Cách chăm sóc tai sau khi bấm khuyên

Bấm lỗ tai đang là trào lưu của giới trẻ. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai thì rất dễ bị mưng mủ, gây tổn thương cho tai? Vậy nên, nếu bạn nào đang và sắp có ý định đi bấm xỏ khuyên tai, thì hãy xem ngay lưu ý quan trọng sau khi bấm lỗ tai này nhé.

Bạn đang xem: Cách vệ sinh tai sau khi bấm lỗ


TOP 5 lưu ý quan trọng sau khi bấm lỗ tai 

1. Lựa chọn nơi bấm xỏ khuyên tai uy tín 

Để xỏ khuyên tai, có 2 cách làm phổ biến, đó là sử dụng kim và dùng súng bắn. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng kim để xỏ khuyên ít người làm, bởi phương pháp này sẽ lâu hơn và gây đau hơn là việc dùng súng bắn. Nhưng nếu bạn nào thắc mắc nên bấm khuyên tai bằng kim hay súng bắn, thì mình khuyên bạn nên dùng kim nhé. Bởi việc sử dụng kim người ta thường vệ sinh đồ nghề dễ hơn, kim sạch sẽ hơn, ít gây nhiễm trùng hơn. Còn súng bắn khó vệ sinh, nên nếu không làm sạch cẩn thận, rất dễ bị nhiễm trùng sau khi bắn lỗ tai.

Khi đi xỏ khuyên tai, bạn nên lựa chọn các cửa hàng nhìn có vẻ uy tín, sạch sẽ một chút. Đừng nên bắn lỗ tai của những người đi bán rong nhé. Bởi cả ngày người ta đi ngoài đường, đồ nghề dễ dính bụi bẩn, hơn nữa người ta cũng không có thời gian để vệ sinh đồ sau khi làm cho khách hàng. Vậy nên, điều này rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương, mưng mủ cho tai của chúng ta. Và đó là lưu ý quan trọng sau khi bấm lỗ tai nhất định phải ghi nhớ.

Lưu ý quan trọng sau khi bấm lỗ tai tránh để lại sẹo

2. Sau khi bấm lỗ tai nên kiêng ăn gì?

Một trong những điều quan trọng sau khi bấm lỗ tai tránh để lại sẹo và hạn chế các tổn thương khác, đó chính là việc sử dụng các thực phẩm. Theo các chuyên gia, một số thực phẩm ăn kiêng sau khi bấm lỗ tai bạn nên tránh như: Thịt gà, thịt bò, các món ăn hải sản, đồ nếp, rau muống,…. Bởi các thực phẩm này không chỉ tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, mà còn dễ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, sưng tây, khó chịu vùng da bị tổn thương nhé.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin như hoa quả, trái cây tươi, để giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Điều này sẽ giúp vùng da bị tổn thương mau lành và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Mới bấm lỗ tai nên kiêng ăn đồ hải sản

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa mồ hôi tay chân tự hết tại nhà

3. Thời gian phục hồi sau khi bấm lỗ tai 

Điều cần biết sau khi bấm lỗ tai, đó là thời gian phục hồi. Và không thể nói chắc chắn bấm lỗ tai bao lâu thì khỏi hoàn toàn được, bởi nó còn phụ thuộc vào từng vị trí xỏ khuyên. Nếu xỏ khuyên ở phần dái tai, thì thời gian phục hồi nhanh, từ 1-3 tháng là vết thương gần như khỏi hoàn toàn.

Xem thêm: Giải Thích Câu Nhai Kĩ Lo Lâu ", 6, Giải Thích Câu Thành Ngữ Ăn Kĩ No Lâu

– Còn nếu xỏ khuyên ở phần sụn tai, thì thời gian phục hồi lâu hơn, trung bình 3-10 tháng, tùy cơ địa và cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai của từng người. Nếu chăm sóc sau khi bấm lỗ tai đúng cách thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn.

Vậy làm thế nào để biết vùng xỏ khuyên tai đã phục hồi hay chưa? Rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát trên gương và dùng tay để cảm nhận, nếu thấy vùng xỏ khuyên không còn sưng, đau tấy, không có cục cứng, di chuyển khuyên thấy nhẹ nhàng, thì là phục hồi.

Cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai

4. Hạn chế tác động vào khuyên tai khi mới xỏ 

Đây cũng là lưu ý quan trọng sau khi bấm lỗ tai bạn cần đặc biệt ghi nhớ. Bởi nếu khi mới bấm lỗ tai, vùng xỏ khuyên vẫn đang bị tổn thương nặng nề, bạn mà tác động nhiều tới khuyên tai hoặc xoay khuyên nhiều, có thể khiến lỗ tai bị rách rộng hơn, làm vùng xỏ khuyên lâu lành hơn.

Trong trường hợp, mới xỏ khuyên bạn sợ khuyên dính vào tai thì có thể lấy nước muối sinh lý, làm ướt vùng da bị xỏ khuyên rồi mới lấy tay xoay nhẹ nhàng nhé. Hãy nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện, để tránh bị nhiễm trùng tai sau khi xỏ khuyên.

