Cách cải thiện Writing skill

Trong bốn kỹ năng của đề thi IELTS, bài thi IELTS Writing luôn là phần thi khá khó đối với hầu hết các bạn thí sinh . Cũng vì lẽ đó mà đây thường là nguyên nhân chính làm kéo giảm điểm Overall của các bạn. Vậy, làm thế nào để có thể cải thiện điểm bài thi IELTS Writing một cách tốt và hiệu quả nhất, hãy cùng GLN tìm hiểu nhé! 

1. Đầu tư thời gian học thêm nhiều từ vựng mới

  • Như chúng ta đã biết, từ vựng càng phong phú thì cách tiếp cận bài thi của chúng ta cũng sẽ dễ dàng hơn, và tất nhiên là điểm cũng sẽ càng cao. Tuy nhiên, cách này khá khó và mất rất nhiều thời gian. Để học và nhớ được các từ mới đã là khó, nhưng với bài thi IELTS Writing thì đòi hỏi người học cần phải nhớ được cả cách dùng đúng và các collocations đi kèm với từ đó, lại còn khó hơn nhiều. Và một điều nữa, dùng được từ mới nhưng lại dùng sai cách thì không những bạn không được điểm cao, mà còn bị trừ điểm. 
  • Bài thi IELTS có vô vàn chủ đề khác nhau, cho nên việc học thêm từ vựng cho tất cả các chủ đề là một việc đòi hỏi đầu tư cực nhiều thời gian và công sức, cần có sự quyết tâm cực lớn. 

2. Cách cải thiện IELTS Writing Task 1

Luyện tập phân tích biểu đồ trước khi bắt đầu viết

  • Thông thường, yêu cầu của Task 1 là “Summarize the information by selecting and reporting the main features…”, có nghĩa là chúng ta chỉ cần lựa chọn những số liệu nổi bật nhất để miêu ta, không nên cố gắng mô tả tất cả các số liệu [chỉ trừ trường hợp biểu đồ đơn giản ít số liệu. Thông thường chỉ nên lựa chọn 6 – 7 con số nổi bật để phân tích trong hai đoạn thân bài [chia đều là mỗi đoạn từ 3 – 4 số liệu] .
  • Do đó, hãy tập nhìn tổng quan trước có bao nhiêu biểu đồ trong bài, bao gồm những yếu tố nào: theo thời gian, theo giới tính,.. Mỗi biểu đồ đều mang một tính chất riêng, tập nhìn vào chúng và đưa ra được nhận xét và đánh giá yếu tố nào là quan trọng nên được đề cập rõ, yếu tố nào là không cần thiết.

Học các cấu trúc câu, từ vựng thường dùng trong IELTS

  • Đây chính là yếu tố giúp cho bài viết Writing Task 1 có phần “dễ xơi” hơn, vì các cấu trúc miêu tả biểu đồ thường là giống nhau và bạn cũng chẳng cần học 10 – 20 mẫu câu khác nhau. Lưu ý là ở bài viết này, đề thi không yêu cầu khả năng vốn từ và cấu trúc phức tạp của bạn, mà đơn giản chỉ dừng ở việc bạn miêu tả biểu đồ có đúng, đủ và dễ hiểu hay không. 
  • Vậy nên, khi biểu đồ dùng từ nào, hãy dùng chính xác lại từ đó hoặc “viết lại câu” khi bạn chắc chắn về nghĩa của nó. Không nên quá “sáng tạo” trong phần này, rủi ro nhiều hơn là may mắn đấy! 

Xác định viết chỉ trong 10 phút đầu 

  • Và bạn nên xác định là sẽ viết Writing Task 1 trước khi viết Writing Task 2. Vì Task 1 có yêu cầu đơn giản hơn và độ dài ít hơn, nên khi hoàn thành bạn sẽ có cảm giác an tâm và bình tĩnh khi “xắn tay” vào làm Task 2.

