Các thí nghiệm khoa học tại nhà

Tất cả chúng ta đều biết thí nghiệm khoa học thực tiễn là một phương pháp giảng dạy tuyệt vời cho trẻ em trong lớp học. Các bậc phụ huynh có biết rằng có rất nhiều thí nghiệm vô cùng tuyệt vời và thú vị mà mà phụ huynh có thể cùng làm với con mình ở nhà không? Nếu ở nước ngoài mùa đông là mùa buồn chán nhất thì ở Việt Nam mùa hè là mùa có cái nóng oi ả. Vào mùa này các em không đến trường mà thường chỉ tham gia một số môn học, thời gian còn lại là vùi đầu trong tivi, điện thoại hay máy tính. Những thí nghiệm khoa học dành cho trẻ em những thời điểm này là vô cùng thích hợp.

Trẻ em sẽ phát triển toàn diện về mọi mặt. Thông qua các thí nghiệm, trẻ em có thể học được cách đưa ra giả thuyết, phân tích và kết luận về những phát hiện của mình thông qua các bài thực hành. Những điều này sẽ khiến trẻ càng thêm tò mò, và thích khám phá thêm nữa. Nó vừa là một trò chơi, vừa là một bài học STEM vô cùng thú vị mà trẻ “vừa chơi, vừa học” mà không hề biết chán.

Dưới đây là danh sách 100 thí nghiệm khoa học vui, thú vị nhất hoàn hảo cho trẻ em hiện nay được các chuyên gia tổng hợp lại. Trẻ không chỉ có được niềm vui, sự thích thú khi thực hiện những thí nghiệm này mà còn tiếp thu, lĩnh hội được rất nhiều kiến ​​thức trong suốt quá trình đó. 

Và để giúp trẻ không bị bí hoặc nhàm chán khi thực hành thí nghiệm. Các bậc phụ huynh hãy luôn theo sát con em của mình. Và hãy nhớ luôn đặt câu hỏi cho trẻ trong suốt quá trình thực hiện. Ví dụ như: Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Con nghĩ tại sao lại xảy ra phản ứng đó? Con có ngạc nhiên trước những phát hiện của thí nghiệm này không? Khi đặt những câu hỏi như thế này bạn sẽ giúp trẻ thấy bị lôi cuốn hơn và cảm thấy tự tin hơn khi thực hiện thí nghiệm. Và đừng quên ghé qua Shop để xem bộ dụng cụ khoa học yêu thích của chúng tôi dành cho trẻ em nhé!

Lưu ý: Các thí nghiệm bên dưới đã được chắt lọc ngắn gọn nhất, và đơn giản nhất. Bất kỳ ai cũng có thể làm bằng cách thực hiện theo các bước cụ thể. Nhưng nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể thực hiện thành công. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết hơn.

Thí nghiệm khoa học hạt gạo nhảy múa là an toàn và dễ dàng thực hiện, phù hợp với trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học. Những vật liệu bạn cần có thể dễ dàng thấy trong căn bếp của nhà bạn gồm:

Đổ đầy nước vào một chiếc cốc uống nước loại cốc lớn khoảng  3/4  cốc . Tiếp đó trộn một ít màu thực phẩm [điều này hoàn toàn không bắt buộc, nhưng việc thêm màu thực phẩm sẽ làm cho thí nghiệm trở nên thú vị hơn nhiều].
Múc 1 thìa baking soda cho vào cốc nước và khuấy đều cho đến khi nó tan hoàn toàn trong nước. Tiếp đó bạn cho 2-3 muỗng gạo vào trong cốc và cho 2 muỗng canh giấm vào cốc luôn.
Khi này phản ứng giữ giấm và baking soda sẽ tạo ra bọt khí. Các bọt khí sẽ bám vào hạt gạo làm hạt gạo nổi lên. Khi nổi lên tới mặt nước các bọt khí bị vỡ ra và làm chúng lại rơi xuống đáy. Quá trình này diễn ra liên tục.

Các bạn nhỏ sẽ thấy giống như các hạt gạo đang nhảy múa lên xuống một cách điên cuồng và thú vị. Đây là một thí nghiệm đơn giản nhưng vô cùng lạ mắt khiến các bạn nhỏ sẽ phải trố mắt vì sự lạ lùng này! Hãy giải thích để bé có những kiến thức ban đầu các bà mẹ nhé.

Thí nghiệm này sẽ giúp học sinh mẫu giáo hoặc học sinh tiểu học biết được nước có thể thắng được trọng lực mà đi lên thân cây giúp hoa có thể thay đổi màu sắc bởi nước màu. Những gì bạn cần chuẩn bị là: hoa màu trắng [có thể là hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng,…],  màu thực phẩm [nên chọn màu vàng, tím, xanh, đỏ], cốc đựng, nước. Bạn thực hiện theo các bước sau:

Bạn cần tỉa bớt cành và lá của hoa nhằm giúp nước đi trực tiếp tới hoa mà không bị phân tán ra những nơi khác và vừa giúp nó vừa với cốc đựng.

Cho nước vào cốc sau đó cho màu vào cốc và khuấy để màu tan đều trong nước. Nên sử dụng 2-3 cốc với 2-3 màu khác nhau để quan sát sự khác biệt về màu. Sử dụng 1 lượng màu vừa đủ khoảng 15 giọt.

Đặt cành hoa vào bên trong cốc và chờ đợi. Các bạn nhỏ cần phải kiên nhẫn vì nước đi lên khá chậm bạn phải chờ đến vài giờ mới thấy được sự thay đổi.

Sau vài giờ các bạn nhỏ hãy quan sát các lọ và ghi chép lại kết quả của thí nghiệm nhé. Những bông hoa màu trắng đã thay đổi màu thành những màu sắc rực rỡ và lung linh hơn rất nhiều. 
 

Đối với tất cả trẻ em hay người lớn đều rất yêu thích tuyết. Đại đa số người dân Việt Nam chúng ta sống ở nơi không có tuyết và thậm chí chưa bao giờ được tiếp xúc với tuyết. Những không sao, khoa học có thể tạo ra những thứ không thể thành có thể. Dưới đây là 3 cách phổ biến và đơn giản để bạn có thể tạo ra tuyết và chơi đùa với nó.

Cách 1: Sử dụng bột tạo tuyết Polyme tổng hợp. Bạn có thể dễ dàng mua nó hiện nay trên mạng. Sau khi đã có nó bạn đổ 1 lượng vào 1 cái tô lớn hoặc 1 cái chậu sai đó đổ nước vào và quan sát sự thay đổi. Các hạt tổng hợp sẽ ngấm nước và nở ra biến thành 1 đống tuyết vô cùng kỳ diệu.

Cách 2: Cách thứ hai sử dụng dụng những nguyên liệu có sẵn trong bếp. Đó là dùng khăn giấy, baking soda và giấm. Tiến hành trộn các mảnh khăn giấy nhỏ với baking soda và sau đó thêm giấm. Với công thức này sẽ bạn có thể tạo ra những bông tuyết mềm mịn và có thể tạo hình chúng thành những quả bóng tuyết hoặc người tuyết rất thú vị. Loại tuyết này có cảm cảm giác giòn giòn khi cầm trên tay.

Cách 3: Cách cuối cùng để làm tuyết nhân tạo đơn giản hơn 2 cách trên. Đó là chỉ sử dụng baking soda và nước. Thật dễ dàng, bạn chỉ cần cho baking soda vào 1 bát đựng sau đó thêm nước từ từ cho đến khi bạn có được một quả cầu tuyết trắng. Sau đó dùng tay để bóp và ép để nó tan ra thành các hạt tuyệt rời rạc. Bây giờ, các bạn nhỏ có thể thoả thích chơi đùa với nó.

Đây là một thí nghiệm có rất nhiều các bước thực hành vì vậy nó sẽ cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng bước. Qua thí nghiệm này trẻ sẽ hiểu được tác dụng về mật độ của nước. Trong thí nghiệm này các bạn cần chuẩn bị: 6 cốc nước bằng nhau, 6 màu thực phẩm khác nhau [nên chọn các màu có sắc thái khác nhau mạnh như: đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương, trắng,…, 1 hũ đường cát trắng, thìa hoặc dụng cụ đong nước và màu, 1 ống đựng hoặc 1 cốc thuỷ tinh lớn tốt nhất là cốc dạng hình trụ tròn và dài.

B1: Các bạn cho nước vào 6 ly nước theo thứ tự nên đánh số để không nhầm lẫn với 1 lượng bằng nhau nên dùng ly nhỏ đong để đảm bảo độ chính xác. Điều này là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo kết quả của thí nghiệm.

B2: Lần lượt cho đường vào các ly từ 1 đến 6 với lượng đường lần lượt cốc 1 cho 2 thìa đường, cốc 2 cho 4 thìa đường,…., cốc 6 cho 12 thìa đường. Sử dụng loại thìa cà phê. Sau đó khuấy đều để đường tan đều trong nước.

B3: Cho lần lượt các màu vào 6 cốc với 1 lượng bằng nhau. Sau đó khuấy đều để màu tan trong nước đường.

B4: Tiếp đến bạn có thể dùng xi lanh hoặc dụng cụ múc để múc nước màu vào cốc hoặc ống chứa cuối cùng. Chú ý: nước màu sẽ lần lượt được múc hoặc hút theo thứ tự từ 6 đến 1 để cho vào cốc đựng. Nên làm chậm, khi đổ vào cốc chứa cũng nhẹ nhàng. Vì vậy sử dụng xi lanh sẽ khâu này sẽ đơn giản hơn. 

Kết quả cuối cùng bạn sẽ có 1 ống đựng hoặc cốc đựng có 6 màu nước từ trên xuống dưới mà không bị tan vào nhau. Điều này giải thích bằng lý thuyết mật độ của nước. Thật diệu kỳ phải không các bạn nhỏ.

Thí nghiệm này sẽ giúp con bạn hiểu về việc áp dụng những vật liệu an toàn để tạo ra những phản ứng hóa học thú vị, giúp cho chiếc bóng bay có thể tự thổi phồng mà không cần bơm hơi hay thổi bằng miệng.

Thí nghiệm này cần 2 người cùng thực hiện. Bạn cần chuẩn bị: 01 chai nhựa rỗng, baking soda, giấm, 01 quả bóng bay chưa bơm, thêm 1 chiếc phễu [quặng ]hỗ trợ.

B1: Một người giữ bóng bay, người còn lại đổ 1/3 ly giấm trắng vào chai nhựa, tiếp đó thêm 3 thìa cà phê baking soda. Khi này bạn sẽ thấy phản ứng xảy ra.

B2: Người còn lại nhanh chóng kéo đầu bong bay giãn ra và cho vào miệng chai. Sau đó quan sát bạn sẽ thấy quả bong bay dần bị thổi phồng lên.

Giải thích: giấm kết hợp với baking soda sẽ tạo ra khí carbon dioxide là phồng quả bóng bay.

Để thực hiện thí nghiệm này, bạn sẽ cần một ít giấy [giấy bạc càng tốt], một cây kim, nam châm, kéo và một bát nước.

B1: Bạn dùng kéo cắt 1 hình tròn từ giấy. Đường kính hình tròn khoảng 5cm. Đặt nhẹ hình tròn lên mặt của nước trên bát nước.

B2: Chà kim vào 1 đầu của nam châm khoảng 30 lần. Sau đó đặt kim lên hình tròn.

B3: Lúc này quan sát đầu kim được chà xát lên nam châm sẽ luôn quay về hướng Nam. Hướng ngược lại là hướng Bắc.

Qua thí nghiệm bạn có thể hiểu được ứng dụng của nam châm vĩnh cửu trong việc tạo ra la bàn, hay sự nhiễm từ của kim loại.

Chuẩn bị: bạn cần có bột gelatin từ nhà bếp hoặc mua tại các cửa hàng, màu thực phẩm [càng nhiều màu càng đẹp], khuôn silicon hoặc khuôn nhựa với nhiều hình mẫu khác nhau.

B1: Cho 75ml nước vào nồi và cho 3 gói gelatin lá, cùng với một lượng màu thực phẩm vừa đủ vào nồi khuấy đều cho cho đến khi nước và gelatin tan đều vào nhau. Bật lửa nhỏ cho đến khi thấy hỗn hợp bắt đầu đặc lại. Vớt bọt nếu có. 

B2: Đổ hỗn hợp vào khuôn có sẵn. Lặp lại bước 1 và 2 với màu khác. Sau 1-2 ngày bạn sẽ có có những cục đồ chơi theo hình khuôn mẫu vô cùng dễ thương và xinh xắn. Vô cùng an toàn với sức khỏe và môi trường.

8. Thí nghiệm lọ nước thần kì 

B1: Chuẩn bị 6 chai nhựa bằng nhau [nên chọn chai thấp và lớn], 6 màu khác nhau, nước nóng và nước lạnh, 1 miếng nhựa mỏng.

B2: Đổ nước nóng vào 3 chai nhựa và chọn 3 màu bất kỳ để trộn đều vào 3 chai này. Thực hiện tương tự với 3 chai nhựa nhưng với nước lạnh.

B3: Đặt miếng nhựa mỏng lên miệng chai nước nóng và sau đó cẩn thận lật úp chai nước nóng vào miệng chai nước lạnh. Rút miếng nhựa ra.

B4: Quan sát bạn sẽ thấy màu sắc của chai nước nóng và chai nước lạnh không hề bị hòa tan vào nhau. Tiếp tục làm với các màu còn lại hiện tượng cũng tương tự.

B5: Bạn thực hiện ngược lại lật chai nước lạnh vào chai nước nóng. Hiện tượng không còn như B4. Mà màu sắc bị hòa vào nhau tạo thành một màu thứ cấp khác.

Bạn đã học được gì sau thí nghiệm vừa rồi?
 

9. Thí nghiệm vỏ trứng biến mất 

Thí nghiệm này hoàn toàn an toàn với trẻ. Đồng thời giúp trẻ biết được axit axetic trong giấm giúp làm tan vỏ trứng ngoạn mục như thế nào. 

B1: Chuẩn bị 01 hũ nhựa hoặc thủy tinh lớn đủ để lọt trứng và có thể chứa thêm giấm vào bên trong, 01 chai giấm trắng, 01 quả trứng còn sống

B2: Bạn đặt quả trứng vào bên trong hũ, thực hiện nhẹ nhàng để trứng không bị vỡ. Cho giấm vào hũ, chừa lại khoảng 1 cm. Sau đó đậy nắp lại nhưng không vặn chặt để khí có thể thoát ra bên ngoài.

B3: Để hũ trong 3-4 ngày. Sau đó bạn lấy trứng ra rửa sạch và bạn đã thấy vỏ trứng đã bị biến mất một cách kỳ diệu. 

Thật đơn giản phải không nào. Bạn có thể thực hiện nó ngay tại nhà để có thể quan sát nó từng ngày nhé!

10. Làm đèn từ khoai tây 

B1: Chuẩn bị 02 củ khoai tây còn sống, 2 đồng xu, 2 sợi dây đồng, 02 cây đinh kẽm.

B2: Khoét 1 rãnh nhỏ trên 1 đầu của củ khoai tây. Quấn sợi dây đồng vài vòng vào đồng xu. Sau đó nhét đồng xu vào rãnh đã khoét. Đâm cây đinh vào củ khoai tây ở đầu còn lại.

B3: Thực hiện tương tự với của khoai tây còn lại. 

B4: Lấy đầu dây đồng còn thừa trên đồng xu của 1 củ khoai tây gắn vào cây đinh của củ khoai tây còn lại.

B5: Gắn đèn led hoặc một bóng đèn có công suất nhỏ vào hai đầu dây của bóng và quan sát. Bạn sẽ thấy đèn sẽ sáng lên. Hoặc bạn có thể sử dụng đồng hồ để đo điện áp hiện tại trên sợi đồng. 

Hoặc bạn có thể ghé Ideashop mua bộ kit cho dễ nhé: BỘ KIT THÍ NGHIỆM PIN MÔI TRƯỜNG [ENVIRO BATTERY]

Gợi ý: Hãy thực hiện tương tự với nhiều củ khoai tây hơn. Hãy thực hiện trên quả chanh hoặc cam và quan sát lại hiện tượng nhé.

11.  Vẽ Tranh bằng Muối 

Chuẩn bị: bút chì, muối bột trắng, keo trắng, giấy hoặc bìa carton, một ống hút dạng bóp hoặc ống tiêm, nước, màu nước.

B1: Dùng bút chì viết tên hoặc vẽ một bức tranh lên giấy hoặc bìa carton. Sau đó dùng keo trắng đồ lại bằng keo.

B2: Trong khi keo chưa khô bạn rắc muối bột trắng lên đường viền để muối dính vào nét vẽ của keo. Chờ cho keo khô bạn đổ phần muối thừa vào một cái chậu riêng để thực hiện cho hình sau.

B3: Pha màu cùng với nước. Sau đó dùng ống hút hoặc ống tiêm hút màu và nhỏ lên nét vẽ. Quan sát bạn sẽ thấy màu sẽ bị hút và lan ra theo nét vẽ có muối. 

Điều đó có nghĩa muối có khả năng hút ẩm và thấm nước tốt, ngay cả với hơi nước trong không khí.
 


 

12. Cách làm Sáo Rơm từ Ống Hút 

Chuẩn bị: 7 chiếc ống hút dạng ống hút trà sữa, 2 miếng bìa carton được cắt thành hình chữ nhật bằng nhau [bề rộng của hình chữ nhật bằng 1/3 ống hút], keo dán 2 mặt hoặc keo silicon, kéo.

B1: Thực hiện cắt 7 ống hút ngắn dần đều. Hai ống hút gần nhau ngắn hơn nhau khoảng 1cm.

B2: Dán cố định ống hút lên 1 tấm bìa theo thứ tự từ dài đến ngắn. Các ống hút cách đều nhau trên tầm bìa. Lưu ý tất cả các ống hút có 1 đầu được xếp bằng nhau.

B3: Dán chụp tấm bìa còn lại lên các ống hút. Có thể trang trí bên ngoài tấm bìa các nốt nhạc hoặc tranh vẽ.

B4: Thổi hơi vào các ống hút ở đầu bằng nhau. Bạn sẽ có được âm thanh vô cùng thú vị.
 

13. Thí nghiệm tạo bọt đá 

Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị một ít nước rửa chén, bột baking soda, giấm, đá cục, màu thực phẩm, 1 hộp nhựa lớn, ống hút.

  • B1: Xếp đá cục vào hộp nhựa. Sau đó cho baking soda, màu, nước rửa bát đổ vào bề mặt đá cục trong hộp nhựa.

  • B2: Dùng ống hút nhỏ từng giọt giấm vào bề mặt đá. 

  • B3: Quan sát bạn sẽ thấy axit của giấm và natri bicacbonat của baking soda phản ứng, tạo ra một chất hóa học gọi là axit cacbonic. Axit cacbonic không bền, vì vậy nó bị tách ra và biến thành khí cacbonic và nước. Tạo nên các bọt khí nổi trên bề mặt của đá. Đá lạnh sẽ giúp phản ứng xảy ra lâu hơn. Nước rửa bát sẽ giúp tạo ra các bong bóng với nhiều màu sắc trên các viên đá vô cùng đẹp mắt.

14. Cách làm quả bóng giảm căng thẳng 

Chuẩn bị: 1 muỗng canh hàn the, nữa cốc nước ấm, 2 thìa keo trắng [loại PVA], 1 thìa bột ngô, một ít màu thực phẩm.

B1: Cho hàn the vào nước ấm, cùng màu và khuấy đều để chúng tan vào nhau.

B2: Dùng keo và bột ngô trộn đều với nhau.

B3: Dùng nước hàn the cho vào bát hỗn hợp keo và bột ngô. Chờ khoảng 10-20 giây.

B4: Khi quan sát hỗn hợp đã tan vào nhau và cứng lại. Bạn có thể dùng tay để nặn hỗn hợp này thành một quả bóng vô cùng dẻo dai. Nó có thể nảy trên bề mặt khi bạn thả nó rơi xuống sàn nhà. Thật thú vị phải không!

15. Thí nghiệm câu Cá bằng Đá lạnh 

Chuẩn bị: Bạn cần một cốc thủy tinh, nước đá lạnh, đá viên dạng vuông, muối, 1 sợi dây dù nhỏ.

B1: Tiến hành cho đá cục vào ly nước đá lạnh. Những viên đá sẽ nổi trên mặt nước. Làm thế nào để dùng sợi dây câu những cục đá lên?

B2: Bạn đặt sợi dây trên bề mặt của 1 cục đá và rải ít muối lên. Bạn sẽ thấy muối làm tan 1 phần cục đá và nó nhanh chóng đông lại làm dính luôn sợi dây của bạn vào cục đá. Và như thế bạn có thể câu nó lên rồi đó.

16. Giải thích tại sao bé nên đánh răng mỗi ngày 

Thí nghiệm này sẽ giúp trẻ thấy được đánh răng quan trọng như thế nào hằng ngày.

Chuẩn bị: Nước ép nho, pepsi hoặc coca, nước soda, nước suối, 4 quả trứng sống đã rửa sạch.

B1: Cho nước vào 4 cốc và có dãn nhãn. Cho 4 quả trứng đã rửa sạch vào 4 cốc. Lưu ý với trẻ vỏ trứng vẫn còn trắng. Nói với trẻ vỏ trứng có cấu tạo từ canxi tương tự như răng của trẻ.

B2: Đặt 4 cốc vào tủ thoáng mát và bảo quản trong 24g trở lên. 

B3: Sau 24h lấy trứng ra và cho trẻ quan sát. Trứng tiếp xúc với nước trái cây sẽ có vỏ bị ố màu. Trứng tiếp xúc với các loại nước sô đa sẽ khiến vỏ trứng bị bào mòn và yếu đi. Trứng trong ly nước sạch vẫn bình thường không có hiện tượng gì xảy ra. Đó là lý do vì sao bé phải đánh răng để đảm bảo cho sức khỏe của răng hằng ngày.

17. Trò chơi thổi bong bóng Xà Phòng

Thí nghiệm này sẽ tạo ra một trò chơi thú vị đó là tạo ra những quả bong bóng bay có thể nảy lên mà không bị bể như những quả bong bóng bay bình thường. Vậy bí quyết là gì?

Cách làm: Bạn cho trộn hỗn hợp nước rửa chén với nước sau đó cho vào một vài thìa cà phê đường trắng và khuấy đều để hỗn hợp tan đều vào nhau. Bí quyết chính là đường nhé.

Sử dụng cây thổi bong bóng nhúng vào hỗn hợp và thổi để tạo thành những quả bóng bay. Đeo bao tay cho trẻ khi này bạn có thể hất tay để bóng nảy lên mà không bị bể. Thật kì diệu phải không.

18. Thí nghiệm tách sắc tố của lá

Chuẩn bị: số lượng cốc đựng tương ứng với số lá mà bạn định dùng làm thí nghiệm, thu nhặt những loại lá có nhiều màu sắc khác nhau để có nhiều mẫu thử khác nhau [mỗi loại nhặt từ 3-4 lá], cồn y tế, chày [hoặc có thể sử dụng thìa ăn để cán], giấy lọc cà phê.

B1: Cho 1 loại lá vào 1 chiếc cốc sau đó dùng chày hoặc thìa để cán nát lá ra. Thực hiện tương tự với những chiếc là khác trên những chiếc cốc khác.

B2: Đổ cồn vào cốc, đảm bảo cồn phải ngập lá. Khi đổ cồn vào cần đặt 1 chiếc lá chưa nghiền lên cốc để làm dấu loại lá.

B3: Cắt giấy lọc cà phê thành miếng hình chữ nhật dài. Sau đó đặt từng miếng vào từng cốc đảm bảo 1 phần của giấy phải nằm trong cốc, phần còn lại nằm ở ngoài ly.

B4: Bạn có thể bỏ các cốc vào nước ấm để quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn, nếu không có bạn có thể phải chờ lâu hơn. 

B5: Sau khoảng vài tiếng bạn sẽ thấy các sắc tố của lá sẽ thấm dần vào tấm phin cà phê thành những sắc tố riêng biệt. Mỗi loại lá lại có những sắc tố khác nhau. Điều này giải thích rằng các sắc tố tan trong cồn và thấm vào giấy thành các dải màu riêng biệt.

19. Thí nghiệm đâm xuyên qua bịch nước

Chuẩn bị: 1 túi zipper bằng nhựa, vài cây bút chì nhọn, nước.

Thực hiện: một bé vạch bịch nhựa ra, bé còn lại đổ nước vào bịch nhựa khoảng ⅔ bịch.

Tiếp đó, một bé giữ chắc bịch nhựa, bé còn lại dùng bút chì xuyên thủng từ từ qua bịch nhựa.

Quan sát các bé sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nước không hề bị chảy ra. Thực hiện tiếp tục cho những cây bút chì còn lại nhé!

20. Thí nghiệm làm nở quả Thông

Chuẩn bị: Một số quả thông, 3 cốc đựng nước lạnh, nước nóng và cốc rỗng, một dụng cụ kẹp trái thông.

B1: Chọn 3 quả thông đang mở cho vào 3 chiếc cốc nước nóng, nước lạnh và cốc rỗng. 

B2: Quan sát, tại cốc nước lạnh quả thông đang mở sẽ vảy sẽ khép lại nhanh hơn quả thông tại cốc nước nóng. Quả thông tại cốc rỗng vẫn mở bình thường.

B3: Lấy quả thông trong nước lạnh và nước nóng ra cốc khô. Quan sát, những quả thông từ từ mở những chiếc vảy của mình ra khi nó khô dần đi.

Giải thích: Các vảy của quả thông mở ra để hạt thoát ra khi có sự  thay đổi về độ ẩm. Khi ấm và khô, vảy thông sẽ mở ra để giải phóng các hạt bên trong. Khi trời ẩm hoặc lạnh, vảy thông sẽ đóng lại bảo vệ hạt.

21. Thí nghiệm tạo Mưa

Thí nghiệm này giúp các bé hiểu cơ bản về hiện tượng hình thành mưa tự nhiên. 

Chuẩn bị: cốc trong thủy tinh trong suốt, kem cạo râu và màu thực phẩm.

Thực hiện: Đổ nước đầy cốc thủy tinh [nước đại diện cho không khí]. Tiếp đến xịt kem cạo râu lên bề mặt của nước [đại diện cho mây và hơi nước]. Tiếp đó xịt màu lên bọt kem cạo râu và quan sát.

Màu sẽ từ từ rơi xuống đám mấy và rơi xuống nước. Điều này có nghĩa nước khi tích tụ sẽ nặng hơn mây và bị trọng lực hút làm rơi xuống tạo nên mưa.

22. Tại sao chúng ta dễ dàng nổi trong nước biển?

Chuẩn bị: 4 ly thủy tinh loại cao, 4 quả trứng hoặc đồ chơi bằng nhựa đặc, baking soda, muối và nước lọc.

Thực hiện: 

B1: Cho nước lọc vào 4 ly thủy tinh. Ly số 1: cho 2 thìa muối. Ly thứ 2 cho 2 thìa baking soda. Ly thứ 3: chỉ nước lọc. Khuấy đều các hỗn hợp.

B2: Cho trứng hoặc nhựa lần lượt vào các ly và quan sát. Ly có muối trứng hoặc đồ chơi sẽ nổi ngay lên bên trên. Ly số 2 đồ chơi hoặc trứng sẽ lơ lửng ở giữa ly và từ từ nổi lên mặt nước. Ly số 3 trứng hoặc đồ chơi sẽ chìm dưới đáy.

Giải thích: Muối khiến nước trở nên đặc hơn, vì vậy đồ vật khó chìm xuống hơn. Baking soda gặp nước tạo ra phản ứng phát sinh khí carbon dioxide đẩy đồ vật nổi lên.

23. Thí nghiệm hô biến Sữa thành Nhựa

Chuẩn bị: 1 lít sữa tươi, giấm ăn, màu thực phẩm, 1 dụng cụ đựng, khuôn đồ chơi.

Thực hiện: Lấy sữa cho vào lò vi sóng và hâm nóng, có thể sử dụng cách khác.

Sau đó cho giấm vào sữa và khuấy đều. Đợi ít phút, bạn sẽ thấy axit trong giấm sẽ làm sữa bị đóng cục.

Bạn sử dụng ray để gạt lấy phần kết tủa.

Sau đó, đổ ra 1 cái khay và cho màu đã chuẩn bị sẵn trộn đều. Lấy hỗn hợp cho vào khuôn và ấn chặt. Phơi khô.

Như vậy là bạn đã có những món đồ chơi xinh xắn và vô cùng an toàn với trẻ nhỏ.

24. Thí nghiệm Khoa học Khinh Khí Cầu Bóng đèn Phép Thuật

Chuẩn bị: Bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện [thường được gọi là bóng đèn compact], một quả bóng bay, một căn phòng tối nhất có thể.

Thực hiện: Bạn sẽ thực hiện thí nghiệm tại căn phòng tối. Bơm bóng bay. Cầm bóng bay chà sát vào tóc của bạn, hoặc vào tấm chăn len khoảng 1 phút. 

Tiếp đó bạn cầm bóng đèn và hướng nó lên phía trên. Tay còn lại cầm bóng bay xoay đầu bóng mà bạn vừa chà xát về hướng bóng đèn. Quan sát điều bất ngờ.

Bóng đèn sẽ chớp sáng. Nếu bạn không thấy gì hãy đảm bảo rằng căn phòng của bạn đủ tối. Và bạn nên chà xát nhiều hơn hoặc chà lên tấm chăn len hoặc ngược lại.

25. Thí nghiệm tạo tinh thể pha lê

Chuẩn bị: Vỏ trứng đã được tách ra làm đôi, muối, nước, màu thực phẩm, cốc đựng tương ứng với số tinh thể mà bạn muốn tạo.

Thực hiện: Đun sôi nước và hòa tan muối đến độ bảo hòa. Tức là khi bạn cho thêm muối vào khuấy cho đến khi muối không tan và lắng dưới đáy cốc. Múc nước vào từng cốc riêng và cho từng loại màu vào khuấy đều.
Đặt vỏ trứng vào bên trong cốc và múc nước đổ vào bên trong trứng đảm bảo trứng chìm hẳn dưới nước.
Đặt cốc vào nơi khô ráo chờ nước bay hơi hết. Bạn sẽ có những tinh thể pha lê vô cùng đẹp và lấp lánh.

26. Thí nghiệm về sóng âm

Thí nghiệm này giúp trẻ có thể nhìn thấy sự tác động của sóng âm tới mọi vật. Và đó cũng là cách mà âm thanh khi lọt vào tai của bạn đi vào màng nhĩ.

Chuẩn bị: một chiếc cốc nhựa, 1 cây kéo, 1 quả bóng bay, 1 máy phát nhạc, muối ăn.

Thực hiện: Cắt cốc nhựa ngắn lại, sau đó cắt đầu thổi của bóng bay. Kéo căng quả bóng bay và bọc vào miệng ly nhựa, sao cho trên miệng ly là 1 mặt phẳng của da bóng bay. Tiếp đó cho muối lên bề mặt bóng bay.

Bật nhạc đủ lớn và đặt gần ly nhựa, những hạt muối sẽ nhảy múa dưới sự tác động của sóng âm. Hấp dẫn phải không nào!

27. Cách làm kẹo pha lê nhiều màu sắc

Chuẩn bị: nước, màu thực phẩm [màu khác nhau], đường, que kem hoặc que để làm kem, chảo, kẹp áo quần  hoặc kẹp giấy, 4 ly thủy tinh loại cao, 6 cốc đường trắng.

B1: Cho 1 ít nước vào 4 ly thủy tinh. Mỗi ly nhỏ vào 5-6 giọt của mỗi màu thực phẩm. Kẹp 4 que kem và cố định để cho cây kem nằm sâu vào trong ly nhưng không chạm đáy ly hoặc thành ly.

B2: Nấu 2 ly nước sôi và cho tất cả 6 cốc đường trắng vào khuấy đều cho đường tan. Tắt bếp.

B3: Lấy cây kem đã ướm thử trên ly ra bên ngoài. Chế nước đường đang nóng vào 4 cốc đều nhau và khuấy hỗn hợp tan màu vào nước đường. Nên sử dụng thìa inox để khuấy. 

B4: Chờ khoảng 30 phút để nước đường nguội, sau đó lấy cây kem thoa 1 ít nước và nhúng vào bì đường trắng để các tinh thể đường bám trên bề mặt que kem. Đặt chúng vào vị trí cũ trên ly.

B5: Sau 3 ngày bạn cầm que kem và lấy ra từ từ. Có thể sử dụng khăn sạch khô để lau nước đường bám trên cây kẹo. Lúc này bạn đã có 1 cây kẹo kem tinh thể lớn hơn với màu sắc lấp lánh. 

B6: Còn chần chờ gì mà không thưởng thức ngay cây kẹo ngon tuyệt nay nào!

28. Làm kẹo gương

Chuẩn bị: nửa cốc đường, 40ml xi-rô ngô, 60 ml nước, bơ, bột kem tartar, giấy bạc.

Thực hiện: Trộn đều đường, xi-rô, bột kem tartar, nước trong một cái chảo. Đun nóng hỗn hợp từ từ trên lửa nhỏ. Tiếp đó, bạn lấy khay nướng lót sẵn giấy bạc và quét bơ trên bề mặt giấy bạc. Đổ hỗn hợp đường đã đun chảy vào và để nguội. Như vậy, bạn đã có được một tấm gương trong suốt có thể ăn được.

29. Cách làm trứng pha lê

Chuẩn bị: bột hàn the, trứng xốp hoặc hình dạng khác từ xốp, nhiều lọ thủy tinh có miệng lớn hơn trứng xốp, vài đoạn dây kẽm, nhiều màu thực phẩm, nước nóng.

Thực hiện

B1: Cho nước nóng vào các lọ thủy tinh, cho hàn the khoảng ⅓ ly, màu thực phẩm vài giọt khuấy đều. Mỗi lọ thủy tinh là 1 màu khác nhau

B2: Dùng đoạn dây kẽm xiên qua trứng xốp và ấn nó xuống các lọ thủy tinh. Nên dùng đồ vật khác để đè trứng chìm hẳn xuống đáy lọ thủy tinh.

B3: Chờ trong vòng 24 giờ trở lên. Lấy trứng xốp ra. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì bạn đã có một quả trứng pha lê thay thế. 

Đây là một thí nghiệm hấp dẫn làm vào dịp Giáng sinh. Bạn sẽ có thêm những đồ vật lấp lánh để trang trí cho lễ Noel của gia đình.

30. Cách làm lọ kim tuyến cầu vồng

Chuẩn bị: hũ trong suốt, nước kim tuyến, bột màu nhũ kim tuyến, nước, si rô ngô.

Thực hiện: Cho si rô ngô vào hũ đựng, cho nước nóng vào gần đầy hũ và khuấy đều. Cho nước màu kim tuyến vào, sau đó cho bột màu kim tuyến. Lắc đều. Thực hiện tương tự cho lọ màu kim tuyến khác. 

Như vậy, là bạn đã có một bộ sưu tập lọ màu kim tuyến cầu vồng vô cùng huyền ảo và độc đáo để trang trí.

31. Cách làm mì trái cây

Chuẩn bị: 01 bịch Natri alginate, 01 bịch canxi clorua [bạn có thể mua tại các cửa hàng tạp hóa bán đồ nấu ăn, máy xay sinh tố, nước ép trái cây, tô hoặc bát, ống tiêm không có kim.

Thực hiện:

B1: Trộn 1 thìa natri alginat với 1 ly nước trái cây, bạn có thể làm nhiều hơn theo tỷ lệ này. Cho vào máy xay sinh tố, bật máy cho hỗn hợp được trộn đều. Đổ ra tô hoặc bát để các bọt khí biến mất, khoảng 1 tiếng.

B2: Lấy 1 cái khay nhựa đổ nước vào bên trong và cho 1 nhúm canxi clorua và khuấy đều.

B3: Sử dụng ống tiêm hút hỗn hợp nước trái cây và xịt vào khay nhựa chứa nước canxi clorua. Vừa xịt vừa lắc sẽ cho sợi mì đẹp hơn. 

B4: Sử dụng sợi mì để nấu chè ăn hoặc chế biến món ăn vô cùng hấp dẫn.

32. Làm chai cầu vồng tình bạn

Chuẩn bị: sợi dây dù nhiều màu sắc, chai nhựa trong suốt, sữa tắm, bi nhiều màu sắc, nước.

Thực hiện:

Cắt các sợi dây tình bạn nhiều màu sắc thành các đoạn ngắn khoảng 4-5 cm. Bỏ chúng vào chai nhựa. Sau đó cho khoảng 1cm lượng sữa tắm vào chai. Tiếp đó, cho nước vào ½ chai. Vặn nắp và lắc đều để sữa tắm tan trong nước. Mở nắp đổ nước đầy chai. Cho những viên bi màu sắc vào bên trong. Đậy kín nắp.

Bây giờ bạn đã có một chai cầu vồng tình bạn để trang trí. Và cũng là một món đồ chơi thú vị dành cho trẻ. Chỉ cần lắc lắc chai nhựa bạn sẽ cảm nhận được điều kì diệu xảy ra bên trong chai.

33. Cách làm tranh sơn dầu đá cẩm thạch đơn giản

Chuẩn bị: Nước, dầu ăn, màu thực phẩm, khay nướng hình chữ nhật, giấy hình chữ nhật loại dày màu trắng, ống hút nhỏ giọt.

Thực hiện: Cho nước một cái bát, sau đó chọn màu thực phẩm yêu thích nhỏ vào bát và khuấy đều để màu tan ra. Đổ bát màu vào khay nướng hình chữ nhật. Sau đó dùng ống hút nhỏ giọt hút dầu ăn và nhỏ từng giọt vào các vị trí ngẫu nhiên trên khay nướng. Bạn sẽ thấy các vết màu sẽ bị loang ra nhường chỗ cho dầu ăn. 

Dùng giấy đặt lên trên bề mặt của khay nướng đảm bảo giấy tiếp xúc với bề mặt của nước màu. Lấy lên và đặt lên giá phơi khô. Lặp lại tương tự cho các loại màu khác. Như thế bạn sẽ có một bộ sưu tập tranh đá cẩm thạch vô cùng đẹp mắt.

34. Thí nghiệm về tĩnh điện

Chuẩn bị: Bạn cần bột ngô, dầu ăn, 1 quả bóng bay đã bơm, 1 cái thìa, 1 chén đựng.

Thực hiện: Cho bột ngô và dầu ăn vào chén và khuấy đều để chúng tạo thành một hỗn hợp hòa quyện. Cầm chắc quả bóng bay và chà xát lên tóc của bạn để tích điện khoảng 1 phút. 

Tiến hành múc một thìa hỗn hợp bột ngô đưa sát lại vị trí quả bóng được chà xát. Hiện tượng kì diệu sẽ xảy ra. Bột ngô sẽ phóng về hướng của bóng bay, nhưng bị giữ lại bởi dầu ăn tạo thành những hình gai nhọn rất thú vị.

35. Cách làm lá pha lê

Chuẩn bị: Sợi dây dù nhỏ hoặc bất cứ thứ gì để bạn có thể đính vào lá vải để làm cuống lá, nhiều lá bằng vải nhiều màu, muối, hũ đựng, nước.

Thực hiện: Múc 2 ly nước cho vào chảo đun. Trong lúc chờ đợi nước sôi, bạn khoét trên lá vải lỗ nhỏ để dán hoặc cột sợi dây và chiếc lá. Cho lá vào bên trong hũ đựng. Mỗi hũ bạn có thể bỏ 2-3 lá. Khi nước sôi bạn cho muối vào khuấy đều cho muối tan. Cứ cho muối cho tới khi nó thực sự không thể tan thêm muối nữa. Đổ nước muối đang nóng vào các hũ.
Chờ 3-4 ngày. Khi nước đã bay hơi hết các tinh thể muối sẽ kết tinh trên lá vải. Tạo thành những chiếc lá pha lê vô cùng đẹp. Nó có thể sử dụng để trang trí vào dịp Giáng sinh hoặc căn phòng của bạn.

36. Thí nghiệm hạt bỏng ngô biết nhảy

Chuẩn bị: nước, giấm, baking soda và hạt bỏng ngô, lọ thủy tinh.
Thực hiện:Đổ nước vào một nửa lọ thủy tinh và cho 2 thìa baking soda vào khuấy đều. Thêm một ít hạt bắp rang vào sau đó đổ giấm từ từ vào . Các bọt khí carbon dioxide sinh ra sẽ làm cho các hạt bỏng ngô nhảy múa bên trong bình thủy tinh. Thật kì diệu phải không các bé.

37. Thác nước vui nhộn

Chuẩn bị: Các khối nhựa đồ chơi, baking soda, giấm, một ống tiêm hoặc ống nhỏ mắt, khay hình chữ nhật, giấy bạc [có thể không cần].

Thực hiện: Sử dụng một chiếc hộp hình chữ nhật lớn. Bọc giấy bạc xung quanh. Xếp những khối nhựa đồ chơi theo dạng tháp những lưu ý lật ngược chúng lên nhé.

Tiếp đến, hãy đổ baking soda vào bên trong của các khối block. Khâu thú vị đó là dùng ống tiêm hút giấm và xịt từ từ vào bên trong các khối block. Phản ứng sẽ xảy ra. Bạn sẽ có những thác bọt khí chảy vô cùng mãnh liệt.

38. Ảo thuật với hạt tiêu

Chuẩn bị: hạt tiêu xay, nước rửa chén, nước màu thực phẩm, nước, dĩa.

Thực hiện: Cho nước vừa đủ vào dĩa, cho vài giọt màu làm đẹp, khuấy đều. Sau đó bạn rắc hạt tiêu xay lên bề mặt của nước. Tiêu sẽ nổi lên mặt nước. 

Nhúng tay bạn vào nước rửa chén và đặt tay vào giữa cái dĩa. Điều kỳ diệu đây rồi. Tiêu xay tự động dạt hết vào mép của chiếc dĩa. Bạn nhúng tay vào vị trí nào thì các hạt tiêu sẽ tự động dạt ra xung quanh. Hãy giải thích cho trẻ điều thần bí này nhé!

39. Thí nghiệm âm thanh dưới nước

Chuẩn bị: Một xô nước, 1 chai cocacola nhựa loại lớn.

Thực hiện: Cắt phần bên dưới của chai nhựa, khoảng ½ chai. nhúng chai nhựa xuống xô nước. Dùng tay hoặc cây rẽ nước để tạo ra âm thanh. Áp sát tai vào miệng chai để nghe. Bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt khi nghe bình thường.

Điều đó có nghĩa rằng âm thanh truyền đi tốt hơn trong môi trường nước.

40. Kiểm tra sắt trong ngũ cốc

Đây là cách bạn kiểm tra thành phần của sắt trong các loại ngũ cốc. Đặc biệt là các loại bổ sung sắt cho cơ thể.

Chuẩn bị: Nam châm, bì zipper, bột ngũ cốc [có ghi bổ sung sắt], nước.

Thực hiện: Cho ngũ cốc vào bì zipper, dùng tay bóp nát ngũ cốc. Cho nước vào bên trong bì zipper và kéo miệng bì kín lại. Đặt nam châm chào chính giữa bì zipper trên tay bạn và lắc đều.
Quan sát bạn sẽ thấy những vụn sắt đã bị thu lại dưới nam châm rất rõ ràng. Khi di chuyển nam châm các hạt sắt sẽ di chuyển theo. Thú vị phải không!

41. Cách bảo quản đồ ăn khỏi nấm mốc

Chuẩn bị: bánh mì loại lát vuông để kẹp, đường, muối, giấm, dầu ăn, nước, bì zipper.

Thực hiện: Mỗi chiếc bánh mì bạn sẽ quét lần lượt các lớp: nước đường, nước lọc, nước muối, giấm ăn, dầu ăn, 1 cái không quét bất cứ thứ gì. Bỏ mỗi cái vào 1 bì zipper và đóng kín lại. Đặt các bì vào nơi có nhiệt độ ấm áp để nấm mốc phát triển nhanh hơn.

Quan sát bạn sẽ thấy nấm mốc sẽ phát triển nhanh ở bì bánh mì nước đường, bì chỉ có nước, sau đó đến bì không có bôi bất cứ thứ gì. Những bịch bánh mì còn lại được bảo quản tốt hơn nhờ muối, dầu ăn, dấm ăn.

Thí nghiệm này giúp trẻ hiểu hơn về cách bảo quản đồ ăn và lí do vì sao phải để đồ ăn ở nơi khô ráo thoáng mát.

42. Thí nghiệm về khối lượng riêng của chất lỏng

Chuẩn bị: 3 quả bóng bay, nước, dầu ăn, nước rửa chén, 1 xô nước lớn.

Thực hiện: Cho nước, dầu ăn, nước rửa chén lần lượt vào 3 quả bóng bay. Lưu ý khi cột không để trong bóng bay còn không khí. Thả từng quả bóng bay vào xô nước. 

Hiện tượng: quả bóng chứa dầu ăn chìm xuống đáy, quả bóng chứa dầu ăn nổi lên mặt nước, quả bóng chứa nước lơ lửng. 

Như vậy, nước rửa chén có khối lượng riêng nặng hơn nước, dầu ăn nhẹ hơn nước và bóng bay chứa nước lơ lửng vì có khối lượng riêng bằng nhau.

43. Tạo cầu vồng nước

Chuẩn bị: 6 lọ thủy tinh, 6 màu nước khác nhau, 6 miếng khăn giấy.

Thực hiện: Cho nước vào 6 lọ thủy tinh và lần lượt cho các màu khác nhau vào 6 lọ. khuấy để màu tan đều trong nước. Đặt khăn giấy vào từng lọ thủy tinh và nối qua lọ bên cạnh. Đảm bảo khăn giấy chạm nước màu.

Quan sát bạn sẽ thấy màu sẽ thấm qua khăn giấy và di chuyển, ở giữa 2 lọ sẽ là màu pha trộn của 2 lọ màu.

44. Tác động của nhiệt tới sự hòa tan

Chuẩn bị: 3 cốc cách nhiệt, 3 gói socola hoặc gói cà phê bột, nước nóng, nước lạnh và nước bình thường.

Thực hiện: Đổ 3 bịch socola hoặc cà phê gói vào 3 cốc. Sau đó lần lượt đổ từ từ 3 loại nước vào bên trong. Quan sát hiện tượng. Các bạn sẽ thấy socola trong nước lạnh nổi lên trên và hầu như tan ít. Socola trong nước thường tan nhiều hơn nhưng không hết được. Socola trong nước nóng hầu như tan hết. 

Giải thích: Nước nóng làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn tạo ra những khoảng trống để phá vỡ kết cấu của các hạt socola.

45. Thí nghiệm thay đổi màu đồng xu

Chuẩn bị: 3 đồng xu, giấm ăn, khăn giấy, 1 dụng cụ đựng.

Thực hiện: Đặt khăn giấy lót xuống bên dưới dụng cụ đựng, cho 3 đồng xu lên bề mặt khăn giấy. Cho giấm vào từ từ để giấm thấm hoàn toàn hết khăn giấy. Đợi 2-3 ngày. Mở thí nghiệm ra bạn sẽ thấy điều ngạc nhiên. Đồng xu đã bị đổi màu.

Để tăng phần thú vị cho thí nghiệm này. Bạn có thể thêm muối trong quá trình đợi. Hãy cho chúng tôi biết kết quả là gì nhé!

