Các tài liệu tham khảo về kế toán năm 2024

  • Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,…Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
  • Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và nhiều tổ chức khác. Trong hoạt động kế toán được chia thành kế toán và kiểm toán.

​Chương trình đào tạo từ xa Ngành Kế toán đào tạo cho học viên những nội dung chính sau:

  • Đào tạo kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, các kỹ năng chuyên môn cần thiết như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán,...

Khi muốn theo học ngành kế toán thì nên tìm hiểu những tài liệu, giá trình gì? Đây là băn khoăn của nhiều bạn trẻ.

Giáo trình kế toán sẽ giúp các bạn hiểu rõ về ngành toán từ cơ bản đến kiến thức chuyên sâu. Để tìm hiểu chi tiết, mời bạn theo dõi theo dõi bài viết dưới đây của Liên Việt nhé.

Học giáo trình kế toán bài bản sẽ làm tốt công việc kế toán

\>>> Xem thêm: Chế độ kế toán là gì? 5 Thông tư kế toán 2024 bạn cần biết

Kiến thức cơ bản kế toán cần nắm được đều có ở giáo trình kế toán. Cùng tìm hiểu cụ thể nhé.

Khái niệm

Giáo trình kế toán giới thiệu những kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của kế toán, chức năng và vai trò của kế toán. Trong đó, giáo trình sẽ bao gồm cả phần lý thuyết và phần thực hành.

Về phần lý thuyết nguyên lý kế toán sẽ bao gồm:

  • Tổng quan về kế toán và mô tả công việc của các kế toán viên trong doanh nghiệp
  • Nguyên tắc kế toán và đối tượng hạch toán kế toán
  • Thu thập, lập và lưu trữ các chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán
  • Cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Các nghiệp vụ kế toán như khấu hao tài sản cố định, tính lương, tính BHXH, tính giá thành sản phẩm, tính hàng tồn kho…
  • Các hình thức ghi sổ sách kế toán.
    Giáo trình kế toán sẽ gồm cả phần lý thuyết và phần kiến thức thực hành

Về phần thực hành kế toán sẽ gồm:

  • Lập sổ sách kế toán: lập báo cáo thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính
  • Hạch toán kế toán chi tiết như nhập hóa đơn, chứng từ, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Thực hiện kết chuyển số dư năm trước sang năm sau
  • Kết xuất sổ sách, chứng từ ra excel
  • In báo cáo và chứng từ để lưu trữ và báo cáo bên thuế
  • Phân tích báo cáo tài chính, tính doanh thu, lỗ lãi…

Vai trò của giáo trình

Giáo trình kế toán sẽ giúp người học:

  • Được đào tạo bài bản, chính quy những kiến thức về kế toán.
  • Nắm được kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về kế toán.
  • Nắm được những nghiệp vụ kế toán cơ bản.
  • Nắm được những kỹ năng cần thiết khi làm kế toán.
  • Nắm vững các phần mềm được dùng trong kế toán.
  • Hiểu rõ những công việc kế toán phải làm đúng luật và những hành vi bị cấm trong kế toán.

    Học đúng giáo trình sẽ hiểu rõ được công việc kế toán

    \>>> Xem thêm: Trung cấp kế toán là gì? Học trung cấp kế toán có dễ xin việc không?

2 Tham khảo giáo trình kế toán đầy đủ chi tiết

Thông tin chi tiết về giáo trình kế toán:

Chương 1 : Những quy định chung

Trong phần những quy định chung sẽ có những nội dung như sau:

  • Định nghĩa về kế toán
  • Đối tượng kế toán
  • Chức năng nhiệm vụ của kế toán
  • Nguyên tắc kế toán
  • Đơn vị tiền tệ trong kế toán
  • Kỳ kế toán
  • Kế toán tài chính và kế toán quản trị
  • Môi trường pháp lý của kế toán
  • Các hành vị bị cấm

Chương 2 : Chứng từ sổ sách kế toán

  • Khái niệm
  • Nội dung chứng từ kế toán
  • Phân loại tài khoản
  • Phương pháp đối ứng tài khoản
  • Hệ thống tài khoản kế toán
    Các nghiệp vụ sổ sách kế toán cần nắm vững

Chương 3 : Kế toán tiền và các khoản phải thu

  • Kế toán vốn bằng tiền
  • Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
  • Tài khoản sử dụng và tính chất từng tài khoản
    \>>> Xem ngay: Top các trường đào tạo kiểm toán uy tín hàng đầu Việt Nam

Chương 4 : Kế toán hàng tồn kho [NLV + CCDC + Hàng Hóa]

  • Những vấn đề chung
  • Khái niệm
  • Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán
  • Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa
  • Các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu
  • Kế toán về thành phẩm
  • Kế toán về công cụ, dụng cụ
  • Kế toán hàng gửi đi bán
  • Về hàng hóa mua đang đi đường
  • Hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán

Chương 5 : Kế toán lao động tiền lương , các khoản trích theo lương

  • Kế toán tiền lương lao động
  • Công việc của kế toán lương
  • Các chứng từ sử dụng khi thực hiện công việc của kế toán tiền lương
  • Tài khoản chính sử dụng khi thực hiện công việc của kế toán tiền lương
  • Một số nghiệp vụ cụ thể
  • Hạch toán bút toán tính lương
  • Các khoản giảm trừ theo lương
  • Khi hạch toán các khoản trích trừ vào lương của người lao động, kế toán sẽ hạch toán luôn các khoản trích mà doanh nghiệp phải nộp thay cho người lao động để tính vào chi phí

– Khi nộp tiền bảo hiểm

– Doanh nghiệp nhận tiền thai sản của nhân viên

– Trả lương cho người lao động bằng hàng hóa

Chương 6 : Kế toán Tài sản cố định

  • Khái niệm
  • Tiêu chuẩn
  • Đặc điểm
  • Phân loại đánh giá tài sản cố định
  • Đánh giá tài sản cố định
  • Định khoản hạch toán tài sản cố định
  • Kế toán khấu hao tài sản cố định

Chương 7 : Kế toán chi phí và tính giá thành

Khái niệm và nhiệm vụ kế toán

  • Chi phí sản xuất
  • Giá thành

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

  • Đối tượng tập hợp chi phí
  • Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
  • Kế toán chi phí sản xuất chung
  • Tập hợp chi phí dở dang

Các phương pháp tính giá

  • Phương pháp tính giá thành đơn
  • Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Đánh giá sản phẩm dở dang

  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
  • Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
    \>>> Tham khảo: Khóa học chứng chỉ kế toán cho người mới bắt đầu 2024

Chương 8 : Kế toán quá trình tiêu thụ – xác định kết quả kinh doanh

Quá trình tiêu thụ

  • Điều kiện ghi nhận doanh thu
  • Kế toán doanh thu
  • Phương pháp hạch toán
  • Kế toán giảm trừ doanh thu
  • Kết chuyển thuế GTGT

Kế toán các khoản chi phí

  • Chi phí cố định
  • Chi phí bán hàng
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí khác
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Xác định kết quả kinh doanh

  • Nguyên tắc kế toán
  • Phương pháp kế toán

\>>> Download Giáo Trình Kế Toán đầy đủ 8 chương tại đây:

  • Giáo trình kế toán Phần 1
  • Giáo trình kế toán Phần 2
  • Giáo trình kế toán Phần 3

3 Học kế toán cần nắm những kiến thức gì?

Trong quá trình học kế toán, học viên cần nắm vững những kiến thức về:

  • Nguyên lý kế toán
  • Chiến lược kinh doanh
  • Kế toán quốc tế
  • Kế toán công
  • Kinh tế vi mô
  • Kiểm toán
  • Kế toán quản trị
  • Kế toán chi phí
  • Phân tích và quản lý ngân sách
  • Kế toán tài chính
  • Báo cáo tài chính
  • Quản lý rủi ro
  • Định giá doanh nghiệp
  • Thực hành kiểm toán tài chính

4 Những lưu ý khi bạn muốn tự học kế toán

Kế toán là một chuyên ngành khó, đòi hỏi người học phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau khi tự học:

  • Lựa chọn hình thức học phù hợp

Nếu bạn muốn tự học kế toán thì có thể lựa chọn hình thức học online hoặc tự nghiên cứu tài liệu online ở nhà. Tuy nhiên, để tự học phải thật nghiêm túc và quyết tâm mới có thể hoàn thành được khóa học.

  • Xác định rõ ràng mục tiêu khi học

Điều thứ hai bạn cần lưu ý khi tự học đó là xác định rõ mục tiêu và thời gian để hoàn thành bài học. Bởi vì, tự học sẽ không có người quản lý và thúc đẩy nên việc thích thì học mệt thì nghỉ thường sẽ xảy ra.

Học kế toán cần lưu ý gì?

  • Lên kế hoạch rõ ràng về thời gian học và lượng kiến thức đạt được

Để đạt hiệu quả tốt nhất, tự học theo đúng chương trình chính quy thì bạn nên lập kỷ luật bản thân thực hiện đúng theo mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu cần xác lập rõ ràng về lịch học và thời gian hoàn thành lượng kiến thức.

Mỗi tuần, mỗi tháng nên có sự kiểm tra lại kiến thức mình đã học được. Chỉ rõ những phần cơ bản, những phần quan trọng cần tập trung thời gian nhiều hơn để quá trình tự học đạt kết quả tốt nhất.

  • Học tập nghiêm túc, chăm chỉ

Tinh thần tự học luôn đề cao sự tự giác, nghiêm túc và chăm chỉ. Bởi vì kế toán là một ngành nghề rất rộng, nhiều nghiệp vụ công việc. Vì thế ngoài việc học lý thuyết, bạn nên tìm hiểu những kiến thức nâng cao, kiến thức thực tế để tự nâng cao trình độ của bản thân.

  • Ham học hỏi từ những người đi trước

Với một số kiến thức chuyên sâu, những nghiệp vụ hạch toán phức tạp bạn nên học hỏi từ những người đi trước đã có kinh nghiệm về mảng này. Ngoài tự học ở nhà, bạn nên đi giao lưu học hỏi nhiều hơn trong các hội kế toán online hoặc offline để mở mang thêm nhiều kiến thức hữu ích.

5 Tạm kết

Giáo trình kế toán bao gồm những kiến thức cơ bản đến nâng cao của ngành kế toán. Người học sẽ nắm được các kiến thức về luật kế toán, các nghiệp vụ kế toán và những kỹ năng cần thiết khi làm kế toán. Hi vọng bộ tài liệu mà Liên Việt giới thiệu với bạn bên trên sẽ giúp bạn phát triển hơn trong sự nghiệp kế toán của mình.

Chủ Đề