3. Cách cải thiện IELTS Writing Task 2 

Học từ vựng theo từng chủ đề 

  • Mặc dù từ vựng là một chủ đề rất rộng và khó nhằn nhưng Writing Task 2 thường chỉ hỏi về một vấn đề, ý kiến về lĩnh vực nào đó xung quanh chúng ta, vậy nên tốt nhất bạn cần phân bố từ vựng theo chủ đề đó để tiếp thu nhanh hơn và dễ dàng ghi nhớ hơn. Và nên nhớ khi học từ vựng cũng nên học luôn cả cấu trúc, ngữ pháp kèm theo, bạn có thể gây ấn tượng với giám khảo chấm thi khi sử dụng collocation đúng chuẩn đấy. 

Chia nhỏ thành từng phần để luyện tập trước 

  • Sau khi đã phân loại các dạng đề, thường mỗi dạng sẽ có một câu dẫn khác nhau. Hãy luyện tập theo từng phần nhỏ, bạn có thể bắt đầu với Mở bài và Kết bài trước. 
  • Ví dụ, bạn lấy tất cả đề ra, chỉ tập viết Mở bài và Kết bài cho 10 đề chẳng hạn, trong đó có áp dụng các câu dẫn bạn đã học trước đó. Tới bước này thì bản chất cũng giống như Writing Task 1 là “đóng khung”, nếu bạn đang ở trình độ cao hơn thì có thể chuyển nó thành câu từ riêng của bạn, nhưng tốt nhất vẫn nên bám sát lối đó để tránh lan man, đi lạc đề. 
  • Tiếp đến, hãy luyện viết 10 đoạn Thân bài 1 và 2 cho từng dạng đề. Cứ tiếp tục cho đến khi thành thạo và “quen mặt” với tất cả các dạng. Khi đó, hãy chuyển sang bước tiếp theo dưới đây. 

“Chất lượng hơn số lượng” 

  • Đây là lúc bạn đã có thể bắt đầu “điểm mặt gọi tên” các thể loại đề trong Writing IELTS. Thế nhưng, bạn vẫn chưa hài lòng với trình độ hiện tại. Thay vì cứ mải miết viết liên tục, lúc này bạn cần phải chọn lọc, dành ra mỗi tuần để viết một bài. Hãy dành ra một khoảng thời gian sau khi làm bài để xem lại và tự đánh giá bản thân, điểm nào khiến điểm của bạn vẫn không tăng lên hoặc tại sao mình lại luôn sai những lỗi cơ bản như vậy. Từ đó, bạn sẽ sáng suốt hơn khi tìm ra được giải pháp và tiến bộ hơn khi làm bài viết tiếp theo. 

Học thêm từ các bài Reading

  • Bài viết mẫu trên mạng của các thí sinh khác không phải lúc nào cũng đúng và chuẩn. Việc band điểm của bạn cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau nữa. Vậy nên, tại sao không tận dụng nguồn Reading của chính đề thi đó để học và nâng cao thêm kiến thức? Khi bạn áp dụng những mẫu câu, từ vựng mà ngay cả IELTS sử dụng, thì hội đồng chấm thi sẽ tin tưởng vào bài viết của bạn nhiều hơn, cũng như tạo được ấn tượng tốt. Từ đó, điểm bài thi Writing của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện đấy.

Trên đây là một số phương pháp cải thiện điểm IELTS Writing mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào bài làm của mình khi luyện thi và cả đi thi thật. Tại GLN English Center, bạn sẽ không chỉ được dạy một phương pháp và các học IELTS hiệu quả, mà chúng tôi còn giúp bạn nâng cao điểm số và biết cách khai thác công cụ để học viết tốt hơn nữa đấy. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu về các khóa luyện thi IELTS tại GLN English Center, hãy liên hệ Trung tâm tư vấn qua số điện thoại 0989 310 113 – 0948 666 358  để được giải đáp cụ thể và miễn phí.

Thủy Phạm

Nâng cao kỹ năng WRITING từ READING – Bạn đã biết chưa? Lâu nay, các bạn tự ôn luyện hoặc học IELTS đúng cách chưa? Nếu câu trả lời của các bạn là: “Không chắc/ Không biết nữa” thì hãy tham khảo 1 số tips của mình ở bên dưới để cải thiện kỹ năng Reading lẫn Writing hiệu quả nhé. Trong bài viết hôm nay, Anh ngữ UEC – địa chỉ học luyện thi IELTS tại Đà Nẵng sẽ chia sẻ với các bạn một phương pháp học đơn giản mà độc đáo để ôn luyện cùng lúc hai kĩ năng Reading và Writing nhé!

Nâng cao kỹ năng WRITING từ READING – Bạn đã biết chưa?

Học IELTS như thế nào cho nhanh và hiệu quả? Khi mới học IELTS các bạn đều từng nghe tới việc một kĩ năng này sẽ bổ trợ được cho kĩ năng khác, ví dụ như học Listening đi kèm với Speaking, học Reading hỗ trợ cho Writing,… Phương pháp học như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của mình.

Xem thêm: “Tất tần tật” các dạng bài IELTS Writing task 2

Để luyện tập Writing, bạn không nên cắm đầu vào viết ngay những bài văn dài mà nên làm những bài tập nhỏ, đơn giản để nâng cao trình độ của mình, chỉ cần biết cách tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp và kiên trì với cách học đó thì việc luyện IELTS 8.0 là điều hoàn toàn có thể.

I. Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS Writing Task 1 

Với Task 1 của IELTS Academic Writing, bạn sẽ được yêu cầu miêu tả một biểu đồ hay một quy trình. Thường các bạn học phần này bị thiếu từ vựng để diễn đạt được đúng và đủ ý trong bài viết. Từ vựng chuyên để viết phần Task 1 sẽ lấy ở đâu nhỉ? Tìm từ vựng trên Google và học thuộc là cách học không thực sự hiệu quả. Bạn sẽ cảm thấy bị nhồi nhét mà thiếu đi thời gian thẩm thấu và luyện tập những gì được học. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với bạn một dạng bài tập phù hợp cho Task 1 của Writing. 

Trước tiên hãy click vào link để xem bài báo này trên trang The Independent: 

//www.independent.co.uk/news/world/global-middle-class-is-more-promise-than-reality-with-13-per-cent-of-population-qualifying-study-finds-10413727.html ;

Rồi thực hiện các bước sau đây: 

Bước 1: In bài báo và đọc nhanh qua một lần [Mình khuyên các bạn nên in ra vì nếu đọc trên máy tính quá lâu sẽ gây mỏi mắt]. Trong quá trình đọc chắc chắn bạn sẽ gặp các từ mới. Sử dụng từ điển để tra những từ bạn chưa biết và ghi chú cách sử dụng của các từ đấy cùng với ví dụ cụ thể. 

Bước 2: Dùng bút gạch chân tất cả những cụm từ có nhắc tới số lượng, tỉ lệ và sự thay đổi của những số liệu đó [ví dụ: 88% of…, just over a tenth,…rose significantly]. Những cụm từ này thường nằm ở những phần đưa ra ví dụ chứng minh cho các luận điểm trong bài với số liệu cụ thể cho từng thông tin. 

