Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

Còn có tên gọi phổ biến gần tương đương là ngành cơ khí chế tạo máy, tên ngành tiếng anh tương đương là Manufacturing Engineering. Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm [cơ khí], đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể.

Ngành công nghệ chế tạo máy tham gia lập quy trình gia công và tổ chức sản xuất cơ khí

Ngành công nghệ chế tạo máy có liên quan mật thiết thế ngành Cơ khí, hầu như các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của ngành cơ khi đều là nền tảng cần thiết cho ngành Công nghệ chế tạo máy. Vậy thì có sự khác biệt nào giữa cơ khí và ngành công nghệ chế tạo máy?

Nhắc đến cơ khí là nhắc đến việc gia công các vật liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm cơ khí mong muốn. Những sản phẩm cơ khí này thường được xét ở góc độ từng chi tiết cố định. Nhưng các sản phẩm cơ khí không phải chỉ gia công một lần là hoàn thiện, mà phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, liên quan tới rất nhiều bộ phận, nhiều nhân công khác nhau. Mỗi công đoạn lại có nhiều phương pháp gia công khác nhạu để chọn lựa.

Kỹ sư ngành công nghệ chế tạo máy luôn phải giải quyết các quy trình tổ chức sản xuất đảm bảo sản xuất nhanh chóng, hiệu quả, chi phí thấp...

Ở mức độ sản xuất trong các nhà máy lớn, khi số lượng sản phẩm cần gia công là cực lớn, thì yêu cầu đặt ra là: phải xây dựng được quy trình gia công tối ưu, tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng, năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao. Điều này không hề đơn giản, đòi hỏi phải am hiểu tốt nhiều lĩnh vực khác nhau, am hiểu tường tận các vấn đề kỹ thuật cơ khí... Chính vì vậy mà chuyên ngành cơ khí chế tạo máy được hình thành để chuyên giải quyết vấn đề trên.

Ngành công nghệ chế tạo máy tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm cơ khí

Ở góc độ chuyên môn kỹ thuật sâu hơn, rất nhiều các sản phẩm cơ khí không đơn thuần là một khối cố định, mà gồm nhiều chi tiết cơ khí đơn lẻ được lắp ráp lại với nhau. Các chi tiết này có mốt liên hệ với nhau về mặt tiếp xúc, lại có tác động chuyển động tương tác với nhau.

Thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cơ khí luôn là kỹ năng áp dụng hàng ngày trong công việc

Để tạo ra được các sản phẩm này, cần phải có tư duy tổng thể về hệ thống cơ khí, về truyền động, về lắp ghép các chi tiết; các chi tiết truyền động còn bị ảnh hưởng bởi nhiều lực tác động trong quá trình truyền động làm cho chi tiết có thể bị phá vỡ. Những vấn đề trên cũng được giải quyết bởi ngành công nghệ chế tạo máy.

Theo đuổi chuyên môn ngành công nghệ chế tạo máy

Khối kiến thức chuyên môn phần lớn là khối kiến thức về cơ khí, gia công cơ khí. Khối kiến thức về các kỹ năng thiết kế sản phẩm cơ khí, thiết kế chi tiết máy và máy. Khối kiến thức về tổ chức quy trình sản xuất, vận hành quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phâm cơ khí.

Công việc và việc làm ngành công nghệ chế tạo máy

Nhu cầu lao động của ngành công nghệ chế tạo máy là khá lớn, đặc biệt là trong hầu hết các nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí ở khắp nơi trên Việt Nam cũng như thế giới. Các vị trí công việc: vận hành quy trình sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, thiết kế chi tiết cơ khí, thiết kế máy.

Về tuyển sinh hầu hết các trường kỹ thuật đều có đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy, xem danh sách các trường tuyển sinh ngành công nghệ chế tạo máy.

Ngành công nghệ chế tạo máy là một ngành mũi nhọn trong ngành cơ khí hiện nay với nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Vậy theo học Ngành công nghệ chế tạo máy học những môn gì, chương trình đào tạo sẽ đem lại những kiến thức nào? Tất cả thắc mắc này của các bạn thí sinh sẽ được chúng tôi giải đáp một cách đầy đủ thông qua bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo nhé.

Các chương trình đào tạo Ngành công nghệ chế tạo máy

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Ngành công nghệ chế tạo máy có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức cơ sở và chuyên ngành toàn diện, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, chuyên nghiệp, có năng lực nghiên cứu, làm việc độc lập sáng tạo để giải quyết những vấn đề về chế tạo và vận hành máy móc trong công nghiệp,… nhằm phục vụ yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ chế tạo máy do Bộ Giáo dục và đào tạo thiết kế một cách toàn diện, phù hợp với tất cả các trường đại học hiện nay. Sinh viên theo học chương trình đào tạo ngành học này sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức cơ sở, chuyên môn và kỹ năng thiết kế chế tạo máy, hệ thống sản xuất, kỹ năng quản lý, điều hành quá trình gia công, vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc…Cụ thể chương trình đào tạo Ngành công nghệ chế tạo Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM:

A. PHẦN BẮT BUỘC

I. Kiến thức giáo dục đại cương [51 tín chỉ]

1

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin

2

Đường lối CM của ĐCS Việt Nam

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Pháp luật đại cương

5

Anh văn 1

6

Anh văn 2

7

Anh văn 3

8

Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật

9

Lập trình Visual Basic

10

Toán cao cấp 1

11

Toán cao cấp 2

12

Toán cao cấp 3

13

Xác suất thống kê ứng dụng

14

Vật lý đại cương 1

15

Vật lý đại cương 2

16

Thí nghiệm vật lý đại cương

17

Hoá đại cương A1

18

Toán ứng dụng trong kỹ thuật

19

Giáo dục thể chất 1

20

Giáo dục thể chất 2

21

Tự chọn Giáo dục thể chất 3

22

Giáo dục quốc phòng 1 [ĐH]

23

Giáo dục quốc phòng 2 [ĐH]

24

Giáo dục quốc phòng 3 [ĐH]

II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp [93 tín chỉ]

II.1 Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành

1

Hình họa – Vẽ kỹ thuật

2

Vẽ kỹ thuật cơ khí

3

Cơ kỹ thuật

4

Sức bền vật liệu

5

Thí nghiệm Cơ học

6

Nguyên lý – Chi tiết máy

7

Đồ án Nguyên lý – Chi tiết máy

8

Dung sai – Kỹ thuật đo

9

Thí nghiệm đo lường cơ khí

10

Vật liệu học

11

Thí nghiệm Vật liệu học

12

Anh văn chuyên ngành cơ khí

II.2.a Kiến thức chuyên ngành [cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm]

Hướng 1: CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

1

Công nghệ kim loại

2

Cơ sở công nghệ chế tạo máy

3

Công nghệ thuỷ lực và khí nén

4

TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén

5

Máy và hệ thống điều khiển số

6

Công nghệ chế tạo máy

7

Đồ án Công nghệ chế tạo máy

8

Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp

9

TN Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp

10

Tự động hoá quá trình sản xuất [CKM]

11

TN Tự động hoá quá trình sản xuất [CKM]

12

Công nghệ CAD/CAM-CNC

Hướng 2: THIẾT KẾ MÁY

1

Công nghệ kim loại

2

Cơ sở công nghệ chế tạo máy

3

Công nghệ chế tạo máy

4

Đồ án Công nghệ chế tạo máy

5

Công nghệ thuỷ lực và khí nén

6

TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén

7

Máy và hệ thống điều khiển số

8

Công nghệ CAD/CAM-CNC

9

CAE trong thiết kế máy

10

Thiết kế mô phỏng hệ thống máy

II.2.b Kiến thức chuyên ngành [cho các học phần thực hành xưởng, thực tập tốt nghiệp]

1

Thực tập Kỹ thuật Hàn

2

Thực tập nguội [CKM]

3

Thực tập tiện qua ban

4

Thực tập phay qua ban

5

Thực tập tiện CKM

6

Thực tập Cơ khí nâng cao

7

Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC

8

Thực tập tốt nghiệp

II.3 Khoá luận tốt nghiệp / Thi tốt nghiệp [10 tín chỉ]

Khoá luận tốt nghiệp [CNCTM]

Các học phần thi tốt nghiệp:

– Chuyên đề tốt nghiệp 1 [CNCTM]

– Chuyên đề tốt nghiệp 2 [CNCTM]

– Chuyên đề tốt nghiệp 3 [CNCTM]

B. PHẦN TỰ CHỌN

I. Kiến thức giáo dục đại cương [chọn ít nhất 6 tín chỉ]

1

Kinh tế học đại cương

2

Nhập môn quản trị học

3

Nhập môn logic học

4

Phương pháp học tập đại học

5

Tư duy hệ thống

6

Kỹ năng xây dựng kế hoạch

7

Cơ sở văn hoá Việt Nam

8

Nhập môn Xã hội học

II. Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành [6 tín chỉ]

1

Kỹ thuật điện – điện tử

2

TN Kỹ thuật điện – điện tử

3

Dao động trong kỹ thuật

4

Cơ học lưu chất ứng dụng [CKM]

5

Kỹ thuật nhiệt

6

Tối ưu hóa trong kỹ thuật

III. Kiến thức chuyên ngành [cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm]

Hướng 1: CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY [6 tín chỉ]

1

Quản trị sản xuất và chất lượng

2

Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp

3

Thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp

4

Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu

5

Hệ thống CIM

6

Thí nghiệm CIM

7

Thiết kế sản phẩm công nghiệp

8

Năng lượng và quản lý năng lượng

9

Thiết kế xưởng

10

Các phương pháp gia công đặc biệt

11

Vật liệu kỹ thuật hiện đại

12

Công nghệ nano

13

Tính toán số trong kỹ thuật cơ khí

14

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

15

Robot công nghiệp

16

Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật [CĐT]

Hướng 2: THIẾT KẾ MÁY [6 tín chỉ]

1

Quản trị sản xuất và chất lượng

2

Các phương pháp gia công đặc biệt

3

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

4

Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu

5

Trang bị điện-điện tử trong máy công nghiệp

6

Thí nghiệm Trang bị điện-điện tử trong máy công nghiệp

7

Cơ sở thiết kế máy nâng chuyển và máy xây dựng

8

Đồ án Thiết kế máy

9

Thiết kế sản phẩm công nghiệp

10

Thiết kế cơ khí

11

Robot công nghiệp

12

Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp

13

Thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp

14

Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật [CĐT]

Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Ngành Công nghệ chế tạo máy đang là ngành học phổ biến và tương đối phát triển. Chính vì điều đó mà hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Chúng ta cùng tham khảo danh sách trường đào tạo Ngành công nghệ chế tạo máy chi tiết.

Qua những chia sẻ về chương trình đào tạo Ngành Công nghệ chế tạo máy ở trên bài viết, hy vọng đã giúp thí sinh có cái nhìn một cách tổng quát nhất về các môn học của chuyên ngành phải vượt qua trong quá trình theo học đại học. Ngoài ra còn rất nhiều thông tin tuyển sinh khác về ngành học được chúng tôi cập nhật thường xuyên trên trangtuyensinh, vì vậy đừng quên theo dõi nhé.

Video liên quan

Chủ Đề