Các vụ ngộ độc thực phẩm năm 2023

Minh Châu

Theo đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm;

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm;

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm cao nhất về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn do mình phụ trách;

Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;

Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo an toàn thực phẩm;

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Chi tiết xem tại Chỉ thị 17-CT/TW ngày 21/10/2022.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email .

  1. Trang chủ
  2. Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại trường học năm 2022 - 2023

[Quang Binh Portal] - Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2022 - 2023, Sở Y tế vừa có Công văn số 2406/SYT-NVY đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các trường học trên địa bàn triển khai rà soát, tuân thủ đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ... của người tham gia chế biến thực phẩm; thực hiện nghiêm quy định về kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn và kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào.

Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông, tập huấn phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm đối với các trường học có bếp ăn bán trú, nội trú; thông tin kịp thời các sản phẩm, cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm để nhà trường, phụ huynh và học sinh được biết; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể các trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại khu vực xung quanh trường học..., kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sở Y tế cũng đề nghị các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các trường học trên địa bàn giám sát chặt chẽ chất lượng nước uống trực tiếp cho học sinh; giám sát sản phẩm thực phẩm được tặng miễn phí hoặc phân phát trong các chương trình giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, bán, quà tặng do tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực nhà trường; trường hợp phát hiện hay nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn, yêu cầu tạm dừng sử dụng sản phẩm và thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương để xác minh, xử lý; chỉ đạo Trung tâm Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị chuyên môn để xử lý nhanh, có hiệu quả khi xảy ra các sự cố mất an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm; xử trí vụ ngộ độc thực phẩm [nếu có] theo quy định.

PV:NQ

Ngày 4-8, tại họp báo quý 2-2022 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin hàng chục du khách ngộ độc, ngày 3-8, Ban quản lý An toàn thực phẩm đã thanh, kiểm tra toàn diện cơ sở có trong lời khai của các du khách. 

Ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng Ban An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng trả lời họp báo

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở M.P [đường Hồ Nghinh, quận Sơn Trà] không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, chưa có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Còn tại cơ sở kinh doanh thứ 2 mà đoàn khách ghé qua [nhà hàng T.S, đường Nguyễn Tri Phương, quận Hải Châu], ông Hải cho rằng đây là cơ sở đã nằm trong diện quản lý trên hệ thống.

Ông Hải cho biết thêm, việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong đợt cao điểm mùa hè đã được dự báo trước. Điều này chủ yếu do 3 yếu tố gồm nắng nóng tăng cao khiến các vi sinh vật phát triển rất thuận lợi; dịch Covid-19 gây gián đoạn nguồn nhân lực, đặc biệt là tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và du lịch; sự bùng phát du lịch khiến quá tải cục bộ.

Cũng theo ông Hải, giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là thực hiện 3 giải pháp như truyền thông đi trước một bước; thanh - kiểm tra toàn diện để tạo sức lan tỏa; tranh thủ sự tham gia của người tiêu dùng.

Ngay từ tháng 3-2022, Ban quản lý An toàn thực phẩm đã lập danh sách khoảng 300 cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống để theo dõi thường xuyên. Đồng thời phối hợp Sở Du lịch để huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở trên. Ban quản lý sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng để an toàn vệ sinh thực phẩm được gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận của cơ sở đó.

"Làm sao cho người tiêu dùng nhận biết được đâu là cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trả tiền đúng với chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu làm không tốt thì người tiêu dùng sẽ là người trừng phạt doanh nghiệp", ông Hải nhấn mạnh.

XUÂN QUỲNH

Từ khoá :

Chủ Đề