46. Thí nghiệm ngâm kẹo dẻo trong các loại nước

Chuẩn bị: Kẹo dẻo [đường và gelatin] có hình động vật để thí nghiệm thú vị hơn, nước, dấm, nước soda, 3 cái cốc.

Thực hiện: Cho 3 loại nước vào 3 chiếc cốc, đó thả kẹo vào bên trong. Cất chúng vào tủ 2 ngày sau mở ra xem kết quả.

Nhìn chung, màu của kẹo sẽ tan ra ở trong tất cả các loại nước. Đối với kẹo ở trong giấm ăn và soda sẽ bị mềm hơn. Với giấm nó sẽ bị sủi bọt nhiều hơn. Khi dùng thìa xắn thì ở giấm kẹo tan ra nhanh hơn, soda cũng tan nhanh nhưng vẫn thua giấm. Còn với nước nó chỉ mềm đi chứ không bị tan ra như 2 loại nước trên. 

Đây là một hoạt động thú vị giúp trẻ hiểu được, với mỗi loại nước sẽ có phản ứng khác nhau với các loại vật chất.

47. Thí nghiệm biến trứng thành trứng bạc

Chuẩn bị: 

1. Chuẩn bị sẵn một cốc thủy tinh trong suốt có chứa đầy nước và đặt sang một bên.

2. Dùng 1 quả trứng đã hút rỗng bên trong. Lưu ý không làm vỡ vỏ trứng. Sau đó rửa sạch vỏ trứng và lau khô hoàn toàn. Dùng que xiên, xiên qua 2 đầu của quả trứng

Thực hiện: 

B1: Bạn cầm 2 đầu que xiên giữ quả trứng trên ngọn lửa nến. Quan sát quả trứng được bao phủ bởi muội đen. Xoay và di chuyển quả trứng xung quanh ngọn lửa để toàn bộ quả trứng được bao phủ bởi lớp muội đen.

B2. Khi trứng đã hoàn toàn đen, nhẹ nhàng đưa trứng vào bên trong cốc nước và quan sát. Quả trứng màu đen đang dần chuyển sang màu bạc. Qua hấp dẫn. Hãy tự tìm hiểu vì sao nhé!

48. Tự làm tên lửa rocket từ bóng bay

Chuẩn bị: 01 quả bóng bay, 1 sợi dây dài 3-4 mét, 1 ống hút lớn hơn sợi dây, băng dán.

Thực hiện: Luồn ống hút vào bên trong sợi dây, cột căng sợi dây vào 2 vị trí thuận lợi.

Thổi căng quả bóng bay, 1 tay giữ đầu bóng. Dùng băng keo dán quả bóng bay vào ống hút. Kéo quả bóng về vị trí xuất phát và bắt đầu thả tay giữ đầu xả của bóng. Tên lửa của bạn sẽ tăng tốc và bắn về phía trước. Đây là một trò chơi hấp dẫn, tạo tiếng cười thú vị cho trẻ nhỏ.

49. Thí nghiệm cho cá xốp bơi

Chuẩn bị: xốp mỏng, dầu rửa chén, ống hút kim tiêm, chậu nước.

Thực hiện: cắt xốp thành hình những chú cá, đảm bảo giữ 2 vây đuôi của cá có rãnh hình chữ nhật. Tô màu và trang trí cho chú cá. Cho cá vào chậu nước đầy. Cá của bạn sẽ không di chuyển đâu nhé!

Dùng ống tiêm hút 1 lượng dầu rửa chén. Sau đó nhỏ vào rãnh hình chữ nhật của đuôi cá. Chú cá có thể tiến lên phía trước rồi. Bạn có thể điều chỉnh để cá lạng lách trong chậu nước luôn nhé!

50. Cách tạo tháp băng

Chuẩn bị: 4 cốc giấm, 4 thìa baking soda, nồi đun, khay nhựa.

Thực hiện: cho 4 cốc giấm vào nồi và đun với lửa nhỏ. Cho 4 thìa baking soda vào từ từ và khuấy đều. Cho đến khi 4 cốc giấm cô đặc lại chỉ còn ½ cốc hoặc ít hơn. Rót dung dịch ra ly và cho vào tủ lạnh 30 phút. 

Dùng thìa cạo phần tinh thể kết tinh dưới đáy nồi và cho ra khay nhựa. Sau 30 phút lấy dung dịch lạnh ra và đổ thật chậm lên phần tinh thể. Lưu ý phải thật chậm nếu không dung dịch sẽ bị tràn ra. Dung dịch sẽ từ từ kết tinh tạo thành một tháp băng lạnh giá vô cùng thú vị. Tuyệt vời phải không nào các bạn!

51. Tẩy màu cho nước

Chuẩn bị: nước, màu thực phẩm, chất tẩy trắng, cốc nhựa trong suốt, ống tiêm.

Thực hiện: Cho nước vào cốc, nhỏ vài giọt màu vào nước khuấy đều. Tiếp đó bạn hút vài giọt chất tẩy nhỏ vào cốc nước màu. Chỉ nhanh thôi cốc nước đã trở nên nhạt dần và trong suốt trở lại. Thật phi thường phải không các bé. 

52. Bơm bong bóng tự động

Chuẩn bị: Đường, 2 muỗng canh, Men khô hoạt tính, 1 gói hoặc 2 1/4 muỗng canh

1 quả bóng bay, nước ấm [105-115 độ F, 40,5-46 độ C], bát trộn + phễu, chai nước ngọt lớn.

Thực hiện: Trộn men, đường, nước ấm vào bát khuấy thật đều. Dùng phễu đổ dung dịch vào chai nhựa. Lấy đầu bóng bay bịt vào miệng chai. Chờ 10-15 phút, quả bóng bay bắt đầu căng lên. Tại sao vậy nhỉ! Hãy tự khám phá nhé các bé.

53. Tự làm từ trường 3D

Chuẩn bị: bột sắt, nam châm, chai nhựa.

Thực hiện: đổ bột sắt vào chai nhựa. Dựng đứng chai nhựa ngược lại. Đặt nam châm xung quanh chai ở khoảng cách vừa đủ. 

Các mặt sắt sẽ bị từ trường nam châm hút, tạo thành những hình thù vô cùng độc đáo và lạ mắt.

54. Thí nghiệm giấy khô khi ở trong nước

Chuẩn bị: giấy khô, nước, 1 chiếc ly thủy tinh tròn, 1 tô nước lớn.

Thực hiện: Vò tờ giấy gọn lại sau đó đặt ở đấy ly thủy tinh. Lật ngược ly thủy tinh và ấn chìm xuống tô nước lớn. Chờ 1 phút. Rút ly lên.

Tờ giấy vẫn khô như ban đầu. Lý do, bên trong ly vẫn còn không khí nên nước không thể chạm được tới giấy ở đáy ly.

55. Động vật ở Bắc Cực giữ ấm như thế nào?

Chuẩn bị: hộp nhựa, nước, túi zipper hoặc bao tay cao su, bông, bánh bao.

Thực hiện: Cho nước vào hộp nhựa và cho vào tủ lạnh cho đến khi nước thực sự lạnh tới mức sắp đông, lấy ra và cho vào khay thêm 1 ít đá đông. Cho trẻ dùng tay không chạm vào bên trong nước và cảm nhận độ lạnh thật sự của nước.

Bọc bánh bao và bông xung quanh tay. Đeo đeo găng tay hoặc cho tay vào túi zipper. Cho trẻ nhúng tay vào khay nước lạnh một lần nữa. Đặt câu hỏi với trẻ. Tay còn cảm nhận độ lạnh như ban đầu không? Tại sao? Từ đó giải thích cơ chế giữ ấm của các loài động vật ở Bắc Cực cũng tương tự như vậy.

56. Tự làm bơ quét bánh mì tại nhà

Chuẩn bị: Kem Heavy Cream và một lọ đựng sạch có nắp.

Thực hiện: Cho khoảng ⅓ lọ kem vào trong lọ đựng và vặn nắp chắc chắn. Sau đó bạn sẽ phải lắc lọ đựng nhiều lần. Cho đến khi trong lọ tạo ra các bọt khí dày đặc và không thể lắc được nữa. Mở nắp chắt lớp nước còn lại trong lọ. Phần còn lại chính là kem bơ. Trẻ có thể sử dụng để quét lên những món ăn mà mình yêu thích đặc biệt là bánh mì.

57. Thí nghiệm về hạt nhiều màu sắc

Chuẩn bị: Dầu của trẻ em [Baby oil], nước, 4-5 loại màu thực phẩm, 6 cốc đựng, ông tiêm.

Thực hiện: Cho nước, từng loại màu thực phẩm vào các cốc đựng khuấy đều. Lấy 1 cốc riêng và đổ nửa cốc dầu trẻ em vào bên trong. Dùng ống tiêm hút từng màu sau đó nhỏ từng giọt một vào cốc đựng dầu. Và điều kì diệu sẽ xảy ra. Những hạt màu sắc không bị tan trong dầu. Tiếp tục cho những màu khác để tạo thành một cốc hạt nhiều màu sắc sặc sỡ. 

58. Thí nghiệm cho quả trứng vào chai

Chuẩn bị: 1 quả trứng luộc đã bóc vỏ, 1 lọ thuỷ tinh, diêm.

Thực hiện: Bạn đặt quả trứng lên miệng chai và quan sát. Quả trứng sẽ không lọt vào bên trong chai được. Lấy quả trứng ra. Cho vài cây diêm chụm đầu có thuốc diêm vào nhau trong chai. Quẹt 1 que diêm và cho vào vị trí các cây diêm chụm đầu vào nhau để chúng cháy lên. Nhanh chóng đặt quả trứng lên miệng chai. Quả trứng đã từ từ lọt vào trong chai. Quá ảo thuật phải không các bạn! Hãy tìm hiểu vì sao nhé!

59. Thí nghiệm với quả nho

Chuẩn bị: 4 quả nho, 2 cốc nước, muối.

Thực hiện: Cho muối vào 1 cốc nước và khuấy đều. Sau đó cho vào ly nước muối 2 quả nho, ly nước lọc 2 quả nho và quan sát. Hai quả nho bên cốc nước thường sẽ chìm xuống, còn 2 quả nho bên cốc nước muối sẽ nổi lên. Điều đó cho thấy mật độ nước của nước muối thấp hơn so với nước thường.

60. Thí nghiệm về màu sắc của lửa

Chuẩn bị: Axit Boric [các cửa hàng bán nội thất thường sử dụng để bảo vệ gỗ khỏi nấm mốc, mối,...], chất chống đông, khay đựng kim loại, mồi lửa [diêm, quẹt lửa].

Thực hiện: Trộn đều Axit boric với chất chống đông trong khay kim loại. Hãy chắc chắn rằng xung quanh không có vật dễ bắt lửa. Nên khay đựng xa ngôi nhà của bạn. Châm lửa vào khay và quan sát. Hỗn hợp bắt đầu cháy với một ngọn lửa vô cùng đẹp mắt. Khác hẳn những ngọn lửa mà bạn thường thấy. Điều đó của nghĩa màu của lửa phụ thuộc vào chất đang cháy.

61. Thí nghiệm pháo hoa Soda và Mentos

Chuẩn bị: 1 chai soda 2 lít, hoặc 1 chai cocacola đều được, kẹo mentos càng nhiều càng tốt.

Thực hiện: Cho kẹo mentos lần lượt vào bên trong chai đựng nước soda hoặc cocacola thật nhanh. Dùng tay bịt miệng chai lại vài giây sau đó thả tay. Ngay lập tức phản ứng xảy ra nước sôi sục và phun trào một cách mạnh mẽ. Quá đã phải không các bé!

62. Thí nghiệm nước dâng trào

Chuẩn bị: 3 que diêm, 1 cốc thuỷ tinh tròn cao, 1 dĩa đựng, một nút chai dạng xốp đặc.

Thực hiện: Cắt nút chai thành hình chữ nhật, chọc 3 lỗ nhỏ bên trên. Sau đó cắm 3 que diêm vào, hướng đầu đốt cháy lên trên. Đổ nước vào trong dĩa. Đặt nút chai đã gắn diêm vào giữa dĩa. Đốt cháy 3 que diêm. Nhanh tay dùng ly thuỷ tinh úp 3 que diêm lại.

Quan sát, 3 que diêm sau khi cháy hết oxi thì tắt. Nhiệt độ bên trong cốc tăng lên. Nước bên dưới dĩa lúc này sẽ bị hút và dâng lên bên trong thành ly. Đẩy nút chai dâng lên theo.

Giải thích ngắn gọn: Do phản ứng cháy khiến mật độ của không khí bên trong ly đã nhỏ hơn bên ngoài. Nên không khí ở bên ngoài đẩy vào bên trong ly, lực này làm cho nước dâng lên trong ly.

63. Thí nghiệm tách hạt tiêu từ muối tiêu

Chuẩn bị: tiêu xay, muối bột trắng, giấy màu đen, thìa, khăn khô, thìa kim loại.

Thực hiện: Cho muối và tiêu vào bìa giấy màu đen trộn lên. Hãy nói với trẻ rằng bạn đang làm ảo thuật cho chúng xem nhé! 

Chà xát thìa kim loại nhiều lần vào khăn khô để nạp tĩnh điện cho thìa. Dùng thìa hơ qua hơ lại trên mặt của muối tiêu. Các hạt tiêu sẽ bị hút lên bề mặt chà sát của thìa. Quả là ảo diệu phải không các bạn. Với khoa học, không gì là không thể.

64. Thí nghiệm điện nhảy múa.

Chuẩn bị: Dây đồng, một số nam châm tròn nhỏ, 1 cặp pin tiểu, kìm, giấy làm váy cho vũ công, keo dính.

Thực hiện:

B1: Cắt một đoạn dây đồng dài khoảng 25 cm. Uốn cong nó theo mẫu. Bạn có thể sử dụng tay và kìm để làm điều này. Cố gắng để hình mẫu càng cân đối càng tốt.

B2: Uốn phần đuôi của hình mẫu xung quanh những viên nam châm.

B3: Đặt nam châm vào mặt âm của pin.

B4: Đặt dancer lên ​​trên pin sao cho vị trí làm trục xoay chạm vào cực dương của pin. 

B5: Cắt giấy thành hình tròn và đục 1 lỗ ở chính giữa và luồn nó vào khuôn dây đồng để nó nhìn giống với 1 dancer. Thả tay ra và quan sát vũ công của bạn đang bắt đầu xoay.

Giải thích: Dây đồng của bạn đang dẫn điện từ đầu này sang đầu kia của pin. Khi nó di chuyển qua các nam châm ở mặt âm của pin, nó sẽ tạo ra một lực làm cho dây quay [lực Lorentz].

65. Thí nghiệm đốt cháy băng

Chuẩn bị: Đá đông lạnh, cồn, khay đựng kim loại, lửa.

Thực hiện: Cho viên đá đông lạnh vào khay sau đó đổ cồn lên trên viên đá. Châm lửa. Và bạn đã thấy chúng ta có thể đốt cháy băng. 

Thực sự thứ cháy không phải là đá mà là do cồn rất dễ cháy dù ở trong môi trường nước. Chính vì thế hãy tránh xa nó ra nhé các bé.

66. Cách thay đổi màu sắc

Chuẩn bị: Cồn Iodine 2% [cồn vàng sát khuẩn], Hydrogen Peroxide 3% [oxy già], Viên vitamin C, Bột ngô, Nước ấm, muối i ốt, 2 cốc đựng trong suốt.

Thực hiện: Nghiền 3 viên vitamin C và pha với nước ấm trong 1 cốc [màu vàng]. Cốc còn lại  đổ một ít nước, thêm 1 thìa nước oxy già và một ít bột ngô [nước vẫn đục]

Cho 1 thìa i ốt và cốc nước ấm bạn sẽ thấy nước sẽ trở nên trong suốt. Lấy cốc nước ấm đổ vào cốc nước có bột ngô vẩn đục. Quan sát ly nước chuyển sang màu xanh lam. 

Tiếp tục bạn nghiền viên C và cho vào dung dịch xanh lam nó lại trở nên trong suốt. Thật là lạ lùng phải không các bạn. Đây là những phản ứng cơ bản giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn với bộ môn hoá học.

67. Thí nghiệm núi lửa phun trào dưới nước

Chuẩn bị: Cốc lớn trong suốt, nước đá lạnh, nước nóng, lọ nhỏ trong suốt, cục đá bỏ lọt lọ nhỏ, màu thực phẩm.

Thực hiện: Đổ nước nóng và lọ nhỏ, nước lạnh vào cốc lớn. Cho cục đá vào lọ nhỏ, thêm màu thực phẩm và khuấy đều. Đặt lọ nhỏ vào bên trong cốc lớn nhẹ nhàng.

Sau khi lọ nhỏ chìm trong cốc lớn, quan sát màu từ lọ nhỏ bắt đầu chuyển động và đi lên đọng trên mặt của ly nước lớn mà không di chuyển xuống đáy ly. Nó giống như một vụ núi lửa đang phun trào lên phía trên. 

Lý do: Nước màu nóng di chuyển lên trên bởi vì các phân tử trong nó di chuyển nhanh hơn và do đó làm cho nó nở ra và trở nên kém đặc hơn khiến nó nổi lên trên.

68. Thí nghiệm viết bằng mực tàng hình

Chuẩn bị: bột baking soda, nước ấm và nước ép nho, cốc đựng, cọ vẽ, giấy.

Thực hiện: Cho nước nóng vào cốc, bột baking soda khuấy thật đều để nó tan trong nước. Dùng cọ vẽ chấm vào cốc để vẽ hoặc viết. Sau khi viết xong chờ khoảng 30 phút để giấy khô. Bạn sẽ không còn thấy nội dung mà bạn đã viết.

Muốn xem lại nội dung bạn sẽ sử dụng nước nho và quét lên bề mặt trang giấy, lúc này thông điệp trên giấy sẽ hiện ra. Thật thú vị để gửi cho nhau những thông tin bí mật phải không nào!

69. Tự làm dù

Chuẩn bị: bì ni lông đựng rác, ly nhựa, dây dù, kéo.

Thực hiện: cắt ly nhựa ngắn lại khoảng 6cm. Khoét 4 lỗ đều nhau xung quanh miệng ly. Cắt 4 đoạn dây dù bằng nhau dài khoảng 30 cm. Tiến hành xỏ vào 4 lỗ 4 dây và cột lại. Cắt bì ni lông thành hình vuông cạnh khoảng 20cm. Cột 4 đầu sợi dây còn lại của ly nhựa vào 4 gốc của miếng ni lông. 

Tìm 1 vị trí cao nhất có thể. Thả và quan sát chiếc dù của bạn sẽ bay từ từ và rơi xuống nhẹ nhàng đó là do lực cản của cánh dù. Đó là lý do vì sao lính nhảy dù sử dụng dù để di chuyển trên không trung mà không bị rơi tự do.

70. Thí nghiệm với túi trà biết bay

Chuẩn bị: Nhiều loại túi đựng trà khác nhau, lửa.

Thực hiện: Lấy hết trà trong túi trà ra. Sau đó nhẹ nhàng đựng đứng bịch trà rỗng lên. Sau đó châm lửa và đốt từ bên trên. Quan sát bạn sẽ thấy bịch trà nhanh chóng bị đốt rụi và cuối cùng bay lên và biến mất trong không khí. Điều đó giúp bạn hiểu được tại sao khi đốt lửa trại bạn sẽ thấy mụn lửa than bay lên trời. Điều này là do nhiệt độ trong không khí thay đổi tạo nên dòng không khí chuyển động liên tục.

71. Cách làm mềm xà phòng bánh

Bạn cần chuẩn bị 1 bánh xà phòng bất cứ của thương hiệu nào. Đặt nó vào dĩa nướng và cho vào lò vi sóng khoảng 1 phút rưỡi. Lấy nó ra và quan sát lúc này bạn đã có một bánh xà phòng mềm nhũn như bông. Trẻ em sẽ rất thích chơi đùa với những thứ mềm mại như thế này.

72. Tác dụng của xà phòng

Thí nghiệm này sẽ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh, rửa tay hằng ngày bằng xà phòng.

Chuẩn bị: Dầu xà phòng rửa tay, kim tuyến, khay đựng nước, nước.

Thực hiện: Cho nước vào khay đựng, rắc một lớp kim tuyến trên bề mặt nước. Kim tuyến nhẹ nên sẽ nổi trên mặt nước. Nhỏ 1 giọt nước vào chính giữa khay đựng. Các hạt kim tuyến sẽ di chuyển và dạt hết vào sát miệng của khay đựng. Đó là do sức căng bề mặt mà xà phòng tạo nên. 

73. Mũi tên ma thuật

Chuẩn bị: Giấy trắng, bút, 1 cốc nước trong suốt.

Thực hiện: Vẽ một hình mũi tên lớn lên tờ giấy trắng và để cách cốc nước khoảng 30 cm. Bây giờ bạn sẽ nhìn hình mũi tên bằng cách nhìn xuyên qua ly nước. Điều kì diệu đã xảy ra. Chiều của mũi tên bị xoay ngược lại. Giải thích cho trẻ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong vật lý. 

74. Thí nghiệm mặt trời trong chai

Chuẩn bị: chai nhựa, nước, dầu ăn, màu thực phẩm [đỏ, vàng], keo dính.

Thực hiện: Đổ dầu ăn vào trong chai trước khoảng ½ chai. Sau đó sử dụng 1 chiếc cốc đổ nước vào nó. Sau đó pha màu đỏ và vàng vào cốc nước. Tỉ lệ nước tương đương với dầu. Đổ nước màu vào trong chai. Thoa keo vào nắp và vặn chặt. Chờ vài phút để chắc chắn rằng keo đã khô.

Cho bé lắc mạnh chai nước để trộn dầu và nước vào nhau. Sau đó đặt nó nằm yên và quan sát. Dầu và nước sẽ chuyển động rất nhanh tạo thành một vòng xoáy và tách nhau ra. Chúng lại về vị trí ban đầu. Để quan sát lại bạn tiếp tục lắc mạnh.

75. Làm người nhảy tự động

Chuẩn bị: Dây điện [loại có lõi có thể uốn cong], cốc nhựa cà phê, sợi dây vệ sinh đường ống [loại có rua], ghim bấm.

Thực hiện: Bấm ghim vào hộp theo một đường thẳng từ trên xuống dưới. Uốn sợi dây điện thành mô hình một hình người. Để thừa 1 đoạn dây ở phần chân. Cuộn tròn sợi dây vệ sinh, cột chắc nó lại. Cần làm hình tròn nhỏ hơn đáy cốc cà phê. Cố định mô hình người với hình tròn vừa tạo. Lật úp cốc cà phê và đặt mô hình người lên đáy cốc.

Sử dụng bất cứ vật dụng nào bạn sẵn có, cà vào đường ghim bấm. Vũ công của bạn bắt đầu điệu nhảy bốc lửa của mình.

76. Làm sữa cầu vồng

Chuẩn bị: sữa tươi, màu thực phẩm, xà phòng rửa tay loại nước, dĩa đựng, tăm bông.

Thực hiện: Cho sữa tươi vào dĩa tròn, nhỏ các giọt màu khác nhau vào giữa dĩa. Cho 1 giọt xà phòng vào cây tăm bông. Sau đó chấm vào giữa tâm dĩa và sau đó là các vị trí khác nhau trên dĩa và quan sát. Màu thực phẩm sẽ di chuyển về phía rìa dĩa và phân theo từng loại màu riêng biệt. Thật tuyệt vời với các dải màu như cầu vồng.

77. Làm khối băng phát sáng

Chuẩn bị: Dầu thực vật, khay đá viên, nước, sơn dạ quang nhiều màu.

Thực hiện : cho mỗi loại màu sơn dạ quang vào từng khay đá, cho nước ấm vào và khuấy đều để màu tan đều vào nước. Cho khay đá vào tủ lạnh cho đến khi chúng thực sự đông lại thành băng. 

Chuẩn bị 1 khay đựng, đổ dầu thực vật vào bên trong. Lúc này lấy những viên đá màu sắc của bạn ra và đặt lên trên dĩa đựng. Những viên đá sẽ phát ra ánh sáng theo màu mà bạn pha màu dạ quang. Bây giờ có thể chơi đùa với nó, tốt nhất là trong bóng tối. Có thể thêm đèn màu để ánh sáng lấp lánh hơn.

78. Thí nghiệm chú ma biết bay

Chuẩn bị: Ống nhựa kín [loại nhỏ thường chứa si rô, nước ngọt], súng bắn keo nóng và keo, túi đựng rác nhựa trắng, đồng xu, chai nhựa loại 1 lít hoặc 1 lít rưỡi.

Thực hiện: Cắt 1 đầu của ống nhựa, khoảng ⅓ ống. Đổ nước vào bên trong, dùng keo nóng dán kín phần miệng vừa cắt. Lấy đồng xu dán vào đáy của ống. Cắt túi đựng rác thành hình tròn, không cần quá tròn. Trùm lên ống nhựa và vẽ hình chú ma.

Đổ nước vào chai lớn lưu ý chừa lại khoảng 1cm. Cho chú ma vào trong chai, đậy kín nắp. Tất nhiên chú ma sẽ nổi lên nếu bạn không làm gì. Bóp mạnh chai và giữ trong vài giây, chú ma của bạn bắt đầu lặn xuống tới đáy chai, khi bạn thả tay chú ma lại tiếp tục nổi lên. Bạn đã trở thành một ảo thuật gia đại tài.

79. Thí nghiệm đèn pin trộn màu

Chuẩn bị: 4 cái đèn pin, 4 tờ giấy màu kiếng: đỏ, vàng, xanh dương và xanh lá cây.

Thực hiện: Quấn mỗi tờ giấy màu vào mỗi chiếc đèn pin và đi vào phòng thật tối. Bây giờ các bạn sẽ bật đèn pin và tiến hành chiếu các màu trộn vào nhau. Hãy lấy một tờ giấy ghi lại quá trình thực nghiệm của bạn. Ví dụ: Trộn màu xanh lam, xanh lục và đỏ sẽ tạo ra màu trắng tự nhiên của ánh sáng.

80. Cách bảo quản đá lâu tan

Chuẩn bị: 1 số đá đông lạnh, xốp, khăn tắm, màng ni lông có túi bong bóng, 1 số hộp đựng bằng nhựa.

Thực hiện: Lót mỗi vật liệu xốp, khăn tắm, màng ni lông vào hộp. Sau đó cho đá vào trong hộp và gói lại thật kín đáo.

Chờ khoảng 1-2 giờ. Mở tất cả các hộp ra và quan sát. Chắc chắn đá ở trong hộp có chứa xốp sẽ giúp đá ít bị tan chảy nhất. Ghi lại và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

81. Thí nghiệm về độ cứng của trứng

Chuẩn bị: trứng, vỉ đựng trứng.

Thực hiện: xếp tất cả các quả trứng liên tục liền nhau trên vỉ đựng tạo thành một con đường đi. Yêu cầu bé đi thật nhẹ nhàng đạp đều chân lên trứng. Nếu đi đều chân sẽ không có quả trứng nào bị vỡ. Nếu bạn cố tình đạp gót chân xuống 1 vị trí thì quả trứng chắc chắn sẽ bị bể ra.

Giải thích: Quả trứng có hình dạng cong vì vậy trọng lực sẽ được phân bố đều các vị trí tiếp xúc, giúp nó ít bị vỡ hơn khi có 1 lực tác động tới.

82. Tạo quả cầu băng khô

Chuẩn bị: Bát trộn thủy tinh lớn chứa đầy 3/4 nước ấm, màu thực phẩm, đá khô [hay đá khói], cốc nhỏ, xà phòng rửa bát dạng lỏng, mảnh vải dài, găng tay.

Thực hiện: Nhỏ một vài giọt màu thực phẩm vào nước khuấy đều và sau đó sử dụng găng tay để đặt một cục đá khô vào bát. Chắc chắn đá khô sẽ phản ứng và tạo ra các bọt khí và tràn ra bên ngoài bát. Không sao cả.

Tiếp tục, lấy 1 cốc nhỏ cho nước vào bên trong và trộn với xà phòng rửa bát khuấy đều để chúng tan vào nhau. Dùng khăn vải nhúng vào nước xà phòng. Sau đó vắt sơ qua.

Kéo căng tấm vải và gạt qua miệng bát để tạo thành 1 quả bong bóng. Nếu không thành công hãy thử lại nhiều lần, đừng nản chí. Sau khi tạo được lớp màng bong bóng bên trên các bọt khí do đá khô tạo nên sẽ làm nó căng tròn lên rất đẹp mắt. Nó như một quả cầu pha lê ma thuật mà bạn từng thấy trong các bộ phim. Sau một lúc quả cầu sẽ vỡ ra làm bọt khí phun trào. Một trò chơi khá thú vị dành cho trẻ và gia đình của chúng vào các dịp nghỉ cuối tuần.

83. Thí nghiệm đèn dung nham

Chuẩn bị: 3 loại màu thực phẩm, nước, 6 chiếc cốc trong suốt, 3 viên thuốc Alka Seltzer, đèn pin, dầu ăn.

Thực hiện: Đổ nước vào 3 cốc tương đối bằng nhau. Nhỏ vài giọt từng loại màu thực phẩm vào từng cốc. Khuấy đều chúng lên. 

Đổ dầu ăn vào 3 cốc còn lại ít hơn nữa cốc. Sau đó đổ chúng lần lượt vào 3 cốc nước màu. Dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên bên trên. Tiếp tục bẻ nhỏ các viên thuốc ra làm 4 phần. Sau đó cho chúng vào 3 cốc đựng và quan sát phản ứng.

Hãy mang chúng vào phòng tối và chiếu đèn pin vào các cốc đang phun trào dung nham. Bạn sẽ cảm nhận được các màu sắc long lanh hơn và thú vị hơn nhiều.

84. Thay đổi màu cho 

Chuẩn bị: Bột ngô, cải đỏ, nước, giấm, baking soda, máy xay sinh tố, lọc, bát, ly đựng, ống tiêm, găng tay, dĩa đựng.

B1: Tạo chất chỉ thị pH. Cho cải, nước vào máy xay sinh tố và xay. Lọc lấy nước.

B2: Trộn 1 cốc rưỡi tinh bột ngô với 1 nửa cốc chỉ thị pH vào dĩa. Mang găng tay và nhào nó thật kĩ. 

B3: Lấy 1 cốc giấm để riêng. Một cốc chứa hỗn hợp baking soda và nước [2 phần baking soda + 1 phần nước]

B4: Dùng ống tiêm hút nước giấm bơm vào 1 nữa hỗn hợp bột ngô nhào và quan sát màu sắc thay đổi thành màu hồng. Để phản ứng tốt hơn thêm 1 ít rượu.

B5: Dùng ống tiêm khác hút nước baking soda và bơm vào 1 nửa còn lại, nhào nặn và quan sát. Phần bột đã chuyển thành màu xanh lam. 

B6: Để thí nghiệm thêm phần thú vị. Hãy cho giấm vào phần màu xanh làm và baking soda vào phần màu hồng . Quan sát và cho chúng tôi biết kết quả nhé.

85. Ảo ảnh quang học bút chì

Thí nghiệm này giúp trẻ phần nào hiểu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Thực hiện: Chuẩn bị cốc nước thuỷ tinh trong suốt. Dùng 1 chiếc ống hút vào phía sau. Khi nhìn ống hút từ 1 bên bạn sẽ thấy rằng ống hút bị đứt khúc và không liền vào nhau. Nếu nhìn từ dưới lên ống hút bị uốn cong một cách lạ kỳ. 

86. Thí nghiệm tạo bão tuyết tại nhà

Chuẩn bị: Một cái lọ đựng, dầu trẻ em [Loại johnson baby oil], sơn trắng, nước, kim tuyến, thuốc Alka Seltzer, màu phẩm xanh.

Thực hiện: Cho dầu trẻ em vào lọ đựng khoảng ¾ cốc. Dùng 1 cốc khác cho sơn vào cùng 1 ít nước ấm khuấy đều cho nó tan ra là được. Sau đó đổ sơn vào lọ đựng dầu, cho thêm kim tuyến. Phần thú vị bắt đầu khi bạn bẻ từng miếng Alka Seltzer vứt vào lọ dầu. Bão tuyết bắt đầu hoạt động. Quá là thú vị và không bị nhàm chán khi ở nhà.

87. Thí nghiệm phun trào cùng kem đánh răng

Chuẩn bị: Chai nước ngọt rỗng, khay đựng lớn, nước ấm, men, oxy già 6%, màu thực phẩm, xà phòng rửa bát, men xúc tác.

Thực hiện: Đổ nước oxy già vào chai nước ngọt. Sau đó cho xà phòng rửa chén, và cho 1 vài giọt màu mà thực phẩm mà bạn đã chuẩn bị. 

Trộn men và nước ấm vào 1 cốc nhỏ khác. Cuối cùng hãy cho chai vào khay đựng để tránh vụ nổ sẽ khiến mọi thứ tràn ngập khắp nơi nhé.

Đổ hỗn hợp men xúc tác vào chai. Quan sát bạn sẽ thấy các bọt khí bắt đầu hình thành ngày càng nhiều. Và cuối cùng nó đã phụt mạnh ra khỏi miệng chai tạo thành dòng chảy liên tục, liên tục. Quá đã phải không các bé!

88. Đốt cháy quả bóng bay

Chuẩn bị: 1 quả bóng bay, nước, 1 ngọn nến đang cháy.

Thực hiện: Cho nước vào 1 nửa quả bóng bay. Cầm đầu quả bóng và đưa từ trên xuống tới vị trí lửa nến đang cháy. Sau thời gian vài phút. Bạn vẫn không thấy trái bóng bay bị cháy mà chỉ đen màu.

Giải thích: Do khả năng hấp thụ nhiệt của nước, giúp nó không đạt được tới ngưỡng cháy.

89. Thí nghiệm về sự cân bằng

Thí nghiệm này sẽ giúp 1 cây keo có thể đứng được trên một chiếc đũa. Cùng làm thí nghiệm đặc biệt này với chúng tôi nhé!

Chuẩn bị: 1 que kem dẹt, 1 cây đũa tròn, 1 sợi dây vệ sinh đường ống, 2 kẹp quần áo.

Thực hiện: Kẹp 2 kẹp quần áo vào 2 đầu của sợi dây vệ sinh đường ống. Sau đó, cố định chiếc đũa vào 1 khe hở nào đó. Đảm bảo rằng cây đũa không xoay hoặc di chuyển và phải nằm ngang.

Quấn sợi dây lên khoảng 1 đầu của cây kem cách khoảng 2 cm. Cần quấn sao cho 2 phần của dây tương đối bằng nhau. Đặt đứng cây kem lên để 2 phần dây qua 2 bên của cây đũa. Quan sát cây kem có thể đứng lên rồi. Như một diễn viên xiếc đang trình diễn.

90. Tự làm núi lửa phun trào tại nhà

Chuẩn bị: Giấy bìa, giấy màu nâu [hoặc giấy báo], dây dù nhỏ, bột mì, nước, chai nhựa [loại chai cocacola nhựa nhỏ, hoặc chai sữa bắp], màu thực phẩm, sơn màu nâu, baking soda, giấm.

Thực hiện: Cắt giấy bìa thành hình tròn, đó là đáy của núi lửa. Đặt chai nhựa vào giữa hình tròn. Cột những sợi dây dù quanh cổ chai và luồn xuống rìa của miếng bìa hình tròn. Sao cho tạo ra 1 mạng lưới dạng hình nón. 

