Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel

Skip to content

Address: Tòa nhà Viettel, khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội

Name: Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel [VHT]

Full Name: Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel [VHT]

Name: Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel [VHT]

Website: //viettelrd.com.vn

Tổng Công ty Công NghiệpCông Nghệ Cao Viettel [VHT] trực thuộc Tập đoàn Côngnghiệp - Viễn thông Quân đội, được thành lập từ tháng 02/2011 với hơn 1200 nhânsự chất lượng cao, đã và đang trở thành nơi hội tụ của nhiều Tiến sỹ, Thạc sỹđược đào tạo tại các Quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

Với sứ mệnh tạo ra các sản phẩm khí tài quân sự Made-in-Vietnam, Made-by-Vietnamese, tiếntới mục tiêu nắm giữ công nghệ lõi, VHT tập trung nghiên cứu phát triển các hệthống chỉ huy và điều khiển, radar, thiết bị thông tin, hệ thống chỉ thị mụctiêu hải đảo, các hệ thống tác chiến điện tử, mô hình mô phỏng tập trận, các hệthống cảnh giới quang điện tử,...đi kèm với các sản phẩm lượng dụng, dân sự nhằmtăng cường khả năng an ninh quốc gia, quốc phòng, bảo vệ biên giới và lãnh thổViệt Nam và từ đó hiện thực hóa tham vọng để trở thành “Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng” tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 24/5, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel [Viettel High Technology Industries Corporation - VHT]. Sự kiện thể hiện quyết tâm của đơn vị trong việc hưởng ứng lời kêu gọi"Make in Vietnam" của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel được giao nhiệm vụ chính là tập trung phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp điện tử viễn thông.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.

"Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel sẽ là một nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình hiện đại hóa quân đội, xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Đơn vị còn là nguồn lực cho phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp quốc gia, đưa Việt Nam ra khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước phát triển", Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết.

Cũng theo Thiếu tướngLê Đăng Dũng, chỉ bằng việc làm chủ công nghệ lõi thì một quốc gia mới có thể trở thành cường quốc.

Việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao là tiếp tục giai đoạn phát triển thứ tư của Viettel. VHTvới 3 nền công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp quốc phòng, công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp an ninh mạng, sẽ thực hiện nhiệm vụ "Make in Vietnam", đưa các sản phẩm công nghệ mạng ra thị trường quốc tế.

Lãnh đạo bộ ban ngành tham quan khu triển lãm.

Là một trong những đơn vị đi đầu của Việt Nam ở lĩnh vực công nghệ cao, Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công 78 sản phẩm, làm chủ 68 công nghệ lõi với 111 sáng chế. Tổng doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao đến năm 2018 đạt 1,05 tỷ đôla Mỹ.

Lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất của Viettel đã bước sang năm thứ 9 và trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn một, từ năm 2011 - 2013, Viettel tập trung nghiên cứu các nền tảng, công nghệ lõi, xây dựng quy trình để định hình các dòng sản phẩm và bước đầu chế tạo thử nghiệm sản phẩm.

Giai đoạn 2, từ năm 2014 - 2016, từ chỗ thuần túy nghiên cứu, Viettel đã có những sản phẩm bán cho đối tác trong nước. Từ năm 2017 đến nay, Viettel thực hiện chuẩn hóa hệ thống quy trình theo quy chuẩn quốc tế, làm chủ công nghệ lõi và bước đầu đưa các sản phẩm ra thị trường thế giới. Tập đoàn làm chủ toàn bộ các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với quy trình bảo mật tuyệt đối.

Viettet đặt mục tiêu đến 2030 sẽ đứng trong Top 10 các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới.

Thành Dương

[HNMO] - Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ [USPTO] vừa công nhận Bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ đối với 2 đăng ký của Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel [VHT] - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel].

Hệ thống máy thông tin quân sự ứng dụng sáng chế về ăng-ten cấu trúc nhỏ gọn, băng thông rộng, đủ xử lý thông tin tốc độ cao.

Đó là sáng chế “Ăng-ten hai phân cực dải rộng” đưa ra phương án ăng-ten cấu trúc nhỏ gọn, băng thông rộng, đủ xử lý thông tin tốc độ cao và “Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn” mang lại các tính năng quan sát tích hợp với phạm vi hàng chục kilomet, cung cấp hình ảnh có độ tương phản cao trong các điều kiện khắc nghiệt.