Bước 3: Chép lại những câu có chứa các cụm từ ở bước 2 vào một quyển vở riêng của bạn. Sau đó viết một hoặc hai câu tương tự [sử dụng kĩ năng paraphrase] xuống dưới câu bạn vừa chép được, hoặc viết một câu có chủ đề hoàn toàn khác nhưng giữ nguyên cụm từ đã gạch chân. Bạn có thể tạo ra nhiều câu văn khác nhau bằng cách đổi từ chủ động sang bị động, sử dụng mẫu câu đảo ngữ, từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, v.v… 

II. Làm thế nào để nâng cao kỹ năng WRITING từ READING

Cách nâng cao kỹ năng WRITING từ READING

1. Học cấu trúc ngữ pháp, cách hành văn của tác giả

Ngoài từ vựng, các bạn cần phải bắt chước sử dụng cấu trúc ngữ pháp ăn điểm và phù hợp với văn phong học thuật. Đây cũng là cách phổ biến để nâng cao kỹ năng WRITING từ READING đó nhé!

Ví dụ: “Creativity in all forms can be seen as expertise mixed with a high level of motivation” [Weisberg, 1993]

Điểm sáng về mặt ngữ pháp: Passive voice & Redundant Relative Clause

Nếu các bạn chưa biết hay chưa nắm chắc về hai điểm ngữ pháp nâng cao này, hãy tự nghiên cứu và mày mò thêm để hiểu và vận dụng chúng một cách chính xác trong bài viết của mình nhé!

2. Học những từ vựng đắt giá từ bài đọc – nâng cao kỹ năng WRITING từ READING

  • Trạng từ [chỉ mối quan hệ đối lập/ nguyên nhân/ kết quả]

Ví dụ: “Yet in order to learn by themselves,…”

Câu hỏi: Which paragraph contains the following info.?

Thông tin: examples of classroom techniques which favour socially-disadvantaged children.

Đáp án: Paragraph D: “There are quite a number of new methods which can help, such as child-initiated learning, ability-peer tutoring; ect. Such practices have been found to be particularly useful for bright children from deprived areas.”

Giải thích: from deprived areas = socially-disadvantaged

Như vậy, để hiểu được nội dung bài đọc, trả lời các câu hỏi được đưa ra và vận dụng chúng vào writing, các bạn không cần thiết phải hiểu hết cả bài mà chỉ chọn lọc để hiểu và ghi nhớ những gì cốt lõi, mang tính chất quyết định và có tính ứng dụng cao về sau.

Ví dụ từ bài đọc: “If the gifted merely think more quickly, then we can teach them more quickly. If they merely make fewer errors, then we can shorten the practice.”

Kết luận: “make fewer errors” là cụm từ cần phải học  không dùng “do fewer errors”

  • Trạng từ [chỉ thời gian/không gian/tần suất/mức độ…]

Ví dụ: “to reach an exceptionally high standard in any area…”

3. Xác định phương pháp học đúng đắn

Nếu Tiếng Anh của bạn đang ở level Beginner, thậm chí Intermediate thì ĐỪNG CHỈ lao vào bấm giờ, cày đề Reading ngày đêm để tính số câu đúng. Nếu các bạn làm vậy, các bạn đang đi ngược lại quy trình, điều này hoàn toàn phản tác dụng, phí phạm thời gian và công sức.

Hãy nhớ: CHẬM MÀ CHẮC!

Bạn chưa cần phải chăm chăm vào việc trả lời câu hỏi và check đáp án khi bạn đọc lướt qua cả bài mà không hiểu một tí gì. Đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần, tra từ vựng, phân tích ý nghĩa/cấu trúc ngữ pháp… để từ đó phát triển song song cả Reading và Writing cùng một lúc.

Vậy thì các bạn đã xác định cho mình cách học Reading Passages của IELTS để phát triển đồng thời Reading và Writing chưa? Để ôn luyện nhiều hơn về các kỹ năng IELTS, liên hệ ngay UEC Đà Nẵng nhé!

Chúc các bạn ôn luyện thật tốt!

Xem thêm:

>> IELTS Writing – Các lỗi ngữ pháp thường gặp Band 3.0-5.0 [Phần 1]

>> IELTS Writing – Các lỗi ngữ pháp thường gặp Band 3.0-5.0 [Phần 2]

Video liên quan

Chủ Đề