứng,… sao cho phù hợp để giảm đau, giảm tiến triển bệnh.

Lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí đốt sống bị thoái hóa. Phương pháp vật lý trị liệu, luyện tập kết hợp với dùng thuốc giảm đau thường được chỉ định, song thuốc giảm đau, giảm triệu chứng không nên dùng kéo dài. Tốt nhất bệnh nhân hãy đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh biến chứng bệnh xảy ra.

Chiropractic hay Trị liệu thần kinh cột sống là một dạng y học thay thế liên quan đến việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các rối loạn cơ học của hệ cơ xương, đặc biệt là cột sống. Thao tác cột sống cụ thể xác định các khớp bị hạn chế hoặc những khớp có chuyển động bất thường. Một kỹ thuật đẩy nhẹ nhàng giúp trả lại chuyển động cho khớp bằng cách kéo căng các mô mềm và kích thích hệ thần kinh. Mục đích là tạo điều kiện cho cử động trên và dưới các đốt sống bị trượt ra trước. Các kỹ thuật khác là phân tâm uốn dẻo không đẩy hoặc điều chỉnh có sự hỗ trợ của dụng cụ.

Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, giàu y đức, tiêu biểu như PGS.TS Nguyễn Mai Hồng [nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch hội Loãng xương Hà Nội] chắc chắn sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra hướng điều trị tối ưu cho người bệnh.

Ngoài ra, chuyên khoa còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp hỗ trợ và chẩn đoán bệnh tốt nhất như máy đo loãng xương DEXA, máy chụp CT 128 dãy, máy chụp cộng hưởng tử,...

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề