Các yếu tố khi giải bài toán trên máy tính

* Các bước để giải một bài toán trên máy tính:

        + Xác định bài toán

        + Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

        + Viết chương trình

        + Hiệu chỉnh

        + Viết tài liệu.

1. Xác định bài toán :

    - Là xác định rõ 2 thành phần Input và Output và mối quan hệ giữa chúng để có thể lựa chọn thuật toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.

2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán:

    a. Lựa chọn thuật toán:

        - Là bước quan trọng nhất để giải bài toán.

        - Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán, cần thiết kế hoặc chọn 1 thuật toán phù hợp để giải bài toán cho trước.

    b. Diễn tả thuật toán :

        VD: Tìm UCLN [M,N]

        - Xác định bài toán

            + Input: cho M,N

            + Output: UCLN [M,N]

- Ý tưởng:

 + Nếu M=N thì UCLN [M]

 + Nếu M>N  thì M!M-N

 + Nếu MN  thì M\[\leftarrow\]M-N

  • Nếu MN thì M \[\leftarrow\] M - N rồi quay lại B2;
  • B4: N \[\leftarrow\] N – M rồi quay lại B2;
  • B5: Đ­ưa ra kết quả ­UCLN rồi kết thúc. 
  • Sơ đồ khối:
  • 3. Viết chương trình

    - Là việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.

    - Khi chọn ngôn ngữ lập trình nào phải tuân theo quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

    4.  Hiệu chỉnh

    - Sau khi viết xong, chương trình cần phải được thử bằng một số Input tiêu biểu. Nếu phát hiện sai sót thì phải sửa chương trình rồi thử lại.

    5. Viết tài liệu

    - Tài liệu phải mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng. Từ tài liệu này, ngư­ời sử dụng đề xuất các khả năng hoàn thiện thêm.

    Bài 6: Giải bài toán trên máy tính – Lý thuyết: Giải bài toán trên máy tính trang 47 SGK Tin học 10. Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau:

    Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau:

    Bước 1. Xác định bài toán:

    Đặc tả Input và Output của bái toán, các điều kiện ràng buộc.

    Bước 2.  Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

    Lựa chọn thuật toán thích hợp: ngắn gọn, dễ hiểu để viết chương trình, thời gian thực hiện chương trình ngắn nhất…

    Diễn tả thuật toán: bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ.

    Bước 3. Viết chương trình: là cách diễn đạt thuật toán thông qua một ngôn ngữ lập trình có sẵn nào đó [ví dụ: ngôn ngữ lập trình Pascal, c++…], khi chọn ngôn ngữ lập trinh nào ta phải tuân theo đúng cú pháp của ngôn ngữ lập trình đó.

    Quảng cáo

    Bước 4. Hiệu chỉnh

    Chính là test lại chương trinh bằng cách đưa ra các bộ Input với các trường hợp có thể xảy ra cho bài toán.

    Bước này để soát lỗi và kiểm tra tính đúng đắn của chương trình

    Bước 5. Viết tài liệu

    Mô tả lại quá trình giải bài toán: phát biểu bài toán, viết thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.

    Câu hỏi: Khi giải bài toán trên máy tính ta cần quan tâm đến yếu tố nào?

    A. Phương pháp giải toán

    B. Đưa vào máy thông tin gì [ input], cần lấy thông tin gì [output]

    C. Các tính chất của thuật toán

    D. Thuật toán giải bài toán

    Trả lời:

    Đáp án đúng: B. Đưa vào máy thông tin gì [ input], cần lấy thông tin gì [output]

    - Giải thích:

    + Khi dùng máy tính giải toán cần quan tâm đến các yếu tố đưa vào máy tính thông tin gì [ input], cần lấy thông tin gì [output].

    Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung bài Giải bài toán trên máy tính qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Khái niệm bài toán

    -Bài toánlà một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện.

    - Các yếu tố của một bài toán:

    +Input:Thông tin đã biết, thông tin đưa vào máy tính.

    +Output:Thông tin cần tìm, thông tin lấy ra từ máy tính.

    - Ví dụ: Bài toán tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương, khi đó:

    + Input: hai số nguyên dương A, B.

    + Output: ước chung lớn nhất của A và B

    2. Khái niệm thuật toán

    a] Khái niệm

    - Thuật toán là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

    b] Biểu diễn thuật toán

    - Sử dụng cách liệt kê: nêu ra tuần tự các thao tác cần tiến hành.

    - Sử dụng sơ đồ khối để mô tả thuật toán.

    c] Các tính chất của thuật toán

    - Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.

    - Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng 1 thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo.

    - Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

    3. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

    a] Lựa chọn thuật toán

    - Một bài toán có nhiều cách giải, do đó người ta lựa chọn thuật toán phù hợp nhất dựa trên các tiêu chí:

    + Thời gian thực hiện ngắn

    + Sử dụng ít ô nhớ

    + Thuật toán dễ hiểu, ít phức tạp

    + Tốn ít tài nguyên nhất có thể.

    b] Diễn tả thuật toán

    Ví dụ:Tìm ước chung lớn nhất [ƯCLN] của hai số nguyên dương M và N.

    - Xác định bài toán:

    + Input: Nhập M, N

    + Output: ƯCLN[M, N]

    - Ý tưởng: Sử dụng những điều đã biết sau:

    + Nếu M = N thì giá trị chung đó là ƯCLN của M và N

    + Nếu M > N thì ƯCLN[M, N] = ƯCLN[M – N,N]

    + Nếu M < N thì ƯCLN[M, N] = ƯCLN[M,N- M]

    - B1. Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê

    + Bước 1: Nhập M,N;

    + Bước 2: Nếu M=N đưa ra ƯCLN[M,N]=M; kết thúc

    + Bước 3: Nếu M>N thì M← M-N rồi quay lại bước 2;

    + Bước 4: N ← N-M rồi quay lại bước 2

    - B2. Thuật toán diễn tả bằng sơ đồ khối

    Sau đây là hai ví dụ mô phỏng các bước thực hiện thuật toán trên:

    4. Viết chương trình

    Ngôn ngữ lập trình + Thuật toán = Chương trình

    - Khi viết chương trình ta nên chọn một ngôn ngữ lập trình hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp vơi thuật toán.

    - Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo ngôn ngữ đó.

    - Chương trình dịch chỉ có thể phát hiện và thông báo về mặt ngữ pháp.

    5. Hiệu chỉnh bài toán

    - Khái niệm: là việc thử chương trình với 1 số bộ Input tương ứng với Output đã biết trước, từ đó ta xác định được các lỗi của chương trình.

    - Mỗi bộ Input – Output được gọi là các Test.

    5. Viết tài liệu

    - Tài liệu dùng để:

    + Mô tả bài toán, thuật toán;

    + Thiết kế chương trình;

    + Kết quả thử nghiệm;

    + Hướng dẫn sử dụng.

    - Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm.

    - Các bước có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả.

    Video liên quan

    Chủ Đề