Tiếp đến bạn dùng 1 cái chén đổ 1 nửa bột và 1 nửa nước vào trộn đều, để tạo thành hỗn hợp bột sền sệt. Dùng giấy báo dán lên chiếc nón mà bạn vừa làm. Sau đó dùng tay hoặc cọ quét phần bột lên nón để làm giả phần bề mặt của núi lửa. Để núi lửa khoảng 12h để phần bột khô đi. Sau đó bạn thỏa sức sơn và sáng tác cho núi lửa của bạn.

Để làm núi lửa phun trào, hãy cho một ít baking soda và vài giọt màu thực phẩm vào trong chai. Đổ từ từ giấm trắng vào miệng chai. Chiêm ngưỡng một vụ núi lửa phun trào ngay tại nhà nào! Nhớ lót giấy bên dưới nhé!

91. Tại sao chim bay theo hình chữ V

Với thí nghiệm nhỏ này bạn chỉ cần cắt một miếng giấy rô ki theo dạng hình chữ nhật dài khoảng 30cm, rộng khoảng 5cm. 

Sau đó bạn bật quạt gió nhà bạn lên và đặt ngang miếng giấy vừa cắt. Lúc này bạn sẽ thấy nó bị gió tác động rất mạnh, bởi nó đang cản gió trực tiếp bay tới.

Tiếp theo, bạn gập hình chữ nhật lại theo hình chữ V. Bây giờ hãy đưa nó vào quạt gió. Ngọn gió dường như lướt qua nó dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần 1 ngón tay cũng có thể giữ được mảnh giấy. Đó là lý do vì sao mà những chú chim khi di chuyển lại bay theo hình chữ V nhé.

92. Tự làm ống khói năng lượng mặt trời

Chuẩn bị: 3 lon sữa bò đã loại bỏ nắp 2 đầu, băng dán, đinh ghim, giấy, dây đồng.

Thực hiện: Nối 3 lon sữa bò lại thành 1 hình ống khói bằng băng keo dán. bẻ dây đồng thành hình chữ V. Lật ngược chữ V, dán 2 đầu V vào 2 bên của 1 đầu ống khói.  Để phần đỉnh nhọn hướng lên phía trên. Dùng băng keo dán đinh ghim lên đỉnh nhọn này.

Thực hiện, cắt giấy và làm 1 chiếc chong chóng. Khoét 1 lỗ chính giữa chong chóng và đặt vào phần đinh ghim. 

Lấy 6 cuốn sách bằng nhau, xếp mỗi bên 3 cuốn đặt hở nhau gần bằng miệng khói, đặt lên bàn nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Sau đó đặt phần còn lại của ống khói vào 2 thành sách. Chờ vài phút bạn sẽ thấy chong chóng bắt đầu quay. Điều này là do sự giãn nở của không khí do tác động của nhiệt mặt trời, làm cho dòng không khí chuyển động qua ống khói. Thật thú vị phải không các bạn!

93. Thí nghiệm gạo và bút chì

Đổ gạo đầy vào 1 chai nhựa. Sau đó bạn sử dụng 1 cái bút chì chọc sâu vào trong chai và nhấc lên. Bút chì bị tuột ra khỏi chai.

Tiếp theo, bạn sử dụng bút chì chọc vào và rút ra nhiều lần vào chai gạo. Lần cuối cùng bạn cắm cây bút chì vào chai gạo và rút lên. Gạo bây giờ đã dính chặt vào cây bút chì rồi nhé. 

Điều đó có nghĩa khi bạn chọc nhiều lần khiến gạo bó chặt vào nhau hơn. Khi cây bút chì chọc xuống độ ma sát nó cũng đã tăng cao hơn so với lần đầu khi gạo đang còn lỏng, giúp nó có thể giữ chặt cây bút chì.

94. Tạo lốc xoáy trong bình

Trò chơi này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 bình nhựa hoặc thuỷ tinh dạng ống trụ tròn. Đổ nước đầy vào bên trong, cho 2-3 giọt nước rửa chén. Bắt đầu cầm chặt và lắc bình theo hình vòng tròn. 

Thả nó ra và đặt lên bàn, bạn đã có một cơn lốc xoáy vô cùng mạnh mẽ bên trong bình. Kết hợp của xà phòng giúp tạo nên những bọt khí, rất giống với những cơn gió xoáy mà bạn hay thấy ngoài đời thực.

95. Cách tạo nhựa dẻo siêu mịn

Chuẩn bị: Tinh bột giặt lỏng [dòng Sta-Flo], keo trường trắng [Elmer's Liquid School Glue], màu thực phẩm, kem cạo râu trắng, ly đo lường, cốc hoặc bát đựng.

Thực hiện: Cho 118ml keo và một ly đầy kem cạo râu vào bát. Thêm màu thực phẩm và khuấy thật đều tay để hỗn hợp hoà quyện. Thêm 1/2 cốc tinh bột giặt lỏng vào hỗn hợp. Thêm tinh bột từ từ, và nhào nặn đến khi nó trở nên mềm và đạt được như ý muốn, thì tạm dừng cho tinh bột. Lúc này bạn đã có một khối chất nhựa dẻo siêu mịn màng, có thể tạo thành các hình thù hoặc cho vào khuôn đúc để tạo thành các món đồ chơi cho riêng bạn.

96. Chất dẻo huỳnh quang từ khoai tây

Chuẩn bị: Khoai tây tươi, nước ngọt có ga tonic, nước, máy xay, 

Thực hiện: Lấy vài củ khoai tây và cắt chúng càng nhỏ càng hoặc dùng máy xay để rút ngắn công đoạn. Cho tất cả vào nồi và cho thêm nước. Đun sôi nó. Dùng rây lọc và tách phần xác khoai tây. Chỉ giữ lại phần nước. Chờ khoảng 10 phút, dưới đáy bây giờ có 1 lớp bột màu trắng. Đổ nước, cặn bên trên.

Tiếp tục cho nó vào 1 chiếc cốc, cho nước vào khuấy đều. Đậy nắp lắc thật nhiều lần. Sau đó để cố định 1 ngày. Lúc này phần cặn bẩn còn lại sẽ nổi ở trên. Đổ hết nước, phần bột trắng còn lại là tinh bột khoai tây. Phơi khô tinh bột.

Lấy 1 phần tinh bột khô cho vào 1 chiếc chảo dùng, cho nước tonic vào trộn đều. Bây giờ bạn đã có một hỗn hợp vô cùng dẻo dai. Bạn có thể nhào nặn nó, nhưng khi dừng hoạt động nó sẽ trôi chảy như một chất lỏng bình thường. Hãy chơi nó trong môi trường tối và bật đèn màu để cảm nhận sự thú vị.

97. Tự làm Xylophone nước

Bạn cần chuẩn bị khoảng 7 lọ thủy tinh bằng nhau. Sau đó đổ nước uống vào các bình theo thứ tự cách đều nhau. Từ nhiều cho đến ít. 

Bình có nước nhiều sẽ có cao độ cao hơn bình có ít nước. Cứ như thế bạn có thể tạo ra 1 chiếc xylophone có độ rộng âm vực cao hơn, bằng cách tăng số lượng lọ thủy tinh.

Để test bạn dùng gậy gỗ gõ vào lọ thủy tinh. Bạn có thể tinh chỉnh cao độ bằng cách thêm nước hoặc giảm nước.

98. Thí nghiệm áp suất không khí

Thí nghiệm nhỏ này phù hợp với trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên. Bắt đầu bạn chuẩn bị 1 bì zipper. Sử dụng 2 tấm xốp nhà bếp cắt hình chữ nhật và cho vào bên trong túi. Tiếp đó, đặt ống hút ở giữa miệng túi và khóa cứng 2 bên lại.

Thổi không khí vào cho bì zipper căng lên. Đặt phía trước ống hút 1 tờ giấy, hoặc 1 vật nhẹ. Và ấn mạnh xuống bì zipper. Không khí từ ống hút phát ra sẽ thổi bay mọi vật trước nó. Điều đó có nghĩa bạn vừa tác động 1 lực mạnh để tăng áp suất không khí bên trong bì zipper khiến nó thoát mạnh ra bên ngoài. Đây là một trò chơi thú vị cho các bé nhỏ tuổi.

99. Thí nghiệm tách DNA

Chuẩn bị: 2 thìa cà phê nước, 1/4 muỗng cà phê nước rửa bát, muối, cồn, túi zipper, khăn giấy hoặc vải thưa, tăm, thìa cà phê, cốc thủy tinh.

Thực hiện: 

B1: Cho cồn vào tủ lạnh từ 30 trở lên.

B2: Cho dâu vào túi zipper khóa lại. Dùng tay hoặc chày cán mạnh để dâu nát ra. Cho 2 thìa cà phê nước vào 1 cốc thủy tinh. Thêm 1/4 thìa xà phòng rửa bát vào nước trong ly. Xà phòng rửa bát giúp làm tan các tế bào dâu tây giải phóng DNA.

B3: Thêm  1/4 muỗng cà phê muối. Điều này giúp các sợi DNA kết tụ lại với nhau, giúp ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Sau đó khuấy đều hỗn hợp.

B4: Đổ dung dịch vào bì dâu tây đã bóp nát. Sau đó tiếp tục bóp để dâu tây hòa với dung dịch.

B5: Dùng vải thưa, buộc trên miệng cốc thủy tinh để làm rây lọc. Sau đó đổ hỗn hợp trong bịch zipper lên miệng rây . Đợi khoảng 3-5 phút rồi lấy toàn bộ rây lọc và hỗn hợp ra bên ngoài.

B6: Lấy cồn từ tủ lạnh và đổ vào bên trong cốc, khoảng ½ cốc. Quan sát bạn sẽ thấy các DNA bắt đầu hình thành và di chuyển bên trong cốc. Dùng tăm để thử  hoặc khuấy nó. DNA vẫn như cũ. Bạn đã thành công trong việc tách DNA rồi đó.

100. Làm nhiệt kế tại nhà

Chuẩn bị: chai nhựa, cồn xoa bóp, màu thực phẩm màu đỏ, cốc nhỏ, bóng bay, cây kéo, dây thun, ống tiêm, nhiệt kế thực phẩm, bát, nước, nước nóng, bút màu.

Thực hiện: 

B1: Đổ cồn vào hơn ½ chai. Sau đó, nhỏ một vài giọt màu thực phẩm màu đỏ vào chai và khuấy đều.

B2: Đổ 1 ít hỗn hợp từ chai ra bát và đặt nó sang 1 bên.

B3: Cắt quả bóng bay, căng quả bóng bay qua miệng chai và cố định nó bằng dây thun.

B4: Rạch 1 lỗ nhỏ ở giữa quả bóng bay. Sau đó, luồn ống hút vào khe và ấn nhẹ vào chai cho đến khi đầu ống hút ngập trong cồn.

B5: Dùng ống tiêm hút hỗn hợp nước ở bát và cho và bơm vào ống hút cho đến khi nó dân lên qua khỏi miệng chai khoảng ⅓ phần ống lòi ra ngoài. 

B6: Chỉnh nhiệt kế bằng cách đặt chai vào bát nước đá và để yên trong khoảng 5 phút. Sau đó, đánh dấu mức nước trên ống hút bằng bút màu.

B7: Tiếp tục cho chai vào 1 bát nước nóng, khi mực nước dâng lên, bạn dùng bút để đánh dấu lại mức này.

B8: Lấy chai ra bên ngoài để nó trở về nhiệt độ bình thường. Đánh dấu lại mức này, chắc chắn nó sẽ nằm ở giữa 2 mức lúc nãy.

B9: Bắt đầu sử dụng nhiệt kế của bạn thôi. Test bằng cách đưa nó ra cửa sổ có ánh nắng và quan sát nhiệt kế của bạn thay đổi theo từng mốc thời gian. 

Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn 100 thí nghiệm khoa học vui dành cho trẻ nhỏ. Hy vọng, nó sẽ tiếp thêm kiến thức và giúp trẻ có thêm niềm vui trong những ngày nghỉ. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nguồn bài viết: Kidslovewhat

Chủ Đề