Như vậy, trong năm 2021, USPTO đã cấp cho VHT 5 bằng sáng chế độc quyền, đưa tổng số bằng sáng chế do VHT sở hữu lên con số 8 và là doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế bảo hộ độc quyền tại Mỹ nhất, bao trùm trên cả 3 lĩnh vực: Quân sự, dân sự và viễn thông. 

Kỹ sư nghiên cứu sáng chế thuộc lĩnh vực trạm thu phát viễn thông của VHT được bảo hộ độc quyền tại Mỹ

Ông Nguyễn Vũ Hà - Tổng Giám đốc VHT cho biết, các bằng sáng chế do Mỹ bảo hộ là vật chứng đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp tiến bước vào thị trường quốc tế. Các giải pháp kỹ thuật được đăng ký sáng chế đều là các giải pháp đáp ứng được tính mới trên thế giới, mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, giải quyết được những hạn chế về kỹ thuật đã có trong lĩnh vực đăng ký.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ [Bộ Khoa học và Công nghệ], năm 2021, VHT là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam, tiếp theo là Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, các đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm qua, VHT đã nộp đơn 66 sáng chế lên Cục Sở hữu trí tuệ và đã được cấp 17 bằng sáng chế.

Viettel chính thức bàn giao vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc cho ông Tào Đức Thắng

[NLĐO]- Tập đoàn Viettel đã chính thức tổ chức lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn từ thiếu tướng Lê Đăng Dũng sang đại tá Tào Đức Thắng.

  • Viettel có tân Chủ tịch, Tổng giám đốc 48 tuổi

  • Giá trị thương hiệu Viettel 6 năm liên tiếp được xếp hạng số 1 Việt Nam

  • Viettel 5 năm liên tiếp là doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất Việt Nam

  • Hệ thống bán lẻ Viettel ra mắt chuỗi giadung.vn

Ngày 8-2, dưới sự chứng kiến của Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel] đã tổ chức Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc [TGĐ] tập đoàn.

Lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Ảnh: Đức Thọ

Theo đó, thiếu tướng Lê Đăng Dũng về nghỉ hưu theo chế độ.

Đại tá Tào Đức Thắng trở thành người thứ 8 giữ vị trí cao nhất của Viettel từ khi thành lập [1989].

Tại lễ bàn giao, đại tá Tào Đức Thắng, tân Chủ tịch kiêm TGĐ tập đoàn Viettel, cam kết luôn giữ vững tinh thần tiên phong, dẫn dắt, vị thế số 1 Việt Nam, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng của các thế hệ đi trước, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho Viettel.

Cụ thể, Viettel sẽ thực sự là một Tập đoàn viễn thông, công nghiệp, công nghệ ở quy mô toàn cầu; Viettel sẽ là hạt nhân của nền công nghiệp quốc phòng, hình thành cho được ngành nghiên cứu sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam; Viettel sẽ kiến thiết xã hội số ở Việt Nam với 4 trọng tâm: Chính phủ số để người dân được phục vụ tốt hơn; Kinh tế số để người dân giàu có hơn; Xã hội số để người dân hạnh phúc hơn; An ninh mạng để người dân sống và làm việc an toàn hơn; Viettel sẽ tiếp tục tiên phong, dẫn dắt trải nghiệm người dùng trong các xu hướng công nghệ mới của tương lai.

"Tôi ý thức rằng, trọng trách ngày hôm nay tôi nhận là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vinh quang. Tôi xin hứa đem hết sức mình cùng với các đồng chí, đồng đội ở Viettel làm mọi điều có thể vì sự phát triển của Viettel và qua đó, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn ở bất kỳ đâu mà Viettel có mặt"- đại tá Tào Đức Thắng cam kết.

Đại tá Tào Đức Thắng trước đó đã chính thức điều hành hoạt động của Viettel từ ngày 1-1-2022 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 25-12-2021.

Trước khi được bổ nhiệm, ông Tào Đức Thắng từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt của Viettel như: Phó TGĐ Tập đoàn Viettel [2018-2021], Quyền Phó TGĐ Tập đoàn [2015-2018], Quyền TGĐ Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel [2014-2015], TGĐ Tổng công ty Mạng lưới Viettel [2013-2014], Giám đốc Công ty Mạng lưới Viettel [2010-2013], Quyền Phó giám đốc Công ty Viễn thông Viettel [2008-2010]...

Năm 2005, ông gia nhập Viettel với vai trò Trưởng phòng Quản lý Kỹ thuật, Công ty Điện thoại di động Viettel [TCT Viễn thông Quân đội]. Từ 2005-2008 ông lần lượt giữ các chức vụ Phó giám đốc Trung tâm điện thoại di động KV1, Phó giám đốc Trung tâm điều hành kĩ thuật [Công ty Viễn thông Viettel]. Trước đó, từ 1995-2005 ông làm việc tại Công ty Điện thoại Hà Nội và Bưu điện Hà Nội.

Phụ trách Tổng công ty Mạng lưới Viettel [VTNet] trong nhiều giai đoạn, đại tá Tào Đức Thắng đã có đóng góp quan trọng cùng VTNet xây dựng và triển khai hệ thống 120.000 trạm thu phát sóng di động [BTS] phục vụ hàng chục triệu khách hàng, tạo tiền đề để Viettel làm nên 2 cuộc cách mạng trong viễn thông: phổ cập điện thoại di động và Internet di động băng rộng.

Đáng chú ý, trong giai đoạn lãnh đạo TCT Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, ông cũng góp phần đưa Viettel trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất với 10 thị trường quốc tế với 5 quốc gia đứng số 1 về thị phần, 8 thị trường đã có lãi, 3 thị trường đã thu hồi về nước gấp 4-5 lần số vốn đã đầu tư.

Đại tá Tào Đức Thắng kế nhiệm thiếu tướng Lê Đăng Dũng làm Chủ tịch kiêm TGĐ tập đoàn Viettel

Trải qua 33 năm, Viettel đã có 4 giai đoạn phát triển và 3 thế hệ lãnh đạo.

Thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Viettel là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt của Binh chủng thông tin liên lạc đã tìm ra con đường để những người lính thông tin có thể góp phần xây dựng đất nước đồng thời định vị phương hướng phát triển cho Viettel.

Thế hệ lãnh đạo thứ hai của Viettel làm việc và trưởng thành cùng nhau từ khi Viettel kinh doanh dịch vụ viễn thông. Thế hệ lãnh đạo này đã phổ cập dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới; mở rộng không gian phát triển của Viettel sang các ngành công nghiệp an ninh mạng, công nghiệp sản xuất điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; đưa Việt Nam song hành cùng với tốc độ phát triển công nghệ của thế giới, tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số ở Việt Nam.

Đại tá Tào Đức Thắng thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 3, nhận nhiệm vụ dẫn dắt Viettel trong bối cảnh Viettel là tập đoàn công nghiệp, công nghệ, viễn thông lớn nhất Việt Nam, là nòng cốt của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, với gần 50 ngàn cán bộ, nhân viên; đầu tư và kinh doanh ở 10 quốc gia thuộc 3 châu lục; đóng góp cho Nhà nước hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm; là thương hiệu viễn thông có giá trị lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 10 ở Châu Á.

Còn trong hơn 3 năm, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng là người "chèo lái" Viettel, có đến 2 năm cả thế giới chống chọi với đại dịch Covid-19 toàn cầu. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất về dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế- xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng…, Viettel kiên cường tăng trưởng với nhiều thành quả.

Theo đó, doanh thu đạt 274.000 tỉ đồng [tăng trưởng 17%], lợi nhuận 40.100 tỉ đồng [tăng trưởng 7%], đặc biệt giá trị thương hiệu: 8,758 tỉ USD [tăng trưởng 175%]. Viettel tiếp tục là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam [5 năm liên tục].

Những người giữ vị trí cao nhất ở Viettel qua các thời kì

1.

Đại tá Võ Đặng

Tồng Giám đốc Tổng Công ty điện tử thiết bị thông tin [Sigelco]

2.

Đại tá Phạm Ngọc Điệp

Giám đốc Công ty điện tử thiết bị thông tin [Sigelco]

3.

Đại tá Đàm Rơi

Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội [Vietel]

4.

Đại tá Nguyễn Hữu Đăng

Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội [Vietel]

5.

Trung tướng Hoàng Anh Xuân

Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội [Vietel]

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội [Viettel]

Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội [Viettel]

6.

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng

Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội [Viettel]

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel]

7.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng

Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel]

8.

Đại tá Tào Đức Thắng

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội [Viettel]

Thế Dũng

Video liên quan

Chủ Đề