Mới xỏ khuyên tai nên hạn chế tác động vào khuyên

5. Tránh vệ sinh vùng xỏ khuyên bằng cồn

Có không ít bạn mắc phải sai lầm, dùng cồn để vệ sinh vùng tai xỏ khuyên, để tránh bị viêm nhiễm, mưng mủ,…. Nhưng bạn không biết rằng, cồn có thể làm khô da, vì thế nếu dùng cồn để vệ sinh tai, có thể khiến vết thương bị khô, nứt nẻ, bong tróc, và điều này không tốt cho việc xỏ khuyên tai chút nào. Cách tốt nhất để vệ sinh tai sau khi xỏ khuyên, đó là dùng bông y tế thấm vào nước muối sinh lý và vệ sinh tai nhé.

Cách vệ sinh tai sau khi mới bấm khuyên

bhxhhaiphong.vn

vừa chia sẻ đến bạn những lưu ý quan trọng sau khi bấm lỗ tai và cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên đúng cách rồi nhé. Mong rằng những thông tin này, sẽ giúp ích nhiều cho bạn, giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ, sưng đau sau khi xỏ khuyên nhé.

The page you are looking for no longer exists. Perhaps you can return back to the homepage and see if you can find what you are looking for. Or, you can try finding it by using the search form below.

Cũng giống như các hình thức xăm môi, xăm lông mày, việc bấm lỗ tai sẽ gây đau nhẹ, và cần thời gian chăm sóc ban đầu giống như chăm sóc vết thương.

Dược sĩ Huyền Trang

Làm thế nào để bấm lỗ tai không đau?

Khuyên tai vẫn là một trong những kiểu trang sức đem lại vẻ kiều diễm nhất cho các cô gái. Ngày nay để đa dạng hóa cá tính của mình thì những kiểu bấm khuyên độc đáo khác như bấm ở vành tai, khuyên mũi, khuyên môi, thậm chí khuyên rốn xuất hiện ngày càng nhiều.

  • Bấm ở phần thịt không bấm ở phần sụn: việc bấm ở phần thịt [ dái tai] sẽ hạn chế được cơn đau nhiều cho người bấm, và lành nhanh hơn so với vùng sụn khoảng 1 tháng.
  • Sử dụng thuốc tê tại chỗ trước khi bấm: việc sử dụng thuốc gây tê tại chỗ như lidocain..sẽ giảm đau khi bấm hiệu quả.
  • Chăm sóc vô trùng đúng cách sau khi bấm viết thương: hạn chế được những viêm nhiễm sau khi bấm, giúp quá trình liền viết thương lành lại.

Vết bấm mất thời gian bao lâu thì lành?

Thời gian lành vết bấm lỗ tai ở đây còn phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi cũng như vị trí bấm. Với những vị trí khác như mũi.. thì thời gian lành vết thương sẽ kéo dài từ 3 đến 9 tháng còn với vết bấm ở thùy tai để lành thường sẽ mất thời gian từ 6 đến 8 tuần.

Trong thời gian này để vết bấm không bị khô cứng lại thì các bạn nên duy trì việc xoay khuyên tai từ 1 đến 2 lần/1 ngày.  Tuy nhiên vẫn nên hạn chế việc động chạm tay vào vết thương bởi nếu tay không giữ vệ sinh sạch sẽ thì vết bấm rất dễ bị nhiễm trùng.

Khâu vệ sinh chăm sóc sau khi bấm lỗ tai đóng vai trò rất quan trọng trong việc vết bấm lỗ tai có nhanh lành hay không. Bạn có thể sử dụng oxy già hoặc nước khử trùng thấm vào bông vào vệ sinh xung quanh vết bấm 1 lần/1 ngày.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không được sử dụng cồn vì cồn tuy có chức năng sát khuẩn nhưng nó sẽ khiến cho vết bấm bị khô, dễ nứt nẻ và chảy máu.
  • Không được tháo khuyên tai khi vết bấm chưa lành.

Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai

  • Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng cồn sẽ khiến vết bầm bị khô, nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
  • Kiên trì vệ sinh vết bấm, vệ sinh mỗi ngày ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì việc vệ sinh  sát khuẩn thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.

  • Sau khi bấm phải duy trì đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự có chất liệu không bị rỉ từ 6 – 8 tuần để lỗ bấm không bị tịt. Mỗi ngày nhẹ nhàng xoay khuyên từ 1 – 2 lần, không nên xoay quá nhiều và quá mạnh.
  • Hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.
  • Cần lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện việc bấm lỗ.
  • Nếu gặp biến chứng bất thường sau khi bấm tuyệt đối không được tự ý xử lý vết thương mà nên đến cơ sở y tế  hoặc quay lại cơ sở đã làm để được tư vấn và hướng dẫn xử lý giải quyết.

Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai là điều không thể tránh khỏi và hoàn toàn có thể khắc phục. Sau khi bấm lỗ tai, việc vệ sinh và chăm sóc vết thương là điều vô cùng quan trọng. Trước khi quyết định làm đẹp cho đôi tai, bạn hãy lưu ý những điều này để tránh cho mình sự rủi ro nhé!

Mời bạn tham gia nhóm Hỏi Đáp Bác Sĩ để nhận được sự tư vấn miễn phí từ các Bác sĩ Chuyên Khoa tại đây, hoặc gọi điện theo Số máy 19006237 Tổng đài tư vấn sức khỏe & tâm lý 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề